Thạc Sĩ Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài

    Thế kỉ XVI, với sự thăng trầm của đời sống chính trị, chế độ phong kiến Việt Nam đang bước nhanh sang thời kỳ suy thoái, giai cấp phong kiến không còn tác dụng tích cực đối với lịch sử dân tộc, các mâu thuẫn trong xã hội ngày càng bộc lộ rõ, cùng với nó là sự bất lực của nhà nước phong kiến. Đặc điểm thời đại đó đã tác động mạnh vào tầng lớp nho sĩ trí thức đương thời, đặt họ trước những trăn trở lựa chọn dữ dội về nhân cách, lối sống. Điều này chi phối và tạo nên diện mạo riêng, phong phú, đa dạng và phức tạp của thơ văn thế kỷ XVI.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), huý là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, thường gọi là Trạng Trình, danh sĩ nổi tiếng, tác gia lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Đỗ Trạng nguyên 1535 dưới triều Mạc, làm quan tới chức Thượng thư, Thái phó tước Trình Tuyền hầu, cuối cùng gia phong Trình quốc công. Khi thấy triều chính ngày một xấu đi, Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ xin chém nhiều lộng thần nhưng không được chấp nhận, bèn cáo bệnh về quê. Tại quê nhà, ông dựng am Bạch Vân, lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ, xây chùa, mở trường dạy học bên bờ sông Tuyết Hàn, học trò tôn xưng ông là Tuyết Giang Phu Tử. Tiếng là ẩn dật nhưng ông vẫn ở vị thế “làm quan tại nhà”, triều Mạc trọng thị như một đại thần cố cựu, thường tới hỏi kế sách, hoặc vời lên kinh bàn chính sự. Nhân dân tôn ông là bậc tiên tri, tiên giác, gọi ông là Trạng Trình, lưu truyền nhiều sấm trạng và nhiều truyền thuyết về ông.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm là người thông minh, đa tài không chỉ là một tên tuổi lớn trong lịch sử văn học mà còn là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc.


    Chọn đề tài này, chúng tôi nhằm đề cao vai trò của nhà thơ nổi tiếng qua tác phẩm tiêu biểu Bạch Vân quốc ngữ thi của ông. Trên cơ sở những gợi ý và những kết quả đã đạt được của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi nghĩ cần phải có một cái nhìn chuyên sâu và hệ thống hơn nữa về tác phẩm Bạch Vân quốc ngữ thi (BVQNT) của Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc biệt là tính chất đa chủ đề của tập thơ này. Đây là lý do chủ yếu khiến chúng tôi quyết định chọn vấn đề: Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình
    Nghiên cứu văn học ở phương diện chủ đề là một phương hướng nghiên cứu quen thuộc, có tính truyền thống. Tuy không phải là mới, song hướng nghiên cứu này khi áp dụng với tác phẩm Bạch Vân quốc ngữ thi sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ về nội dung tư tưởng cũng như quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của tác gia Nguyễn Bỉnh Khiêm để xác định rõ hơn đóng góp và vị trí văn học sử của nhà thơ này trong tiến trình văn học trung đại.
    Chọn đề tài Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm một mặt do nhu cầu bản thân muốn tìm về với vốn văn học cổ dân tộc; mặt khác đề tài sẽ góp phần phục vụ tốt việc giảng dạy môn Ngữ văn ở trường phổ thông, đặc biệt là giảng dạy học phần Văn học Trung đại theo tiến trình phát triển của thể loại, phù hợp với chương trình mới trong sách giáo khoa hiện nay.



    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 1


    1. Lý do chọn đề tài 1

    2. Lịch sử vấn đề 2

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 8

    4. Mục đích nghiên cứu 8

    5. Phương pháp nghiên cứu 8

    6. Đóng góp của đề tài . 9

    7. Cấu trúc luận văn . 9

    PHẦN NỘI DUNG 10

    CHưƠNG 1 . 10

    TIỀN ĐỀ XÃ HỘI LỊCH SỬ CỦA HIỆN TưỢNG ĐA CHỦ ĐỀ TRONG


    BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM . 10

    1.1. Khái niệm chủ đề . 10

    1.2. Một số chủ đề nổi bật của thơ Việt Nam trước thời Nguyễn Bỉnh

    Khiêm 11

    1.2.1. Chủ đề vịnh vật . 11

    1.2.2. Chủ đề thiên nhiên 15

    1.2.3. Chủ đề đời tư 19

    1.2.4. Chủ đề ngôn chí 27

    1.3. Nguồn gốc của hiện tượng đa chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của

    Nguyễn Bỉnh Khiêm . 33

    1.3.1. Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhà văn hóa . 33

    1.3.2. Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bậc cao sĩ 38

    1.3.3. Yêu cầu nội tại của đời sống văn học. . 41

    CHưƠNG 2 . 44

    CÁC CHỦ ĐỀ NỔI BẬT TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM 44

    2.1 Chủ đề nhàn dật 44

    2.2. Chủ đề phong cảnh thiên nhiên 50

    2.3. Chủ đề thế sự . 58

    2.4. Chủ đề khuyên răn con người sống theo đạo lý 63

    CHưƠNG 3 . 70

    MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CHỦ ĐỀ TRONG

    BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM . 70

    3.1 Sử dụng lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên . 70

    3.2 Cách nói ẩn ý thâm trầm và sâu sắc 80

    3.3. Biểu trưng hóa đối tượng miêu tả 86

    3.4. Gia tăng chất trữ tình trong miêu tả . 92

    KẾT LUẬN 98

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...