Thạc Sĩ Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Đồng Nai trong đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU
    Chương 1
    HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG TÔN GIÁO VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TỈNH ĐỒNG NAI TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG TÔN GIÁO GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI HIỆN NAY
    1.1 Hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị - xã hội ở Đồng Nai hiện nay
    1.2 Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Đồng Nai trong đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị - xã hội hiện nay
    Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TỈNH ĐỒNG NAI ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG TÔN GIÁO GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI HIỆN NAY
    2.1 Thực trạng hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Đồng Nai đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị - xã hội hiện nay và nguyên nhân của thực trạng đó
    2.2 Những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Đồng Nai đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị - xã hội hiện nay
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤLỤC






    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tôn giáo là một hiện tượng xã hội rất phức tạp, tế nhị và nhạy cảm, có quan hệ, ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống xã hội, đến an ninh trật tự của mỗi quốc gia. Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng tôn giáo, coi đây là một trong những mũi nhọn xung kích trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chế độ XHCN ở nước ta. Giải quyết vấn đề tôn giáo nhằm tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam.
    Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn có quan điểm, chính sách giải quyết vấn đề tôn giáo đúng đắn: thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào tín đồ các tôn giáo, thực hiện đoàn kết lương - giáo, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
    Đồng Nai là một tỉnh có nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, đạo Hồi Tín đồ các tôn giáo chiếm tới 60,37% dân số toàn tỉnh, cá biệt có một số xã, phường, thị trấn tôn giáo toàn tòng. Những năm gần đây, các tôn giáo ở Đồng Nai hoạt động có phần sôi nổi và không kém phần phức tạp, tình trạng phát triển tín đồ không bình thường ở Công giáo, Tin Lành; hiện tượng đòi lại đất đai, cùng những cơ sở vật chất nơi thờ tự, cùng với các hoạt động lễ hội tôn giáo đang gia tăng, đã ảnh hưởng nhất định đến mọi mặt của đời sống xã hội; các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng tôn giáo chống phá chính quyền gây mất ổn định chính trị xã hội, đã làm cho vấn đề tôn giáo trên địa bàn ngày càng thêm phức tạp.
    Tình hình tôn giáo đó đặt ra việc giải quyết tốt vấn đề tôn giáo và đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là một nhiệm vụ rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự tham gia của các tổ chức, các lực lượng, và là trách nhiệm của cả HTCT dưới sự lãnh đạo của Đảng. HTCTCS tỉnh Đồng Nai là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ cấu trúc HTCT nước ta, có vai trò lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong các nhiệm vụ đó có nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện tốt chính sách tôn giáo ở cơ sở, đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị - xã hội hiện nay.
    Nhận rõ vai trò và tầm quan trọng đó, thời gian qua HTCTCS tỉnh Đồng Nai đã triển khai và thực hiện khá tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn, tạo bước phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong đó có đồng bào các tôn giáo. Tuy nhiên vẫn còn một số địa phương trong tỉnh, HTCTCS chưa phát huy tốt vai trò của mình trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị xã hội; công tác tôn giáo còn bộc lộ những yếu kém nhất định, những mâu thuẫn, những bất đồng trong nhân dân, trong đồng bào tín đồ các tôn giáo vẫn có lúc lộ rõ. Thậm chí có những địa phương còn để xảy ra những “điểm nóng” vì lý do tôn giáo, gây ra những hậu quả xấu, tạo ra những kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng kích động, vu khống. Trước diễn biến của tình hình trên và yêu cầu mới của nhiệm vụ đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị – xã hội trên địa bàn.
    Vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Đồng Nai đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị - xã hội hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
    2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
    Hệ thống chính trị cơ sở giữ vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị nước ta. Bàn về hệ thống chính trị cơ sở, luôn được coi là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn đã được Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
    Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của HTCTCS trong thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; trong giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, (2002), lần đầu tiên Đảng ta đã ra một nghị quyết chuyên đề về HTCTCS trong đó khẳng định “Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư ”[16, tr.166]. Các công trình khoa học đã nghiên cứu và đề cập đến vấn đề này ở các góc độ khác nhau như: Bộ Nội vụ, Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức Nhà nước, Hệ thống chính trị cơ sở thực trạng và một số giải pháp đổi mới, do Tiến sĩ Chu Văn Thành (chủ biên), Nxb CTQG, Hà Nội. 2004; TS Vũ Hoàng Công, Hệ thống chính trị cơ sở đặc điểm, xu hướng và giải pháp, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002; Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên), Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội nông dân miền núi vùng dân tộc thiểu số, của Nxb CTQG, Hà Nội. 2002; Trần Đức Luân, Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hà Nam trong thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 2006. Những công trình, đề tài khoa học trên đã đi sâu nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau của HTCTCS và bước đầu đã làm rõ về khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, vai trò của HTCTCS; chỉ ra những xu hướng vận động chủ yếu và đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng và phát huy vai trò của HTCTCS trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
    Những vấn đề lý luận chung về tôn giáo, công tác an ninh đối với tôn giáo, đã có các nghị quyết, chỉ thị, công trình, đề tài nghiên cứu như: Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (1990) đã ra nghị quyết chuyên đề: Nghị quyết về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Số 24 - NQ/TW, ngày 16/10/1990. Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI (1990), đã cụ thể hoá bằng Chỉ thị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Số 66 CT/TW ngày 26/10/1990. Các quan điểm cơ bản đó được pháp luật hóa trong “Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo”, năm 2004; Tôn giáo ở Việt Nam – Mấy vấn đề thực tiễn cấp thiết, đề tài khoa học cấp Bộ ( Bộ Công an quản lý) mã số BA -1998 - A12- 113; Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam: Tài liệu tham khảo/ Nguyễn Đức Lữ ( Chủ biên), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2007; Một số chuyên đề về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt nam: Đoàn Minh Huấn ( Chủ biên), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2007; Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam: Sách tham khảo/ Đặng Nghiêm Vạn, tái bản lần thứ ba, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005; Công tác an ninh trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002. Những chỉ thị, nghị quyết, công trình, đề tài khoa học, tài liệu tham khảo nêu trên đã trình bày một cách có hệ thống về đặc điểm tình hình tôn giáo ở nước ta, những quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, những biện pháp cơ bản về tăng cường công tác tôn giáo, công tác an ninh đối với tôn giáo trong tình hình mới.
    Trên lĩnh vực đấu tranh phòng chống hoạt động lợi dụng tôn giáo đã có các công trình, đề tài khoa học nghiên cứu như: Nguyễn Khánh Toàn, Đấu tranh phòng chống hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002; Trần Xuân Dung, Một số vấn đề về tôn giáo và đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo ở Tây Nguyên: Sách chuyên khảo, Nxb CAND, Hà Nội, 2006; Đỗ Đức Điển, Cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng Công giáo để thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” đối với Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội, 2001; Những âm mưu lợi dụng tôn giáo và vấn đề dân tộc chống lại sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay, bài viết của Lê Bỉnh, Tạp chí Cộng sản, số 10, tháng 5 năm 2004. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích khá sâu sắc những âm mưu, thủ đoạn, hoạt động lợi dụng tôn giáo nằm trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch; chỉ ra những ảnh hưởng tác động của nó đến đời sống chính trị xã hội; đề xuất những giải pháp cơ bản phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn, hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội, an ninh quốc gia.
    Đối với địa bàn tỉnh Đồng Nai, nghiên cứu về công tác tôn giáo, chính sách tôn giáo, vai trò của các tổ chức trong HTCTCS thực hiện công tác tôn giáo đã có các công trình, đề tài khoa học, bài viết như: Võ Thị Mộng Thu, Vấn đề quản lý Nhà nước hoạt động đạo Công giáo ở Đồng Nai hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội, 2001; Phan Thanh Kiều, Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong vùng đồng bào theo đạo Thiên chúa ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội, 2000; Đồng Nai nâng cao vai trò tổ chức cơ sở đảng trong vùng đồng bào có đạo Thiên chúa, bài viết của Phan Thanh Kiều, Tạp chí Cộng sản, số 10 năm 2004; Những công trình, đề tài khoa học, bài viết nêu trên đã trình bày khá sâu sắc về đặc điểm tôn giáo và hoạt động tôn giáo ở Đồng Nai; vai trò của HTCTCS tỉnh Đồng Nai, đề xuất những biện pháp cơ bản để phát huy vai trò của các tổ chức trong HTCTCS trong thực hiện công tác tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Đồng Nai, góp phần vào việc đổi mới công tác tôn giáo và quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, xây dựng khối đoàn kết lương - giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân, khơi dậy và phát huy vai trò của đồng bào tín đồ các tôn giáo trong thực hiện sự nghiệp, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Tuy nhiên, đến nay các công trình, đề tài khoa học, bài viết liên quan được nêu trên mới tập trung chủ yếu ở việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tôn giáo, thực hiện chính sách tôn giáo, HTCTCS thực hiện công tác tôn giáo trên một số địa bàn cụ thể và chủ yếu tiếp cận từ góc độ các môn khoa học như Triết học, Luật học, Chính trị học, Khoa học về tôn giáo . Chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện về hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Đồng Nai đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị xã hội hiện nay, một cách chính diện, trực tiếp từ góc độ tiếp cận chính trị xã hội của bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học. Vì vậy, đề tài luận văn mà tác giả đã lựa chọn không trùng lắp với các luận văn, luận án, công trình khoa học đã được công bố.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    * Mục đích: Làm rõ hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo và thực trạng HTCTCS tỉnh Đồng Nai đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn; từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát huy vai trò của HTCTCS trong chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi hoạt động của chúng trong giai đoạn hiện nay.
