Hệ thống giáo dục miền nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung về đề tài

    Mã số: B2009-37-74
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Bùi Đức Thiệp
    Các thành viên tham gia: ThS. Lê Văn Hồng
    TS. Nguyễn Anh Dũng
    GS.TS. Lê Sơn
    PGS.TS. Hà Nhật Thăng
    CN. Nguyễn Huyền Trang
    Thời gian bắt đầu / kết thúc: Tháng 06 năm 2009 / tháng 06 năm 2011

    2. Tính cấp thiết của đề tài


    Trong lịch sử đấu tranh cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cũng như trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử giáo dục nói riêng, giai đoạn 1954-1975 có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là một thời kì lịch sử đặc biệt, mở đầu chặng đường hơn hai thập kỉ đất nước tạm thời chia cắt thành hai miền với hai thể chế chính trị đối lập: miền Bắc theo chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa; miền Nam theo chế độ Việt Nam cộng hòa, và kết thúc bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đánh đổ chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

    Do vị trí và ý nghĩa đặc biệt nêu trên, ngay từ những năm trươc skhi giải phóng miền Nam và tiếp theo là những năm sau giải phóng, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả miền Bắc về toàn bộ hoặc riêng từng lĩnh vực của giai đoạn này, trong đó có những công trình nghiên cứu về giáo dục. Tuy nhiên, xét về tổng thể, đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về nền giáo dục miền Nam trước ngày giải phóng (30/04/1975). Tình hình đó đã tạo nên một khoảng trống trong công tác nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử giáo dục nước ta nói chung và lịch sử giáo dục giai đoạn 1954-1975 nói riêng. Thêm vào đó, hiện nay các nguồn tư liệu về giáo dục miền Nam Việt Nam vẫn còn đang phân tán, chưa được tập hợp lưu trữ tại thư viên chuyên ngành, nếu không nhanh chóng bắt tay vào việc sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề của giáo dục miền Nam trước ngày giải phóng, thống nhất đất nước thì sẽ là một thiếu sót lớn trong việc bảo tồn và kế thừa, phát triển những giá trị lịch sử của đất nước.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Tìm hiểu, dựng lại quá trình phát triển của hệ thống giáo dục miền Nam dưới các thể chế chính trị khác nhau, từ đó rút ra những kinh nghiệm, giá trị và những hạn chế của giáo dục miền Nam giai đoạn 1954-1975.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Đề tài thực hiện nghiên cứu những nội dung sau: 1/ Cơ sở lí luận chung về hệ thống giáo dục; 2/ Nền tảng triết lí của việc xây dựng hệ thống giáo dục miền Nam Việt Nam; 3/ Đặc điểm phát triển của hệ thống giáo dục miền Nam Việt Nam (Mục tiêu, cơ cấu các cấp học và trình độ đào tạo, các loại hình nhà trường và cơ sở giáo dục, hình thức tổ chức và quản lí); 4/ Những kinh nghiệm, giá trị và những hạn chế của giáo dục miền Nam Việt Nam.

    5. Phạm vi nghiên cứu


    Đề tài chủ yếu làm rõ đặc điểm hệ thống giáo dục miền Nam giai đoạn 1954-1975 ở các khía cạnh: Mục tiêu giáo dục, cơ cấu các cấp học, trình độ đào tạo, loại hình nhà trường, cơ sở giáo dục và hình thức tổ chức quản lí.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Phương pháp nghiên cứu lí luận; 2/ Phương pháp nghiên cứu lịch sử; 3/ Phương pháp so sánh, đối chiếu; 4/ Phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài


    Nội dung đề tài: đề tài gồm 2 phần

    Phần 1. Một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu giáo dục miền Nam giai đoạn 1954-1975
    1.1. Quan niệm về hệ thống giáo dục
    1.2. Cơ sở phương pháp luận
    1.3. Về phân chia các giai đoạn phát triển của giáo dục miền Nam Việt Nam
    1.4. Quy trình và phương pháp dự báo xu hướng phát triển GDNN

    Phần 2. Giáo dục miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975
    2.1. Giáo dục miền Nam dưới chế độ Việt Nam cộng hòa
    2.2. Giáo dục cách mạng trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam (1954-1975)

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã tổng hợp và phân tích một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu giáo dục miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975, như: 1/ Quan niệm về hệ thống giáo dục; 2/ Cơ sở phương pháp luận; 3/ Về phân chia các giai đoạn phát triển của giáo dục miền Nam.

