Chuyên Đề Hệ thống đề tài trong phóng sự của người Tày ở Lạng Sơn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hệ thống đề tài trong phóng sự của người Tày ở Lạng Sơn

    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. “Ca dao dân ca là cầu nối tạo nên sự giao lưu t́nh cảm giữa người với người, là phương thức để con người cảm nhận thế giới tự nhiên và nhận thức xă hội”. (Lê Chí Quế, Văn học dân gian Việt Nam, nxb ĐHQG Hà Nội, 2004, tr.244). Bên cạnh mảng ca dao dân ca của người Việt th́ “thơ ca dân gian các dân tộc, với những nét đặc sắc trong kết cấu ngôn ngữ, trong cách sử dụng h́nh tượng, trong nhạc điệu đi kèm theo lời ca lại thiên về thể hiện tính độc đáo dân tộc ( ) Chính nhà thơ chiến sĩ cộng sản Hoàng Văn Thụ đă nói lờn tớnh độc đáo của thơ ca dân gian các dân tộc, qua những lời thơ “lượn” Tày giản dị nhưng mang những h́nh ảnh khá sắc nét, tiêu biểu:
    Từ ái Nàm Quan thắng Cà Mau
    Sli lơự lai heng, slửa lai màu”
    Tạm dịch:
    Từ ải Nam Quan đến Cà Mau
    Sli ta nhiều tiếng, áo nhiều màu”.
    (Văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh cb, nxb GD, Hà Nội, 2003, tr 651).
    Có thể thấy thơ ca dân gian của các dân tộc là một phần của thơ ca dân gian Việt Nam với bản sắc riêng, độc đáo.
    1.2. Lạng Sơn là một mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá, là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao với nhiều nét văn hoá độc đáo. Về ca dao dân ca, bên cạnh Hát Then, Sli, Lượn thỡ Phong slư của người Tày cũng là một loại h́nh thơ ca dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc với hệ thống đề tài tương đối hấp dẫn. V́ thế nghiên cứu Phong slư với đề tài “Hệ thống đề tài trong Phong slư của người Tày ở Lạng Sơn” có ư nghĩa lớn trong việc t́m hiểu văn hoá dân tộc Tày nói riêng cũng như góp thêm vào kho tàng thơ ca của nước Việt ta một tiếng nói độc đáo, mới lạ, hấp dẫn.
    1.3. Bản thân là một người dân tộc, sinh ra là lớn lên ở mảnh đất Lạng Sơn giàu truyền thống văn hoá, nên em có một số hiểu biết nhất định về ngôn ngữ cũng như văn hoỏ dân tộc. Mong muốn hiểu biết sâu thêm về văn hoá dân gian của dân tộc cũng như ước muốn lưu giữ, phát huy và quảng bá những tinh hoa văn hoá, văn học của dân tộc trong bối cảnh văn hoá dân tộc ngày càng mai một và có nguy cơ bị quên lăng đă thôi thúc em bắt tay vào nghiên cứu với đề tài Hệ thống đề tài trong Phong slư của người Tày ở Lạng Sơn”.
    2. Lịch sử vấn đề:
    Văn học dân gian của các dân tộc nói chung là một mảnh đất màu mỡ, đă được nhiều nhà nghiên cứu văn hoá, văn học dân gian đi sâu khai thác, tuy nhiên do nhiều vấn đề khó khăn trong việc sưu tập tư liệu, vấn đề ngôn ngữ, nhơn lực nờn những ǵ khai thác được mới chỉ là một phần rất nhỏ trong một kho tàng vô cùng phong phú. Nằm trong bối cảnh chung ấy, Phong slư nói chung và Phong slư của người Tày ở Lạng Sơn nói riêng cũng chưa được nghiên cứu một cách xứng đáng. Có thể thấy rất ít các công tŕnh đề cập đến Phong slư. Trong cuốn “Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam có viết: “Phong slư là những bức thư viết bằng thơ về t́nh yêu của lứa tuổi hoa niên. Phong slư được viết bằng chữ nôm Tày, Nùng trờn một tấm vải trắng, thường là vải chỳc bơu. Xung quanh tấm vải viền những rồng phượng, hoa bướm, vân thổ cẩm ” (1; tr. 437). C̣n trong cuốn “Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày – Nùng – Dao Lạng Sơn”, tác giả Nông Thị Nhỡnh đó viết: “Phong slư là làn điệu hát thơ, là những bức thư viết bằng thơ dành cho lứa tuổi thanh niên nam nữ xưa, phổ biến ở người Tày. Làn điệu Phong slư để diễn tả những bài thơ, nói đúng hơn là những bức thư, về t́nh yêu đôi lứa, là những bức thư của người yêu nhau mà không lấy được nhau với nhiều lí do, phần v́ gia đ́nh nghèo khổ, đôi bên gia đ́nh không cân xứng, phần v́ sự phân chia giai cấp, phần lại do số mệnh không hợp nhau, bị bố mẹ ngăn cấm, họ đều viết thành thơ và dùng làn điệu Phong slư để hát” (2; 54) Như vậy có thể thấy tư liệu về Phong slư rất ít và riêng khía cạnh hệ thống đề tài của Phong slư chưa có công tŕnh nào nghiên cứu một cách trọn vẹn như một chỉnh thể.
