Tiểu Luận Hệ thống câu hỏi ôn tập lịch sử kinh tế quốc dân

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    Bản tổng hợp trả lời 10 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử kinh tế quốc dân.

    HỆ THỐNG BÀI TẬP LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN

    1. So sánh cuộc cách mạng công nghiệp giữa Anh - Mỹ dựa trên các yếu tố: vốn và vai trò của nhà nước; tiến trình và đặc điểm của cách mạng; việc tận dụng các lợi thế để phát triển.
    2. So sánh cuộc cách mạng công nghiệp giữa Anh và Nhật Bản dựa trên các yếu tố: vốn và vai trò của nhà nước; tiến trình và đặc điểm của cách mạng; việc tận dụng các lợi thế để phát triển.
    3. So sánh cuộc cách mạng công nghiệp giữa Mỹ và Nhật Bản dựa trên các yếu tố: vốn và vai trò của nhà nước; tiến trình và đặc điểm của cách mạng; việc tận dụng các lợi thế để phát triển.
    4. Phân tích những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973
    5. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sai lầm và sự trì trệ trong phát triển kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1958 – 1978.
    6. Phân tích những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự thành công của nền kinh tế Trung Quốc giai đoạn từ năm 1979 đến nay.
    7. Anh (chị) hãy trình bày điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (lựa chọn 1 trong các lĩnh vực sau: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; Đào tạo và sử dụng lao động; Phát triển khoa học và công nghệ; Sử dụng vốn đầu tư; Chống tham nhũng; ).
    Nguyên nhân? Giải pháp khắc phục?
    Bài 1: So sánh CMCN Anh - Mỹ - Nhật Bản (dựa vào một số yếu tố sau: Vốn và vai trò của Nhà nước trong tiến trình cách mạng; tiến trình và đặc điểm; tận dụng các lợi thế để phát triển).
    Bài làm:
    Cách mạng công nghiệp thực chất là một cuộc cách mạng kỹ thuật, thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc, xây dựng cơ sở vật chất cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn công trường thủ công lên giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, bảo đảm sự toàn thắng của chủ nghĩa tư bản đối với nền sản xuất nhỏ.
    Giống nhau:
    Cuộc cách mạng bắt đầu với sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp dệt. Sau đó, với nhu cầu cung cấp máy móc và năng lượng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép được cải thiện và than đá sử dụng với khối lượng lớn. Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt Bên cạnh đó, đường giao thông được nâng cấp lớn cho hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ hơi nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến gia tăng năng suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 19 tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác
    CMCN thực chất là quá trình thay thế kỹ thuật thủ công bằng kỹ thuật cơ khí. CMCN Anh gắn với cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Cũng như vậy, cuộc CMCN Mỹ được bắt đầu ở miền Bắc của nước Mỹ vào những năm cuối thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19. Kéo dài hơn so với Anh. Còn sau cải cách Minh Trị, Nhật Bản đã diễn ra cuộc CMCN (khoảng từ năm 1871). Cả Anh, Mỹ và Nhật Bản đều tiến hành cuộc cách mạng từ CN nhẹ đến CN nặng.
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...