Luận Văn Hệ thống di tích lịch sử Thanh Hóa với việc phát triển du lịch

Thảo luận trong 'Đông Phương Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Hệ thống di tích lịch sử Thanh Hóa với việc phát triển du lịch


    Lời Mở Đầu
    Mới nghe em chớ vội cười
    Cây rau má “sâm” của người xứ Thanh
    Miền quê bão lụt nắng hanh
    Vươn lên để sống chỉ nhành má thôi .
    Hãy còn văng vẳng đâu đây một lời tâm huyết, xứ Thanh một miền “địa linh, nhân kiệt”, như một người mẹ đôn hậu và thông minh đã sản sinh cho đất nước biết bao anh hùng và danh nhân văn hóa. Đây còn là quê hương của ba dòng vua (tiền Lê, Nhà Hồ, Hậu Lê), là nơi hai dòng chúa: Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn.
    Thanh Hóa có bề dày về Lịch sử đấu tranh cách mạng từ bao đời và truyền thống văn hóa, lại có địa hình thiên nhiên sông núi phong phú đa dạng. Vì thế di tích và thắng cảnh xứ Thanh rất thơ mộng và đặc sắc. Từ lâu bạn bè gần xa vẫn thiết tha đến với cái đẹp say lòng, với những miền quê vừa duyên dáng, vừa oai hùng của Hàm Rồng kỳ tú, rung động lòng người trong thập cảnh huyền ảo mộng mơ: Từ Thức gặp tiên, của Ngàn Nưa lịch sử, Cửa Hà giàu niềm thi cảm, của suối cá Cẩm Lương có một không hai và Sầm Sơn đón gió đại dương, của vườn Quốc gia Bến En, . Thanh Hóa đã vang danh tên tuổi bởi văn hóa Núi Đọ, văn hóa Đông Sơn, mảnh đất của Bà Triệu cưỡi voi đánh giặc và Lam Sơn tụ nghĩa của Lê Lợi mười năm làm rạng rỡ non sông đất nước
    Bên cạnh những truyền thống quý báu của con người xứ Thanh cùng với những tài nguyên mà thiên nhiên ưu đãi. Những người nông dân nơi đây đang từng giờ, từng ngày Lao động sản xuất hăng say để Xây dựng quê hương đất nước. Cũng chính từ những ưu đãi đó, đã tạo cho xứ Thanh những tiềm năng Du lịch phong phú, tạo điều kiện thuận lợi để Phát triển ngành du lịch. Vì vậy, trong nội dung bài này sẽ giới thiệu những tiềm năng Du lịch và đồng thời đưa ra định hướng Phát triển Du lịch trên địa bàn tỉnh.

    Kết Luận
    Với nguồn tài nguyên Du lịch phong phú bao gồm các di sản thiên nhiên, truyền thống Lịch sử phong phú, các làng nghề và các lễ hội truyền thống, những cảnh đẹp thiên nhiên phong phú và sự đa dạng của các nền văn hóa dân tộc. Từ khi đất nước đổi mới và hội nhập đến nay, với chiến lược Phát triển văn hóa gắn với kinh tế du lịch, hoạt động văn hóa và Du lịch tỉnh Thanh đã và đang đẩy mạnh việc gắn kết giữa hoạt động văn hóa với Du lịch, trong đó lấy văn hóa làm động lực để Phát triển Du lịch và ngược lại Du lịch Phát triển đã tác động trở lại tạo đà để văn hóa thấm sâu vào tâm thức và thẩm mỹ của quần chúng.
    Tiềm năng văn hóa Du lịch tỉnh Thanh thời gian qua đã được đánh thức song mới chỉ khai thác và phát huy bước đầu. Để tiềm năng này trở thành nguồn lực quan trọng Phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá về Lịch sử văn hóa, danh thắng và vui chơi giải trí của du khách trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập và Phát triển. Đẩy mạnh Xã hội hóa đối với hoạt động văn hóa du lịch, tổ chức các làng Du lịch sinh thái, Du lịch làng nghề, hoạt động của các đội nghệ thuật dân gian, sản xuất nhiều sản phẩm Du lịch làm quà lưu niệm mang dấu ấn văn hóa của các vùng, miền tỉnh Thanh để phục vụ du khách và làm giàu, xóa đói, giảm nghèo thông qua loại hình văn hóa Du lịch ở các làng quê nhất là đối với đồng bào Dân tộc thiểu số.
    Để Du lịch có thể gặt hái được nhiều thành công trong những năm tới, cần sự quan tâm sâu sát của chính quyền các cấp và nhất là ý thức trong việc bảo vệ cũng như sử dụng các tài nguyên Du lịch của nhân dân địa phương. Sẽ phải có những biện pháp hoạt động hợp lí cần có những định hướng lâu dài. Là người con của mảnh đất Thanh Hóa anh hùng, khi làm đề tài này mong muốn đầu tiên là tìm hiểu hoạt động Du lịch của địa phương và góp một phần công sức bé nhỏ quảng bá Du lịch quê hương đến mọi người.



     
Đang tải...