    3. Mục tiêu, nhiệm vụ:
    Với đề tài này, người viết không có tham vọng đi sâu t́m hiểu mọi mặt về Phong slư mà chỉ đi vào nghiên cứu hệ thống đề tài của Phong slư, từ đó thấy được sự phong phú và sự chuyển biến về đề tài của thể loại này.
    4. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu:
    Trong khuôn khổ của một báo cáo, với đề tài này, người viết sẽ nghiên cứu về hệ thống đề tài trong Phong slư của người Tày ở tỉnh Lạng Sơn.
    Người viết sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu: điền dă, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh để thực hiện báo cáo này.
    5. Đóng góp mới của đề tài:
    T́m hiểu hệ thống đề tài trong Phong slư của người Tày ở Lạng Sơn như một chỉnh thể nghệ thuật, người viết mong muốn đưa ra một cái nh́n tương đối toàn diện về hệ thống đề tài Phong slư của người Tày ở Lạng Sơn, từ đó thấy được nét độc đáo, hấp dẫn của Phong slư và tâm hồn phong phú của đồng bào Tày Lạng Sơn.
    6. Cấu trúc báo cáo
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, báo cáo được cấu trúc thành các phần cụ thể như sau:
    Chương I. Khái lược về Phong slư
    1. Quan điểm của một số nhà nghiên cứu
    2. Quan điểm của người viết.
    Chương II. Đề tài trong Phong slư xưa
    1. Tỡnh yờu nam nữ
    2. Các câu chuyện cổ
    Chương III. Đề tài trong Phong slư hiện nay
    1. Tỡnh yờu nam nữ
    2. Ca ngợi các anh hùng dân tộc.
    3. T́nh yêu quê hương đất nước
    4. Tuyên truyền, cổ động
    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG I. KHÁI LƯỢC VỀ PHONG SLƯ

    1. Quan điểm của các nhà nghiên cứu.
    Theo từ điển Bách khoa toàn thư th́ “Phong slư là tên gọi lối hát trai gái giao duyên của đồng bào Tày – Nùng vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Phong slư là bức thư, nội dung là những bài văn vần bày tỏ t́nh yêu nam nữ viết cho nhau. Phong slư được viết bằng chữ nôm Tày trên mảnh lụa mỏng. Khi nhận được những bức thư ấy, người ta “hỏt” lờn bằng một làn điệu gọi là làn điệu Phong slư” (3).
    C̣n theo nhà nghiên cứu Y Phương th́ “Phong slư là thơ t́nh yêu. Là thơ trữ t́nh. Một thể thơ thất ngôn truyền thống của người Tày. Bài Phong slư được chia bốn câu thành một khổ. Mỗi bài thơ có thể ngắn, có thể dài cả mấy trang giấy. Tùy theo sức sáng tạo và t́nh cảm của người viết. Nhưng bài Phong slư nhất thiết phải được thể hiện trên giấy hồng điều. Theo dân gian đó màu của máu và lửa. Không bao giờ người ta viết nó trờn những tờ giấy màu nhợt nhạt, trắng bệch. Họ cho rằng đó là những t́nh cảm nước đôi, trắng đen lẫn lộn, đầy sự giả dối. Người Tày Nùng coi sự giả dối là một hành vi ăn cắp. Ăn cắp ḷng tin. Người tử tế đứng đắn không bao giờ chơi với kẻ đạo đức giả. Huống chi trong t́nh yêu”. (4)
    Nhà nghiên cứu Chu Văn Păn đó cú một bài viết ngắn về Phong slư với nhan đề: “Phong slư: sinh lực và máu lửa”, đề cập đến nhiều vấn đề của Phong slư. Ông viết: “Cha ông chúng tôi viết Phong slư bằng chữ nôm Tày. Đến lứa đàn anh đàn chị viết bằng chữ la tinh phiên âm Tày Nùng. Lời thơ bóng bảy mượt mà, đa phần viết theo lối khoa trương cách điệu. Phong slư chỉ nói về cung bậc t́nh cảm của những người đang yêu. Khi là tiếng nói thủ thỉ tâm t́nh. Lúc hóa thành dũng thỏc nhớ nhung tha thiết. Tự ḿnh viết lấy là chính. Nhưng cũng có nhiều người không biết chữ th́ đành nhờ những ông slấy sli (nhà thơ b́nh dân) viết hộ. Viết xong bài thơ, mới được một nửa công việc. Người ta c̣n phải tô vẽ minh họa thêm con chim én ngậm thư. Hoặc chim bồ câu bay qua cánh đồng hoa. Hoặc vẽ hai con rồng chầu mặt trăng. Chầu