Thạc Sĩ Hệ thống chính quyền cơ sở và đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1. Hệ thống chính quyền cơ sở:
    1.1. Khái niệm:
    Chính quyền cấp cơ sở là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính Nhà nước.
    Theo quan niệm trên thì từ khi ra đời cho đến nay nước ta đã trải qua nhiều lần thay đổi cách phân chia đơn vị hành chính -lãnh thổ nhưng cấp chính quyền nhỏ nhất là cấp xã vẫn không thay đổi. Và chính quyền nhà nước cấp xã gọi là cấp chính quyền cơ sở.
    Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung 2001) thì chính quyền cơ sở (cấp xã) ở Việt Nam gồm:
    Xã (cho vùng nông thôn);
    Phường (cho thành phố, thị xã);
    Thị trấn (trung tâm huyện).

    1.2. Đặc điểm của chính quyền cấp cơ sở:

    Chính quyền địa phương cấp xã Việt Nam, xuất phát từ quá trình hình thành và phát triển, xét ở góc độ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền mang một số đặc trưng sau:
    - Theo hệ thống thứ bậc thì chính quyền cấp xã gồm HDND và UBND, là cấp cuối cùng, thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp;
    - Chính quyền cấp xã thực hiện chức năng QLNN, trực tiếp quản lý nhân dân địa phương. Vì vậy, hoạt động công vụ chịu ảnh hưởng nhiều của phong tục tập quán, lối sống riêng của mỗi địa phương lãnh thổ.
    - Chính quyền cấp xã là cấp QLNN có đầu mối quản lý trực tiếp nhất, phức tạp nhất; là cấp có mối quan hệ trực tiếp giữa nhà nước và nhân dân, đại diện bộ máu chính quyền Nhà nước giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống thường nhật của người dân
    - Tuy nhiên hiện nay, Chính quyền cấp xã mặt bằng chung:
    + Quy mô CBCC QLHCNN nhỏ và lẻ, thiếu cán bộ, trình độ không đồng đều và chưa đáp ứng yêu cầu QLHCNN ở địa phương.
    + Phương tiện trang bị quản lý thiếu, chỉ mang tính phổ thông
    + Kinh phí hoạt động thường eo hẹp và không chủ động
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...