Luận Văn Hệ thống các biện pháp phi thuế quan trên thế giới và ảnh hưởng của nó đến thương mại quốc tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mục lục
    Trang
    Lời nói đầu . 1
    chương I: chính sách thương mại và các biện pháp phi thuế quan 3
    I. Các biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước 3
    1. Sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước 3
    2. Các biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước . 4
    2.1 Các biện pháp thuế quan (Tariff Measures) . 5
    2.2 Các biện pháp phi thuế quan (Non -Tariff Measures) 6
    II. Kinh nghiệm áp dụng các biện pháp phi thuế quan ở một số nước 11
    1. Kinh nghiệm của Hoa kỳ 11
    2. Kinh nghiệm của Thái Lan 13
    3. Kinh nghiệm của Trung Quốc . 16
    III. Cơ sở khoa học của việc áp dụng các biện pháp phí thuế quan 20
    1. Những cơ sở khoa học của việc áp dụng . 20
    1.1 Việc áp dụng mang tính khách quan . 20
    1.2 Việc áp dụng mang tính phổ biến . 21
    1.3 Việc áp dụng mang tính dài hạn 21
    2. Cần chú ý khi áp dụng các biện pháp phi thuế quan 22
    2.1 Sự lạm dụng các biện pháp phi thuế quan 22
    2.2 Cần loại bỏ NTM cổ điển và xây dựng các NTM hiện đại
    22
    2.3 Lựa chọn đúng đắn lĩnh vực sản xuất cần bảo hộ 23
    Chương II: Hệ thống các biện pháp phi thuế quan trên thế giới và ảnh hưởng của nó đến thương mại quốc tế . 24
    I. Hệ thống các hàng rào phi thuế quan trên thế giới . 24
    1. Định nghĩa 24
    1.1 Các biện pháp phi thuế . 24
    1.2 Hàng rào phi thuế quan 24
    2. Hệ thống các biện pháp phi thuế quan trên thế giới . 25
    2.1 Các biện pháp gần thuế . 25
    2.2 Các biện pháp kiểm soát giá 26
    2.3 Các biện pháp tài chính . 26
    2.4 Các biện pháp cấp giấy phép tự động . 26
    2.5 Các biện pháp kiểm soát số lượng . 27
    2.6 Các biện pháp độc quyền 27
    2.7 Các biện pháp kỹ thuật . 27
    2.8 Các biện pháp trong nước 27
    II. Hệ thống các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2001 28
    1. Tổng quan về nền kinh tế . 28
    1.1 Tình hình phát triển kinh tế thương mại 28
    1.2 Những thay đổi về thuế quan . 38
    2. Các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2001 . 43
    2.1 Các biện pháp quản lý định lượng . 44
    2.2 Các biện pháp quản lý về giá . 48
    2.3 Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp 50
    2.4 Hàng rào kỹ thuật . 51
    2.5 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 53
    2.6 Các biện pháp liên quan đến đầu tư . 55
    2.7 Các biện pháp quản lý hành chính . 58
    III. ảnh hưởng của các hàng rào phi thuế quan đến thương mại quốc tế 59
    1. ảnh hưởng của các hàng rào cản phi thuế quan đến thương mại quốc tế . 59
    2. Bảo hộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế . 61
    3. Tác động của bảo hộ đối với một số lĩnh vực sản xuất ở nước ta giai đoạn 1996 - 2000 . 63
    Chương III: định hướng áp dụng các biện pháp phi thuế quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam 70
    I. Các quan điểm chung khi áp dụng các biện pháp phi thuế . 70
    1. áp dụng có chọn lọc . 70
    2. áp dụng có lộ trình . 71
    3. áp dụng trên cơ sở phối hợp đồng bộ các cam kết quốc tế . 72
    4. Cố gắng áp dụng nhiều NTM mới . 73
    5. Nhất quán và rõ ràng . 73
    II. Những cam kết quốc tế liên quan đến các biện pháp phi thuế 73
    1. Cam kết trong CEPT / AFTA . 74