lâu đến nỗi rồng hóa thành sông suối, chảy bạc cả rừng xanh. Mà trăng vẫn xa măi măi. T́nh người sao chẳng thể gần nhau. Có lá Phong slư dài hàng mét. Người ta treo nó lờn như tranh, ở nơi pḥng ngủ của riêng ḿnh. Họ tự nguyện trả công cho ông slấy sli con gà, ống gạo nếp, hoặc túm bỏnh cúoc mũ (bánh sừng ḅ). Mà mấy ông nhà thơ b́nh dân chẳng hề đ̣i hỏi. Ngày xưa, Phong slư dùng để ngâm là chủ yếu. Họ ngâm vào bất cứ chỗ nào và bất cứ lúc nào. T́nh yêu của họ như hơi thở. Nhớ người yêu là ngâm Phong slư. Nếu ḷng này không nói ra được là tóc ốm tỏm thỏng và mắt đói một năm. Nỗi nhớ người yêu chảy ra từ mười đầu ngón tay, xuống đến gót chân. Nỗi nhớ không c̣n đường đi. Nỗi nhớ buộc phải ra đằng miệng. Ôi! Giá mà các bạn được nghe người ta ngâm Phong slư trong khoảng trời chiều. Người của bạn sẽ chảy ra như sáp ong như ch́ nướng. Bởi một nỗi buồn tím tái từ hoàng hôn loang ra ḷng người. Nhuộm sang băi cỏ, chuyển tiếp ngược lên đến đầu đỉnh thóp. Núi đá cũng thẫn thờ nữa là trai đang leo với gái đang lẻo.
    Phong slư không có mùa. Như t́nh yêu của con người quanh năm ngày tháng. Chỉ khi nào tự cấu vào da thịt ḿnh, không c̣n cảm giác đau, khi đó mới ngừng yêu.
    “Cẩu slớp pi nhằng pàn khảu sluổm”.
    Nghĩa là:
    Chín mươi tuổi rồi mà c̣n t́m vào cửa buồng.
    Các bạn thấy đấy. Đời sống t́nh yêu của người Tày mạnh mẽ và dữ dội đến mức nào”. (5)
    Nhà nghiên cứu Hà Giang cũng có một bài viết bàn về Phong slư với nhan đềLàn điệu Phong slư đậm chất trữ t́nh. ễng viết: “Trong quá tŕnh sáng tạo văn hoá nghệ thuật dân gian của dân tộc ḿnh, người Tày đă có nhiều điệu lượn, hát phong phú, đa dạng và làn điệu Phong sư với chất liệu đậm đà trữ t́nh, yêu thương da diết của đôi lứa đă được xuất hiện từ lâu, đó là cỏc cơu hỏt theo lối tự sự hoặc là những lá thư của người thương gửi cho người thương theo các thể thơ bốn chữ, bảy chữ, vần điệu, nối nhau theo từng khổ gồm bốn câu, hoặc theo từng trường đoạn. Và những bài hát ấy, các phong slư ấy sẽ kết lại khi t́nh yêu đôi lứa h́nh thành trong sự lắng đọng, đằm thắm hay khi t́nh yêu không có đoạn kết tốt đẹp, đến lúc đó họ chia tay nhau cũng bởi phong slư theo lối man mác, buồn thương, nhân ái.
    Lối hát phong slư thường được các nam thanh nữ tú của người Tày sử dụng khi giao duyên, khi muốn ngỏ lời thương, khi xa nhau hoặc muốn bộc bạch lũng mỡnh cho ai đó. Phong sư được hát theo các làn điệu: Buồn, thương, yêu, nhớ, giận hờn, mong đợi:
    Ví dụ điệu buồn:
    Gừn vằn vốn vẹn
    Viểt bơư slư tiên
    Phác thơng noọng hiền Phác thâng noọng hiền
    Chài luôn điếp chứ .
    Nghĩa là:
    Ngày đêm thao thức
    Viết một bức thư Viết một bức thư
    Gửi đến em yêu
    Mà anh luôn nhớ .
    Ví dụ điệu thương:
    Tha vằn lồng hai khửn rủng quang
    Đua nũn chài phăn hăn noọng bấu?
    Noọng chứ chài khẩu bấu ái kin
    Tởi chài lăng khỏ khụm, chài ới! .
    Nghĩa là:
    Hoàng hôn trăng lên đầy toả sáng
    Trong giấc mơ anh có thấy em không?
    Em nhớ anh sao mà da diết
    Chỉ thương anh c̣n bao nỗi gian truân .
    Từ ngày xưa đến ngày nay trong cuộc sống của người lao động, các bài Phong slư thường là họ tự làm lấy. Họ viết lên những xúc cảm của ḿnh về người thương để rồi gửi cho nhau, để rồi nhận lại được các bài hồi âm để thoả nỗi mong chờ. Khi viết phong slư họ vừa viết vừa ngâm nga theo từng ngữ cảnh, thấy đạt ư, đạt t́nh họ mới chép ra cẩn thận để bỏ vào phong bao (b́) gửi cho người thương. Câu đầu của phong slư truyền thống họ thường nói:
    Dỳ buồn lẻ noọng viết phong slư
    Nhờ cánh Nhạn thư mừa thơng bạn .