    Giáo dục miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975 được chia thành hai nền giáo dục: 1/ Nền giáo dục miền Nam dưới chế độ Việt Nam cộng hòa; 2/ Nền giáo dục cách mạng trong vùng giải phóng miền Nam. Mỗi nền giáo dục đều được nhóm nghiên cứu đề tài nghiênc ứu phân tích về nhiều nội dung, như: 1/ Triết lí và mục tiêu giáo dục; 2/ Hệ thống giáo dục; 3/ Nội dung giáo dục; 4/ Tổ chức và quản lí giáo dục.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Giáo dục miền Nam Việt nam giai đoạn 1954-1975 có một vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Cuộc đấu tranh trên mặt trận giáo dục ở miền Nam là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa một bên là nền giáo dục nô dịch có mục tiêu đào tạo nên những thế hệ trung thành, toàn tâm toàn ý phục vụ cho bộ máy chính quyền Mỹ-Ngụy, gắn lợi ích của mình với giai cấp tư sản bản xứ và trở thành lực lượng hậu thuẫn cho một âm mưu, chiến lược “chống cộng” lâu dài ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á của Mĩ; Một bên là nền giáo dục cách mạng với mục tiêu đào tạo nên những thế hệ cán bộ, chiến sĩ tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, dám hy sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của Mĩ - Ngụy, thống nhất Tổ quốc, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân.

    Nền giáo dục dưới chế độ Việt Nam cộng hòa có những lợi thế do Hiệp định Geneve đem lại. Nhưng toàn bộ nền giáo dục đó lại phục vụ cho mục đích chính trị nô dịch một dân tộc yêu chuộng hòa bình, đọc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc mình, thừa nhận sự đàn áp dã man, mang tính hủy diệt đối với những người cộng sản đan chiên sđấu vì lí tưởng độ lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của cả dân tộc thì tất yếu sẽ bị đào thải và thay thế bằng một nền giáo dục cách mạng và tiến bộ.

    Nền giáo dục cách mạng ở miền Nam tuy gặp muôn vàn khó khăn, thử thách , luôn bị kẻ thù tìm cách tiêu diệt và mặc dù chưa có đủ điều kiện để hoàn thiện về cơ cấu hệ thống, chương trình, sách giáo dkhoa, nhưng nền giáo dục này đã luôn găn sbó mật thiết với cuộc đấu tranh vì lý tưởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của Đảng, của nhân dân.

    Đề tài nghiên cứu về giáo dục miền Nam giai đoạn 1954-1975, trong điều kiện hiện có về tư liệu, đã cố gắng mô tả đặc điểm và quá trình hình thành phát triển của hai hệ thống giáo dục, từ đó rút ra những nhậnu xét khách quan về từng nền giáo dục, tránh nhìn nhận cực đaon hoặc là chỉ khai thác các mặt tích cực để khen ngợi một chiều, hoặc là chỉ thấy những mặt tiêu cực, hạn chế mà phê phán, phủ nhận thiếu khách quan những gì có giá trị có thể tiếp thu.

