Tài liệu Hệ điều hành MS- DOS

Thảo luận trong 'Căn Bản' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I.Cấu trúc của hệ điều hành

    1.Cấu trúc:

    Hệ điều hành MS-DOS được thiết kế gồm 3 đơn thể chính là IO.SYS, MSDOS.SYS, COMMAND.COM nhiệm vụ của từng đơn thể là:

    - Đơn thể COMMAND.COM gọi là bộ xử lý lệnh của hệ điều hành .đơn thể này có nhiệm vụ in ra dấu nhắc hệ thống và khi người sử dụng ra lệnh (bằng cách gõ vào từ bàn phim bộ xử lý lệnh đọc và thông dịch lệnh và chuyển điều khiển đến các chương trình tương ứng.

    - Các đơn thể IO.SYS và MSDOS.SYS thực hiện nhiệm vụđiều khiển hệ thống xuất nhập (Input / Output control System – IOCS), hệ thống này phát sinh các lệnh cần thiết khác.

    - Ngoài 3 đơn thể chính trên, hệ điều hành MS-DOS còn thiếu nhiều chương trình tiện ích khác

    2.Xử lý boot và nạp hệ điều hành

    Khi bắt đầu bật công tắc máy, bộ nhớ chính (phần RAM) trống rỗng, người sử dụng vẫn chưa thể điều khiển được máy

    Để người sử dụng có thể có những giao tiếp đầu tiên được với máy cần phải nạp hệ điều hành vào bộ nhớ trong của máy tính, việc này được thực hiện nhờ một chương trình đặc biệt được gọi là chương trình Boot. Chương trình này được chứa trên 1 hoặc 2 Sector đầu tiên của đĩa. Phần cứng được thiết kế sao cho có thể đọc các Sector này một cách tự động. Chương trình Boot bao gồm một vài chỉ thị, nhưng các chỉ thị này đủ để đọc phần còn lại của hệ điều hành vào bộ nhớ trong và ta nói rằng MS-DOS được Boot

    Khi MS-DOS được Boot, các đơn thể COMMAND.COM, MSDOS.SYS và IO.SYS được sao chép vào bộ nhớ trong của máy, nếu sự sao chép là thành công, bộ xử lý lệnh của hệ điều hành sẽ in ra màn hình dấu nhắc hệ thống (System prompt). Tới lúc này người sử dụng có thể ra lệnh cho máy hoạt động theo hiệu lệnh của hệ điều hành

    4.Khởi động máy tính

    4.1.Khởi động máy tính:

    Là theo qui định của hệ điều hành, chúng ta đưa máy đến tình trạng sẵn sàng làm việc theo điều khiển của người sử dụng. Có hai khái niệm cần nhớ ở đây là:

    + Đĩa khởi động (Boot Disk), là đĩa mà trong nó có chứa chương trình Boot các tập tin sau đây của hệ điều hành: IO.SYS, MSDOS.SYS, COMMAND.COM

    + Đĩa khởi động có thể là đĩa cứng, có thể là đĩa mềm, đĩa này được tạo khi định dạng đĩa bằng lệnh FORMAT với tham số / S

    Chúng ta thường có các cách khởi động sau:

    Khởi động bằng đĩa mềm:

    Một quá trình khởi động máy thành công bao gồm các bước sau:

    - Đưa đĩa khởi động vào ổ đĩa khởi động máy (được qui định trước cho mỗi máy, thường là ổ A), cài then ổ đĩa.

    - Bật công tắc ổn áp, bật công tắc POWER trên CPU. Đèn chỉ thị ổ đĩa phát tín hiệu nhấp nháy (màu xanh)

    - Sau đó trên màn hình xuất hiện câu: Starting MSDOS .

    - Chờ cho đến khi trên màn hình xuất hiện câu:

    Current date is Tue 16 - 12 - 2003

    Enter new date (dd-mm-yyyy): -

    - Nhấn phím ENTER

    - Trên màn hình lại xuất hiện câu:

    Current time is Tue 15:40:52,42

    Enter new time:-

    - Nhấn phím ENTER

    - Trên màn hình lại xuất hiện câu thông báo:

    MicroSoft (R) MS_DOS (R) version 6.2, copyright (C) Microsoft Corp 1981 – 1999

    Đây là câu thông báo bản quyền của hãng Microsoft và kí hiệu phiên bản hệ điều hành mà chúng ta đã dùng để khởi động máy

    Khởi động máy bằng đĩa cứng:

    - Không cần đưa bất kỳ đĩa mềm hay đĩa CDROM nào vào trong các ổ đĩa.

    - Bật công tắc ổn áp, bật công tắc POWER trên CPU. Đèn chỉ thị ổ đĩa phát tín hiệu nhấp nháy (màu xanh)

    - Bật công tắc màn hình (nút ON/ OFF)

    - Chờ cho đến khi xuất hiện dấu nhấc:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...