    Nghĩa là:
    Ngồi buồn em viết một lá thư
    Nhờ cánh Nhạn đem về cho bạn .
    Hoặc:
    Chang gừn chài căm bút viết slư
    Nhở Én Nhạn thư mừa thơng noọng .
    Nghĩa là:
    Nửa đêm anh viết một bức thư
    Nhờ Yến Nhạn đem đến cho em .
    Bài hát được ngơn lờn hoặc là phong slư được gửi đi đến tay người nhận và khi nhận được họ sẽ cẩn thận giở ra, cầm phong thư trên tay vừa đọc vừa ngâm để thưởng thức thơ t́nh, để cảm nhận các lời ẩn dụ, t́nh tứ yêu thương hoặc nhớ thương, giận hờn . của người bạn t́nh gửi đến. Để rồi họ rung cảm, xúc cảm với những tâm t́nh, nếu đến cao trào th́ viết phong slư gửi lại bạn t́nh để trả lời những t́nh cảm, những ư tứ mà ḿnh vừa nhận được.
    Phong slư là thể loại dân ca của người Tày thể hiện trong t́nh yêu. Và như chúng ta biết “Tỡnh yờu không có tuổi”. Nên thế trong đời sống dân gian đâu đó ta thường gặp câu phong slư của người cao niên:
    Pi ké tọ slim hây bấu ké
    Slưởng tởi cần, vui vẻ tởi cần .
    Nghĩa là:
    Tuổi cao nhưng trái tim tươi trẻ
    Ta hóy cựng vui vẻ với đời .
    Hoặc:
    Chài tồng lủc bỏo ngám nhỉ slam
    Lăng noọng cạ tha vằn tụốc chại .
    Nghĩa là:
    Anh như chàng trai mới hai ba
    Sao em nói anh đà hoàng hôn!
    Vậy là, phong sư được hát trong giao duyên, trong tỏ t́nh và trong các bức thư t́nh của mọi người khi họ xốn xang, khi họ yêu nhau. Cứ thế, cứ thế, đời này sang đời khác trong cộng đồng dân tộc Tày phong slư vẫn được viết ra, vẫn được hỏt lờn, ngày nay đă có người sáng tác ra để cho mọi người ngâm nga cho cuộc sống con người thêm đậm đà yêu mến, để con người nhớ con người măi măi khụn nguụi”.(6)
    Trong công tŕnh “Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam”, các tác giả cho rằng: “Phong slư là những bức thư viết bằng thơ về t́nh yêu của lứa tuổi hoa niên. Phong slư được viết bằng chữ nôm Tày, Nùng trờn một tấm vải trắng, thường là vải chỳc bơu. Xung quanh tấm vải viền những rồng phượng, hoa bướm, vân thổ cẩm ”
    C̣n trong cuốn “Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày – Nùng – Dao Lạng Sơn”, tác giả Nông Thị Nhỡnh đó viết: “Phong slư là làn điệu hát thơ, là những bức thư viết bằng thơ dành cho lứa tuổi thanh niên nam nữ xưa, phổ biến ở người Tày. Làn điệu Phong slư để diễn tả những bài thơ, nói đúng hơn là những bức thư, về t́nh yêu đôi lứa, là những bức thư của người yêu nhau mà không lấy được nhau với nhiều lí do, phần v́ gia đ́nh nghèo khổ, đôi bên gia đ́nh không cân xứng, phần v́ sự phân chia giai cấp, phần lại do số mệnh không hợp nhau, bị bố mẹ ngăn cấm, họ đều viết thành thơ và dùng làn điệu Phong slư để hỏt”.
    Vi Hồng, trong cuốn “Sli, lượn dân ca trữ t́nh Tày – Nùng” lại viết: “Cái ghồ ghề, có khi đến thô trong lượn, cách bắt vần tuỳ tiện, có khi đến vô nghĩa, sự dài ḍng, lặp ư lặp lời có khi đến khổ trong sli, lượn đă mất hẳn trong Phong slư. Phong slư chỉ c̣n là những lời toàn bích - nếu có thể nói được thế - Mọi khung cảnh thiên nhiên, mọi hoàn cảnh sinh hoạt, đă được diễn tả một cách nhuần nhuyễn, hợp với tâm trạng “nhơn vật”. Cho nên cũng có thể nói Phong slư là những bài hát t́nh yêu “diễm lệ”. Lâu nay cỏc sỏch báo nghiên cứu về văn hoá dân tộc, ít đề cập đến Phong slư, có lẽ có nhiều lí do, nhưng có một lí do chủ yếu cho rằng Phong slư chỉ diễn đạt được t́nh yêu trai gái nó lạc hậu! Có địa phương c̣n cho lượn và Phong slư là những bài hát phản động ( ) Phong slư do các ông ít nhiều chữ “sỏng tỏc” hộ những người con trai con gái. Những người “làm được” phong slư thường cú cỏc con trai, con gái khắp vùng đến nhờ, đến thuờ. Thuờ bằng tiền, bằng hiện vật. Mặc dầu “người sỏng tỏc” và người đến nhờ không hề mặc cả. Song họ trả công cho người sáng tác rất hậu.
