Tài liệu Hệ thống đường thủy nội địa việt nam

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tổng quan quy hoạch phát triển ngành đường thủy nội địa
    Với một hệ thống đường thuỷ nội địa rất phong phú gồm hơn 2.360 sông kênh, có tổng chiều dài 42.000Km, cùng các hồ, đầm, phá, hơn 3.200Km bờ biển và hàng nghìn Km đường từ bờ ra đảo tạo thành một hệ thống vận tải thuỷ thông thương giữa mọi vùng đất nước, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo, góp phần tích cực vào việc vận chuyển hàng hóa và hành khách.
    Vận tải thuỷ nội địa là một ngành vận tải truyền thống, khả năng phát triển các thành phần kinh tế rộng rãi với khả năng thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn, nhất là cho việc đóng mới phương tiện.
    Tiềm năng của vận tải thuỷ nội địa là to lớn nhưng trong những năm vừa qua, hiệu quả khai thác chưa đạt yêu cầu, nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của nền kinh tế vì những nhược điểm sau:
    · Sông kênh còn khai thác chủ yếu trong điều kiện tự nhiên, trong những năm qua mức đầu tư chưa tương xứng với sự phát triển của nhu cầu vận tải thuỷ.
    · Có khá nhiều các quy hoạch vùng, quy hoạch chuyên sâu, quy hoạch của các địa phương, tuy nhiên các quy hoạch này đều chưa mang dấu ấn tổng thể, thiếu sự liên kết giữa các ngành vận tải, giữa giao thông đường thuỷ và thuỷ lợi, chưa đánh giá hết năng lực và khả năng phát triển của ngành. Cũng chính vì những quy hoạch không sâu này đã dấn đến việc đầu tư trong những năm qua chưa đạt hiệu quả cao.
    · Công tác quản lý ngành do tổ chức nhiều năm trước liên tục bị thay đổi, biến động nên dẫn đến sự thiếu hụt một hệ thống cơ sở vật chất cần thiết để làm tốt công tác này.
    · Hệ thống cảng bến, cơ sở sửa chữa và đóng mới phát triển tràn lan, phân tán, yếu kém về năng lực do không có một quy hoạch phát triển đồng bộ.
    Với những sự bức xúc trên, việc lập một quy hoạch tổng thể phát triển vận tải thuỷ nội địa được đặt ra như một nhu cầu cấp bách. Bởi vì, chỉ trên cơ sở quy hoạch này các dự án đầu tư mới được xác lập và triển khai có hiệu quả cao trong khi nguồn vốn còn hạn hẹp.
    Xây dựng quy hoạch tổng thể và các quy hoạch chi tiết phát triển ngành là một trong các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành, quy hoạch giúp cho việc chọn lựa chương trình hành động trong tương lai cho toàn bộ hoặc từng bộ phận của chuyên ngành. Đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương, vùng lãnh thổ và quốc gia.
    Trong những năm qua, Cục Đường sông Việt Nam với sự chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, sự phối hợp của các tư vấn, đã xây dựng hoàn chỉnh và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành đến năm 2020”. Từ nền tảng cơ sở là quy hoạch tổng thể đó, Cục đã tiến hành xây dựng các quy hoạch chi tiết về luồng tuyến, cảng bến, đội tàu, cơ sở sửa chữa và đóng mới, trình Bộ Giao thông vận tải.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...