Thạc Sĩ Hệ thống công vụ theo chức nghiệp và hệ thống công vụ theo việc làm

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hệ thống công vụ theo chức nghiệp (career system): Xã hội loài người dần phát triển lên từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ tư sản. “Cách mạng tư sản đã làm xuất hiện nền cộng hoà và thay đổi định chế chính trị của nhà nước phong kiến. Việc cai trị đất nước không còn là quyền lực duy nhất của nhà Vua. Sự ra đời của Hiến pháp như là bộ luật tối cao quyết định sự phân chia quyền lực nhà nước ra thành quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp đã hình thành nhà nước pháp quyền của nền dân chủ tư sản”[SUP]1[/SUP] . Một số hàm ý của cuộc cách mạng này đã làm thay đổi lớn cấu trúc và chức năng của công vụ, nhất là tại một số quốc gia ở Tây Âu như Anh, Pháp, Đức. Quyền lực tối thượng đã không còn nằm trong tay quân vương nữa, mà do Hiến pháp qui định, với sự ra đời của chế độ phân lập các quyền (separation des pouvoirs). Người dân đã có quyền tham gia bầu cử, bắt đầu có tiếng nói của mình trong một số công việc của nhà nước song có liên quan trực tiếp tới quyền lợi và cuộc sống của mình.

    [HR][/HR]1 GS, TS Lương Trọng Yêm, Công vụ và công chức, đăng trong “Hành chính học đại cương” do GS Đoàn Trong Truyến chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, 1996.

    Hệ thống công chức theo việc làm (job system): Chế độ tư sản phát triển mạnh mẽ và dần trở thành tư bản nhà nước, với sự ra đời của các tập đoàn xuyên quốc gia, xuyên lục địa. Xu hướng phát triển này làm cho hệ thống công vụ theo chức nghiệp vốn rất ổn định và liên tục dần bộc lộ những nhược điểm nhất định. Bản thân sự liên tục và ổn định đó trở thành khởi điểm của sự trì trệ, làm cho nền công vụ không bắt kịp sự phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa rất năng động mang tính đáp ứng cao đối với các nhu cầu do các công dân, do thị trường đặt ra. Trước áp lực do sự tăng trưởng kinh tế và đòi hỏi của người dân đặt ra, một số nước tư bản đã xây dựng một hệ thống công vụ mới, thường được biết tới là hệ thống việc làm, hay hệ thống theo vị trí công việc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...