    Những người sáng tác Phong slư không hoàn toàn đồng nghĩa với nhà thơ. Có thể nói là những người “thợ sỏng tỏc”. Thợ là v́ những nhà thơ “hoa tỡnh” này chủ yếu chỉ vận dụng những câu dân ca có sẵn, chọn những câu hay nhất, cải biến đi chút ít rồi lắp ghộo nó lại, sang sửa cho gần với tâm trạng, cảnh ngộ, khung cảnh địa phương của từng người cụ thể. V́ thế Phong slư vừa mang phong cách trữ t́nh dân gian vừa mang hơi hướng bác học. Những bài có phong cách nghệ thuật độc đáo, mang những nét sáng tác thực sự rất hiếm. Phong slư là thể loại bắc cầu giữa văn học dân gian và văn học bác học. Từ Phong slư đến truyện thơ - những tập đại thành văn – th́ phong cách nghệ thuật chiếm ưu thế”. (7; 229)
    Trên đây là quan điểm của một số nhà nghiên cứu về Phong slư. Có thể thấy có một số điểm chưa thống nhất như vấn đề Phong slư là thơ hay là một làn điệu âm nhạc?, và Phong slư của người Tày hay của người Tày và người Nùng? Sự chưa rơ ràng đó dễ khiến những người mới t́m hiểu về Phong slư dễ nhầm lẫn, thậm chí hiểu sai về nó.
    2. Quan điểm của người viết:
    Sau khi đọc các tài liệu của các nhà nghiên cứu kể trên, và trải qua một thời gian t́m hiểu, trao đổi với các nghệ nhân, những người cao tuổi, đặc biệt là một số nhà nghiên cứu văn học dân gian khác như nhà nghiên cứu Mă Thế Vinh, Ts Hoàng Văn An , người viết đi đến kết luận sau: Phong slư vốn là một trong những làn điệu dân ca trong vốn văn nghệ dân gian của người Tày. Sau này Phong slư cũng được người Nùng tiếp nhận, phổ biến rộng răi (do vậy dễ gây nhầm lẫn cho các nhà nghiên cứu nếu không t́m hiểu kĩ). Khi chữ viết xuất hiện, Phong slư cú thờm một “đường kờnh” để lưu giữ, truyền bá là chữ viết. Một bài Phong slư có thể ngắn (chỉ 4 câu), nhưng cũng có những bài rất dài (hàng trăm câu), nhưng thường là trên dưới hai mươi cơu, mỗi câu thường có 7 chữ, chữ thứ bảy của cơu trờn vần với chữ thứ năm của câu dưới, cứ như vậy đến hết bài. Phong slư xưa chủ yếu nói về chuyện t́nh yêu đôi lứa. Bên cạnh đó, Phong slư c̣n được dùng để kể lại một số câu chuyện cổ như Phạm Tải - Ngọc Hoa, Sơn Bá – Anh Đài Đến nay đề tài t́nh yêu vẫn phát triển bên cạnh rất nhiều đề tài khác (Vấn đề này sẽ được triển khai rơ ở phần sau).
    Như vậy, nếu nói cho cặn kẽ thỡ xột về mặt ơm thanh, Phong slư là một làn điệu dân ca, thuộc lĩnh vực của âm nhạc; c̣n nếu xét về mặt văn bản ngôn từ th́ Phong slư gần như là một thể thơ - đây mới thuộc lĩnh vực của văn học. Điều này cũng tương tự như kịch bản tuồng, chèo thuộc lĩnh vực văn học, c̣n nghệ thuật tuồng, chèo lại thuộc lĩnh vực sân khấu vậy.
    Từ việc xác định quan điểm như trên về Phong slư, trong bài viết này, chúng tôi chỉ quan tâm đến văn bản ngôn từ của Phong slư, cụ thể hơn là ở khía cạnh đề tài chứ không có tham vọng đi sâu t́m hiểu hết các yếu tố của Phong slư.
    CHƯƠNG II. ĐỀ TÀI TRONG PHONG SLƯ XƯA
    Như trên đă nói, Phong slư xưa chủ yếu nói về chuyện t́nh cảm, t́nh yêu nam nữ với tất cả các cung bậc cảm xúc: vui, buồn, mong nhớ, ngóng đợi, thậm chí là khổ đau của những đôi trai gái yêu nhau mà không đến được với nhau. Bên cạnh đó, một số câu chuyện cổ cũng được kể bằng Phong slư. Như vậy, nh́n một cách khái quát có thể thấy Phong slư xưa có hai đề tài là t́nh yêu và các câu chuyện cổ.