    2. Cam kết với quỹ MIYAZAWA 75
    3. Cam kết với IMF / WORLDBANK 76
    4. Cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 76
    5. Dự kiến cam kết với WTO . 78
    III. Đề xuất các NTM để bảo hộ sản xuất trong nước 80
    1. Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật 80
    2. Các biện pháp chống bán phá giá . 81
    3. Tự vệ 81
    4. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng 81
    5. Thuế thời vụ 83
    6. Hạn ngạch thuế quan . 83
    7. Tự vệ đặc biệt 84
    8. Chống buôn lậu 84
    9. Các biện pháp liên quan đến môi trường . 84
    Phụ lục: Tình hình ban hành các văn bản pháp quy áp dụng NTM gần đây . 86

    Lời nói đầu


    Trong xu thế hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, phạm vi của chính sách thương mại các quốc gia đang dần được mở rộng nhanh chóng để đón lấy những luồng gió mới từ bên ngoài. Hệ thống chính sách kinh tế thương mại của các quốc gia mở rộng trên mọi lĩnh vực, từ hàng hoá, dịch vụ đến đầu tư, cạnh tranh, tài chính, môi trường và điều mà ai cũng dễ dàng nhận thấy là thương mại quốc tế đang đem lại lợi ích cho mọi quốc gia. Vì thế, phấn đấu cho một nền thương mại tự do toàn cầu đang là mục tiêu của nhiều quốc gia mà minh chứng rõ nét nhất là sự ra đời và phát triển của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, các nước đều duy trì các rào cản thương mại nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa. Bên cạnh hàng rào thuế quan, rất nhiều hàng rào phi thuế đã ra đời. Mức độ cần thiết và lý do sâu xa dẫn đến việc bảo hộ nội địa của từng quốc gia cũng khác nhau, đối tượng cần bảo hộ cũng khác nhau càng khiến cho các hàng rào phi thuế trở nên đa dạng. Chính các hàng rào này đã đang và sẽ gây ra những cản trở đối với sự phát triển của thương mại quốc tế và phương hại đến ý tưởng xây dựng và hoàn thiện một nền thương mại tự do toàn cầu, cạnh tranh bình đẳng. Bởi vậy, nhiệm vụ đau đầu hơn của các quốc gia hiện nay là làm sao xây dựng được một chính sách thương mại vừa có khả năng hội nhập lại vừa có thể bảo vệ sản xuất trong nước. Công cụ thuế quan là một công cụ rất hữu ích, tuy nhiên nó quá lộ liễu trong việc để cho người ta cảm nhận được nó và trên thực tế thì hiện nay, tất cả các vòng đàm phán của mọi tổ chức thương mại quốc tế đều quan tâm đặc biệt đến việc cắt giảm hàng rào thuế quan, mở rộng hội nhập kinh tế. Chính vì thế mà mục tiêu hiện nay của các quốc gia là kiến thiết một hàng rào phi thuế quan thật tinh vi, vừa có tác dụng bảo hộ tốt lại không bị các quốc gia khác lên án. Do đó, giờ đây, ngày càng có nhiều các hàng rào phi thuế mới ra đời với mức độ bảo hộ tốt hơn và ngày càng tinh vi hơn, nhạy cảm hơn. Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là làm sao định hướng cho đúng việc áp dụng các NTM vừa phát huy hữu ích vai trò của nó, vừa phù hợp với các cam kết quốc tế. Đó cũng chính là mục tiêu nghiên cứu của cuốn luận văn này.
    Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, em xin trình bày một số hiểu biết khiêm tốn của mình về lĩnh vực đang rất nóng hổi này. Em xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã giúp em hoàn thành luận văn này, và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo, Phó Tiến Sĩ-Nhà giáo ưu tú Vũ Hữu Tửu, người đã tận tình giúp đỡ em từ khâu xây dựng ý tưởng cho tới khi hoàn thành công trình nhỏ này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...