Tài liệu Hệ luận từ kết quả giải mã văn bia Tông dức thế tự bi.

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hệ luận từ kết quả giải mã văn bia Tông dức thế tự bi.

    Trúc Diệp Thanh


    Giải mã văn bia Tông đức thế tự bi, giúp sáng tỏ một số nghi vấn đang tồn tại xung quanh Đô đốc Đặng Tiến Giản và một số nhân vật lịch sử cùng thời.

    -Về sự ngộ nhận Đặng Đô đốc ở Lương Xá chính là Đô đốc Long:

    Các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá(Chương Mỹ-Hà Nội)được giới sử học phát hiện và khai thác từ những năm đầu thập kỷ 70(tk XX) với nhận định:các di bản trên nói về Đô đốc Đặng Tiến Đông và Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long,vị chỉ huy quân Tây Sơn đánh thắng trận Đống Đa tiến trước vào Thăng Long trong chiến dịch đại phá 29 vạn quân Thanh do vua Quang Trung chỉ huy dịp Tết năm Kỷ Dậu(1789).Việc giải mã văn bia Tông đức thế tự bi đã làm sáng tỏ thông điệp của 2 ông Phan Huy Ích,Ngô Thì Nhậm để lại cho hậu thế qua biên soạn và khắc văn bia Tông đức thế tự bi là nói về trận đánh của quân Tây Sơn ra Bắc Thành cuối năm Đinh Vị/Mùi (1787),đầu năm Mậu Thân(1788) để trừng phạt bè lũ Nguyễn Hửu Chỉnh,Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản tham dự trận này với tư cách là đại tướng chỉ huy đội tiên phong.Văn bia Tông đức thế tự bi không đề cập đến trận đánh quân Thanh xảy ra đầu năm Kỷ Dậu(1789) thì đương nhiên Đô đốc Đặng Tiến Giản(trước đây đọc sai tên là Đặng Tiến Đông)đương nhiên không phải là Đô đốc Long.

    -Về năm mất của Đặng Tiến Giản : trên các trang sử giới thiệu về tiểu sử “Đặng Tiến Đông” tức Đặng Tiến Giản đều xác định năm sinh của nhân vật là năm 1738. Riêng năm mất của nhân vật còn có nhiều ý kiến khác nhau. Từ điển “Nhân vật lịch sử của Việt nam” của Nguyễn Quang Thắng-Nguyễn Bá Thế (Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh tái bản năm 2006) ghi ”Đặng Tiến Đông mất năm 1787”, có nơi ghi ”năm 1803”, có nơi ghi ”mất vào cuối triều Tây Sơn” Văn bia “Tông đức thế tự bi” tuy không ghi rõ năm mất của Đặng Tiến Giản song đây là văn bia do 2 ông Phan Huy Ích, Ngô thì Nhậm soạn để tưởng nhớ Đặng Tiến Giản thì năm 1797 -năm lập bia, chính là cột mốc xác định tuổi thọ tối đa của Đặng Tiến Giản. Những nơi ghi ông mất năm 1787 hoặc 1803 đều không có căn cứ cần loại bỏ. Xác định ông mất vào cuối triều Tây Sơn là có căn cứ song đã có cơ sở xác định cụ thể hơn là ông mất trong khoảng giữa năm 1794 (năm đúc chuông tặng chùa Trăm Gian) và năm 1797 (năm lập bia) dưới triều vua Cảnh Thịnh.