    1. Tỡnh yờu nam nữ
    Khi yêu, người ta luôn muốn được ở bên nhau, được tâm sự, chia sẻ mọi chuyện với nhau, luôn khao khát được giao cảm với nhau. Do vậy khi xa nhau, họ không nguôi nhớ về nhau. Có thể nói nỗi nhớ là một trong những cung bậc cảm xúc đặc trưng, không thể thiếu được trong t́nh yêu. Trai gái Tày yêu nhau, lâu không được gặp nhau thể hiện nỗi nhớ của ḿnh qua Phong slư thật giản dị mà rất chân thành:
    Cừn lườn vằn dỳ vắng buồn lai
    Cặm bỳt chộp sloong bài gửi bạn
    Gửi slư pơy cón bạn ngự điền
    Chứ thơng bạn t́nh duyên chứ noọng
    Mừa lườn khẩu vườn hương tàng táng
    Chứ noọng dỳ tỏng bản tàng quây
    Chứ noọng nặm tha lây đặng điếp ”
    Phỏng dịch:
    Đêm ngày buồn vắng nhớ ai
    Cầm bút chép hai bài gửi bạn
    Vài ḍng tạm gọi là đưa tin
    Nhớ bạn t́nh duyên xao xuyến
    Nhớ bạn ngày tha thẩn vườn hương
    Nhớ bạn đến nước mắt lặng rơi
    (Sưu tầm ở huyện Văn Lăng - Lạng Sơn). (2; 54).
    Nỗi nhớ thật da diết, lắng sâu, âm thầm, dai dẳng mà mănh liệt. Nỗi nhớ ấy như thiêu đốt trái tim chàng trai đang yêu, khiến chàng trở nên ngẩn ngơ, thẫn thờ, “ngày tha thẩn vườn hương”. Cú lỳc nỗi nhớ ấy trào ra theo ḍng nước mắt nhớ thương khụn nguụi. Không có một t́nh yêu sâu sắc, mănh liệt th́ sao có được nỗi nhớ chỏy lũng đến vậy!
    Cũng v́ nhớ người yêu mà :
    “ vọng bố đảy ngỡn dỳ
    Tún kin căm khảu thú bố ngon
    Hừn nũn tặt thua nũn bố đắc
    Ngám pỡn tua khảm khắc thỏn thơn”
    Chúng tôi tạm dịch nghĩa là:
    .khụng nghe thấy tiếng gọi
    Bữa ăn cầm bát đũa chẳng ngon
    Đêm nằm không sao mà ngủ được
    Giống như là chim quốc kêu thương
    (Sưu tầm ở huyện Văn Quan - Lạng Sơn)
    Những nam thanh nữ tú người Tày nhớ người yêu đến nỗi lúc nào cũng nghĩ về người yêu nên không c̣n nghe thấy tiếng một ai khác gọi nữa, ăn chẳng ngon và ngủ cũng chẳng yên, thật cũng chẳng khác ǵ những trai thanh gái lịch người Kinh cũng yêu nhau, nhớ nhau đến “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”. Thế mới biết, con người ở đâu cũng vậy, miền núi hay đồng bằng, khi yêu cũng có nỗi nhớ da diết, cháy bỏng như nhau!
    Yêu nhau, họ không chỉ nhớ nhau khi xa nhau mà c̣n luôn khao khát được ở bên nhau trọn đời. Họ hứa hẹn với nhau thật nhiều điều:
    “ Xử tu thơng chạ bưởng căn sle
    Dậu ná pền phua mỡa là dá
    Kết căn hẩư pền khoả lưu danh
    Tặt tiếng sle trường sinh xiên toẻ
    Pác pi dậu tạ thế mừa âm
    C̣i tả căn mừa bân mừa phạ
    Nhằng slổng là ná tả chắng pền
    Lo bạn pện tua cần lịch sự
    Dồng pũ nẩy cạ thơng rà là dỏ ”
    Nghĩa là:
    “Hóy tu thân chờ nhau bên ấy
    Dẫu là không lấy được cũng cam
    Yêu nhau để khắp miền được tiếng
    Tiếng thơm sẽ trường sinh vạn tuế
    Tới trăm năm khi về âm phủ
    Sẽ bỏ nhau lên chốn mường trời
    Khi sống hai ta chơi chớ bỏ
    Làm nên người lịch sự hai ta
    Đứng núi này chớ khen núi nọ
    Gửi mấy lời tới chỗ thăm em ”
    (Ông Hoàng Mạnh Thủy ở huyện B́nh Gia - Lạng Sơn sưu tầm. 8;tr.305)
    Trong ḷng họ vẫn luôn đinh ninh những lời thề son sắt, gắn bó thuỷ chung:
    “Chứ thơng mội cằm phuổi bẩu lừm
    Cách căn dỳ tơy đụng thương vọng
    Kết căn pền nghịa trọng giao ngôn
    Thương căn đo mọi ṃn bấu thiểu
    Chứ mừa thơng niờn thiểu khao slơư
    Nhằng thương thơng sloong cơu đơng chỉa
    Chắng chử t́nh nhân nghịa nhất tâm
    Ước rừ hợp tơ hồng đảy đinh
    Ước rừ đồng nhất tính đuổi căn
    Dá hẩu puồn cách căn dỳ lẻ
    Chắng chự nàng Kim Quẻ vằn xưa ”
    Nghĩa là:
    “Nhớ những lời khi trước không quên
    Dẫu đông đoài vẫn thương vẫn nhớ