    * Nhiệm vụ:
    Làm rõ hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị xã hội và HTCTCS tỉnh Đồng Nai tiến hành đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị xã hội trên địa bàn hiện nay.
    Phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân của HTCTCS tỉnh Đồng Nai trong công tác đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị xã hội trên địa bàn.
    Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở trong phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội ở Đồng Nai hiện nay.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
    * Đối tượng nghiên cứu:
    Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Đồng Nai đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị - xã hội hiện nay, là đối tượng nghiên cứu của luận văn.
    * Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu khảo sát thực trạng HTCTCS tỉnh Đồng Nai đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị xã hội ở tỉnh Đồng Nai từ năm 2000 đến nay.
    5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
    * Cơ sở lý luận:
    Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, giải quyết vấn đề tôn giáo; về hệ thống chính trị, HTCTCS trong việc đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo hiện nay.
    * Cơ sở thực tiễn
    Thực tiễn hoạt động của HTCTCS đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị xã hội ở Đồng Nai từ năm 2000 đến nay qua nghiên cứu, khảo sát của tác giả và qua kế thừa các tư liệu, kết quả khảo sát, điều tra của các tác giả khác có liên quan đến vấn đề này.
    * Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin; và các phương pháp chuyên ngành như: Phương pháp kết hợp lô gíc với lịch sử; Phương pháp tiếp cận hệ thống, phân tích, tổng hợp; Phương pháp thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn, và phương pháp chuyên gia.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    Đề tài góp phần khẳng định và bảo vệ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Cung cấp một số tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tiến hành các hoạt động đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị xã hội của các tổ chức trong HTCTCS tỉnh Đồng Nai một cách có căn cứ khoa học.
    Làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.
    7. Kết cấu của đề tài
    Gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
    1. Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI (1990), Chỉ thị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Số 66 - C T/TW, Ngày 26/10/1990.
    2. Ban Tôn giáo Chính phủ, Phòng Thông tin tư liệu (1993), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Hà Nội.
    3. Ban Tôn giáo Chính phủ (1997), Các văn bản của Nhà nước về hoạt động tôn giáo, ( Lưu hành nội bộ), Hà Nội.
    4. Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 24/TW (1998), Báo cáo tổng kết việc thực hiện NQ 24/NQ-TW của Bộ Chính trị (khóa VI) về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới.
    5. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2003), Một số tổ chức phản động chống phá cách mạng Việt Nam, ( Lưu hành nội bộ), Hà Nội,
    6. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
    7. Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), Quán triệt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành, Hà Nội.
    8. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (16/10/1990), Nghị quyết về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Số 24 - NQ/TW.
    9. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2/7/1998), Chỉ thị về công tác tôn giáo trong tình hình mới, Số 37 – CT/TW, Hà Nội.
    10. Bộ Nội vụ, Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức Nhà nước (2004), Hệ thống chính trị cơ sở thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội.
    11. Công an tỉnh Đồng Nai (15/3/1997), Báo cáo về việc thực hiện một số nội dung tại kế hoạch số 06 TW về tổng kết nghị quyết 24/ NQ-TƯ BCT.
    12. Vũ Hoàng Công (2002), Hệ thống chính trị cơ sở đặc điểm, xu hướng và giải pháp, Nxb CTQG, Hà Nội.
    13. Trần Xuân Dung (2006), Một số vấn đề về tôn giáo và đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo ở Tây Nguyên:Sách chuyên khảo, Nxb CAND, Hà Nội.
    14. Đảng ủy Quân sự Trung ương (23/2/1999), Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quân đội thực hiện công tác tôn giáo trong tình hình mới, số 36/ĐUQSTW.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
    16. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Khoá IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
    17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội.
