Luận Văn Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai
    Giới thiệu chung

    Luận văn dài 114 trang
    MỤC LỤC

    [TABLE="class: cms_table_cms_table_MsoNormalTable"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD="width: 71, bgcolor: transparent"]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 103, bgcolor: transparent, align: left"]Chương 1:[/TD]
    [TD="width: 448, bgcolor: transparent, align: left"]ĐẶC
    ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP XÃ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
    [/TD]
    [TD="width: 71, bgcolor: transparent"]
    9​
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 103, bgcolor: transparent"]
    1.1​
    [/TD]
    [TD="width: 448, bgcolor: transparent, align: left"]Quan niệm về hệ thống chính trị
    cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta[/TD]
    [TD="width: 71, bgcolor: transparent"]
    9​
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 103, bgcolor: transparent"]
    1.2.​
    [/TD]
    [TD="width: 448, bgcolor: transparent, align: left"]Đặc điểm và
    vai trò của hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước
    ta hiện nay[/TD]
    [TD="width: 71, bgcolor: transparent"]
    16​
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 103, bgcolor: transparent"]
    Chương 2
    [/TD]
    [TD="width: 448, bgcolor: transparent, align: left"]THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP XÃ VÙNG
    ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÀO CAI HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD="width: 71, bgcolor: transparent"]
    28​
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 103, bgcolor: transparent"]
    2.1​
    [/TD]
    [TD="width: 448, bgcolor: transparent, align: left"]Đặc điểm, tình
    hình các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu tỉnh Lào Cai tác động đến hệ thống
    chính trị ở xã[/TD]
    [TD="width: 71, bgcolor: transparent"]
    28​
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 103, bgcolor: transparent"]
    2.2​
    [/TD]
    [TD="width: 448, bgcolor: transparent, align: left"]Thực trạng
    hoạt động của
    hệ thống chính
    trị cấp xã
    vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai[/TD]
    [TD="width: 71, bgcolor: transparent"]
    39​
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 103, bgcolor: transparent"]
    2.3.​
    [/TD]
    [TD="width: 448, bgcolor: transparent, align: left"]Những vấn đề đặt ra trong hoạt
    động của hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào
    Cai[/TD]
    [TD="width: 71, bgcolor: transparent"]
    71​
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 103, bgcolor: transparent"]
    Chương 3
    [/TD]
    [TD="width: 448, bgcolor: transparent, align: left"]QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP
    CHỦ YẾU NHẰM KIỆN TOÀN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP XÃ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU
    SỐ Ở TỈNH LÀO CAI HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD="width: 71, bgcolor: transparent"]
    84​
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 103, bgcolor: transparent"]
    3.1.​
    [/TD]
    [TD="width: 448, bgcolor: transparent, align: left"]Quan điểm cơ bản nhằm kiện toàn hệ thống
    chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai hiện nay[/TD]
    [TD="width: 71, bgcolor: transparent"]
    84​
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 103, bgcolor: transparent"]
    3.2.​
    [/TD]
    [TD="width: 448, bgcolor: transparent, align: left"]Những giải
    pháp chủ yếu nhằm kiện toàn hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc
    thiểu số tỉnh Lào Cai hiện nay[/TD]
    [TD="width: 71, bgcolor: transparent"]
    89​
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 103, bgcolor: transparent, align: left"][/TD]
    [TD="width: 448, bgcolor: transparent, align: left"]KẾT LUẬN[/TD]
    [TD="width: 71, bgcolor: transparent"]
    114​
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 103, bgcolor: transparent, align: left"][/TD]
    [TD="width: 448, bgcolor: transparent, align: left"]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD="width: 71, bgcolor: transparent"][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống và diễn ra mọi hoạt động của đời sống xã hội một cách sinh động. Hệ thống chính trị cơ sở có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị nước ta, là cấp trực tiếp tổ chức, hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.Các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi ở nước ta có những đặc điểm riêng khác với ở phường, thị trấn và các xã vùng đồng bằng. Bởi vì, nơi đây có vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng; trình độ phát triển kinh tế -xã hội thấp; tính đa diện trong văn hóa tộc người; trình độ dân trí chưa cao; sự phức tạp, nhạy cảm trong vấn đề dân tộc, tôn giáo Chính những đặc điểm ấy đã làm cho vị trí, vai trò của hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trở nên đặc biệt quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương.
    Thời gian qua, với sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi ở nước ta đã từng bước được kiện toàn, đạt hiệu quả cao trong tổ chc và hoạt động. Tuy vậy, hệ thống chính trị vùng này vẫn còn những yếu kém và hạn chế cần khắc phục như: chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong hệ thống chính trị cấp xã; nội dung và phương thức hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi; trình độ văn hóa, quản lý và năng lực điều hành công việc thực tiễn của cán bộ cấp xã vùng dân tộc thiểu số miền núi còn nhiều hạn chế Điều này càng bộc lộ rõ hơn trong giai đoạn dân chủ hóa hiện nay, nhất là từ khi thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (1998) và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (2007).
    Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam, đơn vị hành
    chính của tỉnh bao gồm 1 thành phố Lào Cai và 8 huyện, với 164 xã, phường, thị trấn, trong đó có 138 xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Địa bàn tỉnh cũng là nơi sinh sống và cư trú của 13 dân tộc với 25 nhóm ngành khác nhau, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 64,09 % dân số. Nhìn chung, các dân tộc anh em cùng chung sống hoà thuận, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Đặc thù trên đòi hỏi các cấp ủy đảng và chính quyền của tỉnh cần đặc biệt quan tâm đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Mục tiêu là tăng cường khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của các xã để đưa đồng bào các dân tộc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng cuộc sống văn minh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước.
    Để thực hiện nhiệm vụ đó, giải pháp đầu tiên có ý nghĩa quyết định nhất là cần phải kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai, việc kiện toàn hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt là cấp xã đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống chính trịcấp xã đã được kiện toàn theo hướng gần dân, vì dân hơn; phương pháp công tác và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ xã được đổi mới. Năng lực chỉ đạo, điều hành và quản lý của chính quyền cấp cấp xã có nhiều tiến bộ, hiệu lực, hiệu quả được nâng lên; cải cách thủ tục hành chính bước đầu có chuyển biến tích cực. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục được đổi mới về nội dung và phương thức, bảo đảm thiết thực và hiệu quả hơn. Nội bộ cấp
    uỷ đoàn kết, thống nhất, sự đồng thuận trong Đảng, chính quyền và nhân dân ngày càng tăng.
    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nói trên, hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai vẫn đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ: Tình trạng quan liêu, tham nhũng, mất đoàn kết nội bộ xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị cơ sở chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ; nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới; đội ngũ cán bộ xã ít được đào tạo, bồi dưỡng Trong khi đó, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, triệt để lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, những khó khăn trong đời sống của đồng bào và những hạn chế, yếu kém của hệ thống chính trị các cấp để nói xấu Đảng, Nhà nước, hòng làm mất lòng tin của đồng bào vào đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
    Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng và những vấn đề đặt ra đối vớihệ thống chính trị ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai hiện nay là nhiệm vụ hết sức bức thiết. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai” làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ Triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học của mình.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...