    Kết cho thành duyên số đủ đôi
    Yêu nhau yêu hết lời hết ư
    Ḷng dạ luôn vẫn nhớ em thương
    Nhớ tới lời giao ngôn trong giấy
    Trăm câu chỉ một thấy đồng tâm
    Mong cho dây tơ hồng xe kết
    Cùng thờ một họ mạc tổ tông
    Chớ để cho nhiều năm riêng lẻ
    Thế mới như Kim Quế khi xưa ”
    (Ông Hoàng Mạnh Thủy ở huyện B́nh Gia - Lạng Sơn sưu tầm. 8;tr.369)
    Họ - cũng giống như chàng Kim và nàng Kiều “đinh ninh hai miệng một lời song song” – đó cựng mong ước, thề hẹn “cho dây tơ hồng xe kết/ Cùng thờ một họ mạc tổ tụng”, nghĩa là họ mong muốn nờn duyờn vợ chồng, được cùng xây dựng một mái ấm hạnh phúc (cùng thờ một họ mạc tổ tông) mà nói như các liền anh liền chị quan họ là “ước ǵ ta được, ước ǵ ta được làm con một nhà”.
    Khát khao hạnh phúc là vậy. Nhưng đâu phải lúc nào cuộc sống cũng như họ mong muốn. Có những đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng không đến được với nhau. Đau khổ biết bao. Và lúc ấy, không ǵ hơn, họ lại dựng chớnh Phong slư, chiếc cầu nối t́nh yêu của họ để giăi bày những tâm sự, những buồn đau của ḿnh:
    “Lai mừa thơng ăn cẩu hau tằng
    Tảm biệt bấu chắc răng tẻ nghị
    Thương mừa thơng tỏng tỉ puồn nàn
    Nghị mà hăn cơ hàn vất vả
    Tự văn rà kết khoả đuổi căn
    Pi bươn liền mà lăng lọi lọi
    Y cụng như nặm khuổi luơy lũng
    Luơy pơy khụng tốc không bấu ngộ
    Tàng quơy cỏch viện lộ nàn hăn ”
    Nghĩa là:
    “Lại nhớ cầu đầu bản chia tay
    Khi về biết bao ngày lo nghĩ
    Cứ nhớ đến là thấy âu sầu
    Nghĩ phận ḿnh bấy lâu nghèo khổ
    Kể từ ngày vinh dự bên em
    Năm tháng cứ dồn lên theo măi
    Cũng giống như nước suối trụi xuụi
    Đi khỏi nơi lại nơi không gặp
    Đường xa nhiều cách bức khú tỡm ”
    (Ông Hoàng Mạnh Thủy ở huyện B́nh Gia - Lạng Sơn sưu tầm. 8;tr.370)
    Chàng trai thật thà giăi bày chuyện t́nh cảm của ḿnh, kể về những tháng ngày hạnh phúc bên người yêu, nhưng những ngày ấy đă vùn vụt trôi qua như ḍng nước trôi không bao giờ trở lại. Và giờ đây th́ chàng đă mất người yêu rồi. Tất cả chỉ c̣n là nỗi nhớ, là niềm đau mà thôi.
    Yêu nhau mà không đến được với nhau, họ đau khổ biết bao. Chính v́ thế mà nỗi nhớ người yêu cùng nỗi đau chia ĺa, trải bao thời gian vẫn chưa xoá nhoà:
    “Thoạng chứ t́nh nhân nghịa lẹo hơng
    Lằm lặp khảu mùa thu bươn pột
    Pi bươn táng vận khấp xiết xa
    Đụng pơy xuơn tẻo mà pi mấư
    Slưởng mà bấu vui xủ slắc vằn
    Cừn rủng lại vằn đăm tẻ quá
    Pi bươn tẻ quỏ thá pơy đai
    Túc mai mong túc mai nàn nghị
    Mà rè tỉ khảu tỉ thần linh
    Xo cải tử hoàn sinh tối sổ
    Nhược cạ rà nhằng tộ đuổi căn
    Thiên duyên sle vằn răng bấu rụ
    Xiờn ḱ noọng dá phụ tọng phu ”
    Nghĩa là:
    “Lại nhớ đến t́nh ta lâu lắc
    Thu tháng tám rầm rập tới nơi
    Năm tháng cứ chạy xuôi không ngớt
    Đông đi năm mới bước vào xuân
    Nghĩ lại không một ngày vui vẻ
    Đêm sáng ngày qua lại tối trời
    Ngày tháng đi làm người quá lứa
    Trúc mai lại t́m chỗ trúc mai
    Hay ta vào khấn nơi thần phật
    Xin chết đi đổi lại số sinh
    Kiếp đó ta lại t́m gặp bạn
    Duyên trời sẽ mang đến cũng nên
    Vạn lần em đừng quên anh nhộ”
    (Ông Nông Tịnh, ở Tràng Định - Lạng Sơn sưu tầm)
    Hết ngày lại đêm, hết đêm lại đến ngày, thời gian cứ thế trôi đi nhưng nỗi buồn đau trong anh không hề vơi bớt. Anh vẫn luôn đêm ngày mong nhớ em, khiến không một ngày nào anh được vui vẻ. Thậm chí anh c̣n muốn chết để nhanh chóng được gặp em ở kiếp sau. T́nh yêu đó thật đậm sâu nhưng nỗi đau đó cũng thật không lời nào diễn tả được.
