Tài liệu Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Fox

Thảo luận trong 'Căn Bản' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Fox
    1. các khái niệm chung1.1. Khái niệm tệp cơ sở dữ liệu (Database file)Các thông tin trên thực tế thường lưu trữ dưới dạng bảng biểu, mỗi bảng biểu được thể hiện trên các bảng hai chiều gồm các dòng và các cột.
    Mỗi cột trong bảng chứa thông tin về một thuộc tính của các đối tượng, gọi là một trường (Field), còn một hàng trong bảng là một bộ thông tin về tất cả các thuộc tính của một đối tượng gọi là một bản ghi (Record).
    Mỗi tệp dữ liệu tương tự như một bảng hai chiều gồm các dòng (bản ghi) và các cột (trường) chứa thông tin về một tổ chức nào đó (như một trường đại học, một ngân hàng, một công ty .) để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau
    Trường (Field) chính là đơn vị dữ liệu cơ sở của cơ sở dữ liệu. Mỗi trường xác định bởi các đặc trưng sau đây:
    - Tên trường: Tên trường là một dãy không quá 10 ký tự, thuộc loại chữ cái, chữ số, dấu gạch nối và bắt đầu phải là một chữ cái, không phân biệt chữ in và thường. Trong một tệp cơ sở dữ liệu không có hai trường trùng tên.
    Ví dụ: Ho_Ten, Diem1, SBD, Nam, Ngay_Sinh
    - Kiểu trường: Xác định loại thông tin chứa trong trường. Có các kiểu chính sau:
    + Kiểu kí tự (Character): chứa các chữ cái, chữ số không tính toán và các kí tự đặc biệt.
    + Kiểu số (Numeric): chứa các số có thể tham gia vào các phép toán số học
    + Kiểu ngày (Date): lưu trữ một ngày tháng năm cụ thể
    + Kiểu logic (Logical): để ghi các thông tin chỉ có hai giá trị trái ngược nhau của một thuộc tính
    + Kiểu kí ức (Memo): thường để ghi các thông tin của các thuộc tính dùng để tra cứu
    - Độ rộng trường: để xác định số ký tự nhiều nhất ghi được trong trường đó.
    - Số chữ số thập phân: để xác định số chữ số thập phân được dùng đối với trường kiểu số. Nếu số chữ số thập phân là 0 thì là số nguyên.
    * Ví dụ : Để quản lý kết quả học tập của 100 sinh viên, mỗi sinh viên cần biết: Họ và tên, số báo danh, điểm thi môn 1, điểm thi môn 2 thì phải tổ chức một tệp gồm 100 bản ghi, mỗi bản ghi chứa thông tin về một học sinh, gồm 4 trường, chẳng hạn như: Ho_ten, SBD, Diem1, Diem2
    [TABLE=align: center]
    [TR]
    [TD]Ho_ten
    [/TD]
    [TD]SBD
    [/TD]
    [TD]Diem1
    [/TD]
    [TD]Diem2
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nguyễn Văn A
    [/TD]
    [TD]A0001
    [/TD]
    [TD]7
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Trần Thị B
    [/TD]
    [TD]A0002
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [TD]7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Ngô Việt C
    [/TD]
    [TD]A0005
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    * Chú ý:
    + Mỗi bản ghi có không quá 4000 ký tự
    + Mỗi tệp không quá 128 trường
    + Tệp dữ liệu có phần mở rộng là DBF
    1.2.Khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệuPhần mềm cho phép người dùng giao tiếp với CSDL, cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tìm kiếm và lưu trữ thông tin của CSDL được gọi là hệ quản trị CSDL.
    Hiện nay có nhiều ngôn ngữ quản trị dữ liệu, chẳng hạn như : DBASE, FOX, ACCESS, SQL Server, ORACLE . Trong các bài toán quản lý kinh tế, FOX là một trong những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất.
    2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu fox2.1. Làm quen với FOX2.1.1. Khởi động FOXTa có thể dùng 1 trong 3 cách:
    - Từ biểu tượng của chương trình trong màn hình chính của Windows
    - Từ thực đơn START, chọn PROGRAMS rồi chọn mục tương ứng.
    - Từ RUN, chọn tên tệp chương trình cần chạy rồi chọn OK để chạy.
    Sau khi khởi động xong, màn hình xuất hiện 1 cửa sổ lệnh(Command window), báo cho người sử dụng biết Fox đã khởi động xong, sẵn sàng nhận các lệnh Fox để thực hiện. Ta sẽ tìm hiểu cách làm việc với Fox thông qua các lệnh vào từ cửa sổ lệnh.
    2.1.2.Thoát khỏi FoxCó 3 cách thoát khỏi FOX:
    - Đưa lệnh QUIT vào từ cửa sổ lệnh command
    - Chọn trên thực đơn lựa chọn FileàExit.
    - Đóng cửa sổ hoạt động của Fox bằng nút Close.
    Khi đó máy sẽ tự động đóng các tệp của FOX rồi thoát khỏi FOX, trở về môi trường WINDOWs.
    2.2. Hai chế độ làm việc với FOX.2.2.1.Chế độ hội thoại (trực tiếp)Là chế độ đưa vào từng lệnh của FOX qua cửa sổ lệnh, kết thúc ấn 8. Lệnh thực hiện ngay, xong lại quay về cửa sổ lệnh để chờ lệnh.
    Chế độ này chỉ thường dùng để thực hiện các thao tác đơn giản trên các tệp dữ liệu hoặc để sửa, chạy chương trình FOX.
    2.2.2. Chế độ chương trình (gián tiếp)Là chế độ ghép các lệnh Fox thành 1 tệp chương trình Fox và ghi chương trình này lên đĩa. Tệp này có tên do người sử dụng đặt với phần mở rộng là .PRG (viết tắt của PROGRAM).
    Các chương trình có thể được soạn thảo ngay trong môi trường của FOX hoặc có thể dùng 1 hệ soạn thảo nào đó. Trong môi trường của FOX để soạn chương trình, từ cửa sổ lệnh ta đưa vào lệnh:
    MODIFY COMMAND <tên tệp>
    Sau đó người sử dụng tiến hành soạn thảo chương trình tương tự như soạn thảo văn bản, mỗi lệnh thường được viết trên 1 dòng, nếu dòng lệnh quá dài thì có thể viết trên nhiều dòng, nhưng để máy nhận biết các dòng của cùng 1 lệnh thì cuối cùng các dòng dở dang phải có ký tự chấm phẩy(" class="mceSmilieSprite mceSmilie2" alt=";)" title="Wink ;)">. Kết thúc toàn bộ chương trình ấn ^W để máy ghi chương trình lên đĩa.
    Để chạy chương trình đã có trên đĩa, từ cửa sổ lệnh ta đưa vào lệnh:
    DO <tên tệp>
    Trong đó: <tên tệp> là tên tệp chương trình cần chạy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...