    19. Phạm Quang Định (Chủ biên), (2005), “diễn biến hoà bình” và cuộc đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” ở Việt Nam”, Nxb QĐND, Hà Nội.
    20. Học viện Chính trị quân sự (2003), Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đề tài khoa học cấp Học viện, Hà Nội.
    21. Phan Thanh Kiều (2000), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong vùng đồng bào theo đạo Thiên chúa ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.
    22. Nguyễn Hữu Khiển (2001), Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng Nhà nước dân chủ pháp quyền Việt Nam hiện nay, Nxb CAND, Hà Nội.
    23. V.I .Lê nin ( 1905 ) “Chủ nghĩa xã hội và Tôn giáo” V.I .Lê nin Toàn tập, tập 12, Nxb Tiến bộ, Matxcơ va, 1979, tr.169- 175.
    24. V.I .Lê nin ( 1909) “ Về thái độ của Đảng công nhân đối với Tôn giáo”
    V.I .Lê nin Toàn tập, tập 17, Nxb Tiến bộ, Matxcơ va, 1979, tr. 519- 526.
    25. Trần Đức Luân (2006), Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hà Nam trong thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội.
    26. C.Mác và Ph Ăngghen, Toàn tập, tập 19, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr. 436.
    27. Hồ Chí Minh (1948), “Thư gởi ủy ban nhân dân tỉnh và huyện 3 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn”, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr. 371-373.
    28. Hồ Chí Minh (1951), “Bài nói chuyện tại trường Chính trị trung cấp quân đội”, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội. 1995.
    29. Đào Quang Ninh(2005), Phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở trong thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, nhà nước ta ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội.
    30. Nguyễn Quốc Phẩm (2000), Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hoá đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc, Nxb CTQG, Hà Nội.
    31. Tài liệu phổ biến pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo (2004), Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.
    32. Huỳnh Chí Thắng (2000), Công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở Đảng đối với đồng bào theo đạo Thiên Chúa ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    33. Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt nói về một số vấn đề của công giáo
    Việt Nam, Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 27/2/1994.
    34. Thủ tướng Chính phủ, Số: 01/2005/ CT- TTg, ( 4/2/2005), Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành, Hà Nội.
    35. Võ Thị Mộng Thu (2001), Vấn đề quản lý Nhà nước hoạt động đạo Công giáo ở Đồng Nai hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.
    36. Phạm Thị Thuỷ (2001), Cuộc đấu tranh chống các thế lực phản động lợi dụng đạo Công giáo ở Ninh Bình giai đoạn 1945-1954, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.
    37. Tỉnh ủy Đồng Nai (1998), Báo cáo tổng kết sáu năm thực hiện Nghị quyết 24/ TW của Bộ Chính trị về “tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới " (10/1990-5/1997).
    38. Tỉnh ủy Đồng Nai (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai - lần thứ VII (nhiệm kỳ 2001-2005) Tập 1 (Lưu hành nội bộ).
    39. Tỉnh ủy Đồng Nai (2001), Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai - lần thứ VII.
    40. Tỉnh ủy Đồng Nai, Huyện uỷ Thống Nhất (1997), Báo cáo tham luận về "tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới " theo Nghị quyết 24/ TW của Bộ Chính trị.
    41. Tỉnh ủy Đồng Nai (10/ 6/2003), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 25/TW hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác tôn giáo.
    42. Tỉnh ủy Đồng Nai (15/4/2005), Báo cáo sơ kết hai năm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) và các chương trình hành động của Tỉnh ủy.
    43. Tỉnh ủy Đồng Nai (16/ 9/2008), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khoá IX) về “công tác tôn giáo”.
    44. Tổng cục chính trị (2007), Một số vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay”, Tr. 30.
    45. Phạm Như Trúc (2008), Đấu tranh chống hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên trong tình hình hiện nay, Tạp chí Khoa học và giáo dục an ninh (Số 07- Tháng 4/2008).
    46. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Ban Tôn giáo (15/9/1993), Ý kiến phát biểu về tình hình tư tưởng đảng viên gốc giáo ở Đồng Nai.
    47. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Sở Nội vụ ( 28/2/2007), Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức 171 đơn vị cấp xã thuộc tỉnh Đồng Nai.
    48. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, ( 30/ 9/2008), Báo cáo tình hình thực hiện thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác tại xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp.
    49. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) (1996), Về tôn giáo Tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
     
Đang tải...