    Phải chia tay nhau khi t́nh yêu c̣n đang rất nồng nàn, không chỉ chàng trai đau khổ mà các cô gái cũng buồn đau không kém:
    “Cừn nũn noọng nhằng hăn pỏy pjạc
    Phăn pơy đảy cảnh pác đuổi căn
    Slức mà ngũi nỏ hăn diếp quả
    Vằn hơư chẳng thong thả thành tâm
    Cừn vằn noọng nhằng khụm đơng mốc
    Cừn nũn nặm tha tốc luơy mà
    Chứ bạn chắc kỉ giờ đảy rủng”
    Nghĩa là:
    “Đờm nằm vẫn mơ tới bên nhau
    Mơ nói chuyện trước sau như thật
    Khi tỉnh mới thấy mất mà sầu
    Mong tới khi cùng nhau xum họp
    Đêm thanh em vẫn xót trong ḷng
    Lệ rơi từ đầu hôm đến sáng
    Tương tư bao giờ rạng hỡi trời”.
    (Ông Hoàng Mạnh Thuỷ ở B́nh Gia - Lạng Sơn sưu tầm, 2; tr.380)
    Ngay cả trong giấc mơ họ vẫn nghĩ về nhau, vẫn mong ước được ở bên nhau, mong được sum vầy, hạnh phúc. Thế nhưng đó chỉ là giấc mơ, là ước mơ của họ. Sự thật th́ họ đă phải ĺa xa nhau rồi. Đau khổ, người con gái nhỏ bé, yếu đuối chỉ c̣n biết khúc, khúc lặng lẽ, âm thầm trong đêm, khóc cho vơi bớt nỗi nhớ, nỗi xót xa trong ḷng ḿnh.
    Nhưng tại sao yêu nhau mà họ lại phải chia tay trong đau khổ như vậy? Nguyên nhân th́ nhiều lắm. Ta hăy nghe họ giăi bày:
    “Kể từ vằn tha hương ngộ kết
    Tách ông tơ bà nguyệt nỏ phơn
    Số kiếp chăn ná pền cá hợi
    Ná lai phạ noọng chổi hẩư pền
    Cừn vằn khỏi viến thân viến xổ
    Bởi tại ná hạp họ nàn lai”
    Nghĩa là:
    “Kể từ ngày kết bạn cùng nhau
    Ông tơ hồng đi đâu khụng giỳp
    Hay bởi tại duyên kiếp xấu xa
    Hay tại bởi trời kia ghen ghét
    Đêm ngày em chỉ biết kêu than
    Tại số em không đang đành chịu”
    (Ông Hoàng Mạnh Thuỷ ở B́nh Gia - Lạng Sơn sưu tầm, 2; tr.383)
    Họ cho rằng do ông tơ bà nguyệt không công bằng, hay do trời ghen ghét mà họ phải chia ĺa nhau trong khổ đau như vậy. Họ c̣n đổ cho số phận, cho “duyờn kiếp xấu xa” như một liệu pháp tinh thần để tự an ủi ḿnh. Đằng sau những lí do đó có thể c̣n nhiều lí do khác khiến họ phải chia tay như gia đ́nh quá nghèo không đủ tiền cưới hỏi, hay gia đ́nh phản đối, hoặc do đẳng cấp khác biệt Nhưng dù với bất cứ lí do gỡ thỡ cuối cùng họ vẫn là những người phải chịu đau khổ, thiệt tḥi nhất: chia tay trong khi t́nh cảm dành cho nhau vẫn c̣n rất đằm thắm, nồng nàn.
    Dù rất đau đớn v́ phải chia tay nhau, nhưng họ không hề oán hận nhau mà chỉ càng thương nhau hơn. Họ cầu chúc cho người ḿnh yêu được hạnh phúc:
    “Noọng chúc hẩư pi cá đẹp duyên
    Mọi pi đảy b́nh yên thong thả ”
    Nghĩa là:
    “Em chúc anh về sau may mắn
    Năm năm đều khoẻ mạnh thanh nhàn ” (8; tr.380).
    Thậm chí, có chàng trai c̣n chân thành chúc cho người ḿnh yêu hạnh phúc bên người yêu mới:
    “ Điếp căn mí au đảy là thôi
     
Đang tải...