    - Về năm mất của Nguyễn Hữu Chỉnh: Trên các trang sử giới thiệu tiểu sử Nguyễn Hữu ChỉnhTông đức thế tự bi cho thấy xác định năm mất của Nguyễn Hữu Chỉnh vào năm 1787 là không chính xác! Các sáchHoàng Lê nhất thống chí, Khâm định Việt sử cương mục đều chép quân Tây Sơn dưới sự thống lĩnh của Vũ Văn Nhậm bắt đầu tiến quân ra Bắc Hà vào tháng Một năm Đinh Vị/Mùi (mùa đông năm 1787). Song việc đánh ra Bắc Hà không phải là một cuộc hành quân dễ dàng nhanh chóng! Bắc triều còn đầy đủ binh hùng tướng mạnh để chống lại cuộc bắc tiến của quân Tây Sơn trên từng đoạn đường dẫn đến kinh thành. Riêng phòng tuyến sông Thanh Quyết (Gia Viễn) cha con Nguyễn Hữu Chỉnh huy động đến 3 vạn quân có trọng pháo, thủy quân để ngăn chặn quân của Vũ Văn Nhậm. Nguyễn Hữu Chỉnh cùng vua Lê buộc phải rút chạy khỏi Thăng Long sau khi phòng tuyến này bị quân Tây Sơn đánh tan vỡ Các sách sử không ghi chính xác ngày tháng quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long: Hoàng Lê nhất thống chí, Khâm định Việt sử cương mục ghi cuối đông năm Đinh Vị, Tây Sơn thuật lược, Quang Trung anh hùng dân tộc (Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm) ghi đầu năm Mậu Thân. Văn bia “Tông đức thế tự bi” chép “đầu năm Mậu Thân Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản đánh tan quân bắc triều tiến trước vào Thăng Long” là thông điệp đáng tin cậy về thời gian quân Tây Sơn tiến phạm Thăng Long. Hơn nữa, khi quân Tây Sơn vào chiếm Thăng Long Nguyễn Hữu Chỉnh cũng chưa chết! Chỉnh cùng vua Lê đã chạy lên Hải Dương tổ chức phòng thủ. Võ Văn Nhậm phải sai bộ tướng Nguyễn Văn Hòa truy kích và Hòa đã giết tại trận Nguyễn Hữu Du (con Chỉnh), sau đó bắt sống Chỉnh tại Mục Sơn (tên xã, thuộc huyện Yên Thế nay là thôn Mục Sơn, xã Cao Thượng, huyện Tân Yên, Bắc Giang). Giải Chỉnh về Thăng Long, Vũ Văn Nhậm hỏi tội và giết chết. Lúc này là tháng giêng năm Mậu Thân (1788).

    - Đô đốc Long quê ở đâu? Việc xác định lai lịch Đô đốc Đặng Tiến Giản không có nghĩa là người viết phủ nhận sự tồn tại của Đô đốc Long. Cũng đã có người nói Trúc Diệp Thanh (đăng trên Giao điểm online tháng 4/2010) chỉ căn cứ vào văn bia Tông đức thế tự bi để phủ nhận vai trò của Đô đốc Long là thiếu sức thuyết phục!(Duy Phương-Wikipedia). Đây là sự ngộ nhận của người đọc. Bài viết của TDT không nhằm phủ nhận thân thế sự nghiệp của Đô đốc Long mà chỉ nhằm đính chính giả thuyết: ”Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long”. Đúng ra bài viết của TDT nhằm 2 mục đích:

    1- Trả lại sự thật cho Đô đốc Long. Đúng như sử gia Tạ Chí Đại Trường từng nêu: giả thuyết “Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long” là “chôn Đô đốc Long lần thứ hai”.(5) Sự thật là từ sau thập kỷ 70 (TK XX) đến nay, với sự xuất hiện tên“Đặng Tiến Đông”, tên “Đô Đốc Long” hầu như không còn được nhắc đến!

    2- Trả lại cho lịch sử đất nước, lịch sử Thủ đô Thăng Long, lịch sử Đặng tộc ở Lương Xá một đại tướng Tây Sơn văn võ toàn tài, có đức hạnh xứng đáng được tôn vinh là Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản.

    Bài viết này chỉ cung cấp bằng chứng bác bỏ giả thuyết nói về Đô đốc Long là người quê ở Lương Xá. Hiện nay Đô đốc Long quê ở đâu còn nhiều nghi vấn khác:

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...