Luận Văn Hệ thống chỉ thị và chỉ số môi trường để đánh giá và so sánh hiện trạng môi trường giữa các thành ph

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT : Sự phát triển kinh tế theo chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
    Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy đầu tư, tăng cường khai thác tài nguyên và phát triển công
    nghiệp tại các tỉnh thành phố ven các lưu vực sông. Các hoạt động kinh tế tất yếu dẫn đến sự
    tác động mạnh đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên. Nhằm đảm bảo phát triển
    bền vững, cần có sự đánh giá hiện trạng môi trường đã và đang bị tác động như thế nào,
    nhằm giúp cho các nhà lãnh đạo có cơ sở ra quyết định. Các thông tin về trạng thái môi
    trường và diễn dịch chúng thành dạng dễ hiểu để thông tin cho các nhà ra quyết định.
    Dựa trên mô hình “áp lực, trạng thái- đáp ứng”của OECD, báo cáo phân tích những
    vấn đề lý luận và thực tiễn, phân biệt giữa chỉ thị, chỉ số môi trường và đề xuất hệ thống các
    chỉ thị và chỉ số áp dụng để làm căn cứ so sánh chất lượng môi trường giữa các đô thị ven
    các lưu vực sông. Một bộ chỉ thị đề xuất cho cấp tỉnh thành phố bao gồm các chỉ thị áp lực,
    chỉ thị trạng thái, chỉ thị tác động và chỉ thị đáp ứng, xét cho các thành tố của môi trường
    như đất, nước, không khí, trong đó đặc biệt chú trọng đến các chỉ thị bảo vệ nguồn nước trên
    các lưu vực.
    Một chương trình nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ số-chỉ thị môi trường trên phạm vi
    lưu vực sông Sài gòn – Đồng Nai cũng được đề xuất.
    1.BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA HỆ THỐNG CHỈ THỊ VÀ
    CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC TỈNH THÀNH TRÊN CÁC LƯU VỰC SÔNG
    Hiện nay, vấn đề phát triển bền vững đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều quốc gia không
    phân biệt mức độ phát triển. Phát triển bền vững có thể hiểu là “Cải thiện chất lượng sống của
    con người trong khi đang sống trong phạm vi khả năng cung cấp của các hệ sinh thái.
    IUCN/UNEP/WWF, 1991); hoặc là “Tìm kiếm nhằm thỏa mãn nhu cầu và khát vọng của hiện
    tại mà không làm tổn hại nhu cầu và khát vọng đó trong tương lai (WCED [Brundtland
    commission], 1987) hoặc là “Để thỏa mãn các nhu cầu môi trường và phát triển một cách bình
    đẳng của các thế hệ hiện tại và tương lai”. Nhiều nhà nghiên cứu đã nêu ra ba khía cạnh phát
    triển bền vững là: bền vững kinh tế (bảo toàn tư bản: Nhân lực, nhân tạo và tự nhiên); bền
    vững xã hội và bền vững môi trường (Duy trì các chức năng hỗ trợ sự sống của hệ sinh thái;
    phát thải trong phạm vi khả năng tự phân hủy; sử dụng các tài nguyên tái tạo trong phạm vi
    tốc độ tái tạo; giữa tốc độ tiêu thụ bằng với tốc độ tạo ra các chất thay thế).
    Lưu vực Sông SG-ĐN gồm nhiều tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng
    Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng đang phát
    triển công nghiệp. Đây là khu vực có nhịp độ tăng trưởng nhanh, với một nền kinh tế mở có
    các mối giao lưu hợp tác với nhiều nước trên thế giới. Theo quy hoạch được phê duyệt, Các
    tỉnh lưu vực sông SG-ĐN có đến trên 50 khu công nghiệp và chế xuất cùng với 46 dự án phát
    triển cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp dịch vụ liên quan đến giao thông vận tải, thông tin
    liên lạc, cấp thoát nước và bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên, sản xuất và chế biến hàng
    tiêu dùng và xuất khẩu . Tốc độ công nghiệp hóa của các tỉnh thành trong lưu vực đã đặt ra
    những vấn đề về môi trường và phát triển bền vững.
    Hiện nay với sự chạy đua thu hút đầu tư, vì quyền lợi cục bộ hoặc do chưa nhận thức đầy
    đủ hay thiếu thông tin và kiến thức công nghiệp, có thể dẫn đến phát triển nhiều ngành sản
    xuất công nghiệp mà chất thải có thể gây nguy hại đến các hệ sinh thái trong lưu vực và đe
    dọa tiềm tàng đến sự phát triển bền vững của các thành phố.
    TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 9,Moâi Tröôøng &Taøi Nguyeân -2006
    Trang 27
    Đối diện với các hệ quả tiêu cực của các hiện tượng làm suy thoái môi trường do phát
    triển công nghiệp và đô thị hóa, cần phải thu thập thông tin về trạng thái môi trường và diễn
    dịch chúng thành dạng dễ hiểu để thông tin cho các lãnh đạo xem xét. Các chỉ thị và chỉ số
    môi trường có thể phục vụ cho mục đích này.
    Tóm lại, để có cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo trung ương cũng như địa phương
    trong các lưu vực sông nói chung và lưu vực SG-ĐN nói riêng, việc xây dựng một hệ thống
    các chỉ thị- chỉ số thông tin môi trường là thật sự cần thiết và cấp bách.
    Trước khi làm rõ định hướng xây dựng hệ thống chỉ thị-chỉ số bền vững môi trường cho lưu
    vực, có lẽ cũng cần điểm qua các khái niệm cơ bản về hệ thống chỉ thị chỉ số thường áp dụng
    trong môi trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...