    Mặt dù đã cố gắng hết sức sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu về giáo dục miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975, nhưng nhóm nghiên cứu đề tài cũng thấy rằng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới, như: ảnh hưởng của những tư tưởng, quan điểm giáo dục phương tây và của chủ nghĩa thực dụng Mĩ đối với sự hình thành và phát triển tư tưởng, nội dung và phương pháp giáo dục trong nhà trường dưới chế độ Việt Nam cộng hòa; khoa học giáo dục và các cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục ở miền Nam; vấn đề tự trị trong lĩnh vực quản lí giáod ục đại học . Tuy nhiên, đó đều là những vấn đề vượt ra khỏi phạm vi và khuôn khổ của đề tài. Nhóm nghiên cứu mong muốn sẽ được tiếp tục công tác nghiên cứu trong không khổ của một công trình lớn hơn, toàn diện hơn về giáo dục miền Nam.

    Khuyến nghị

    Xuất phát từ kết quả nghiên cứu nói trên, Nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số kiến nghị sau đây:

    Các công trình nghiên cứu trước đây và Đề tài này của nhóm nghiên cứu đã cho thấy giáo dục miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975 có vị trí vai trò đặc biệt tronglịch sử giáo dục Việt Nam, tuy vậy, phạm vị, nội dung nghiên cứu về giáo dục miền Nam đều còn hạn hẹp, nhỏ lẻ. Do đó, để đánh giá đầy đủ về giáo dục miền Nam giai đoạn này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đầu tư, đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài lực để nghiên cứu sâu hơn nữa về giáo dục miền Nam giai đoạn 1954-1975 trong khuôn khổ một công trình nghiên cứu lịch sử giáo dục lớn hơn, tòan diện hơn, với sự tham gia của các cán bộ khoa học của các ngành có liên quan như: Triết học, chính trị học, sử học, xã hội học, tâm lí học-giáo dục học

    Trong khi chờ đợi, chuẩn bị cho một công trình nghiên cứu lớn hơn nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đầu tư, giao nhiệm vụ cho motọ cơ quan làm đầu mới thu thập, chỉnh lý và lưu trữ các tài liệu, tư liệu về nền giáo dục cách mạng miền Nam và nền giáo dục dưới chế độ Việt Nam cộng hòa hiện còn đang phân tán ở nhiều nơi, đang có nguy cơ bị lãng quên hoặc thất lạc.

    Hiện nay các giáo trình, tài liệu giảng dạy về lịch sử nói chung và về lịch sử giáo dục nói riêng còn ít đề cập đến giáo dục miền Nam giai đoạn 1954-1975, trong đó hầu như không giới thiệu hoặc nếu có giới thiệu thì thiên về phê phán toàn bộ nền giáo dục dưới chế độ Việt Nam cộng hòa. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có hướng dẫn chỉ đạo các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy chỉnh lý giáo trình, tài liệu giảng dạy, bổ sung tư liệu, kết quả nghiên cứu về giáo dục miền Nam giai đoạn 1954-1975 vào trong chương trình, giáo trình giảng dạy về lịch sử giáo dục Việt Nam và giáo dục học so sánh để cung cấp cho người học có cái nhìn đầy đủ, khách quan và khoa học về giáo dục miền Nam giai đoạn này.

    Lịch sử giáo dục Việt Nam trải qua các thời kì, giai đoạn phát triển đã để lại cho đất nước nhiều di sản vật thể và phi vật thể quý giá được nhân dân cả nước trân trọng, tự hào và được bạn bè quốc tế đánh giá cao, trong đó giáo dục cách mạng miền Nam giai đoạn 1954-1975 là một chặng đường vẻ vang, đóng góp vào lịch sử giáo dục nước nhà nhiều thành tựu, kinh nghiệm và bài học lịch sử vô cùng quý báu. Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần khẩn trương thực hiện chủ trương thành lập Bảo tàng Giáo dục Việt Nam để lưu giữ những di sản giáo dục quý giá đó và quan trọng hơn, ý ntghĩa hơn, nhằm tạo nên một trung tâm văn hóa- giáo dục để các thế hệ học sinh, sinh viên, giáo viên, các cán bộ quản lí cơ sở giáo dục và đào tạo tìm đến học tập, nghiên cứu truyền thống.

    Từ khóa: 1/ Lịch sử giáo dục ; 2/ Giáo dục miền Nam Việt Nam.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...