Tài liệu HD ôn thi môn: Lịch sử đảng- CT CCLL

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
    BÀI LÀM1. Nội dung cơ bản của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt:
    Từ tháng 3 năm 1929 đến tháng giêng 1930 có 3 tổ chức đảng cộng sản lần lượt ra đời ở 3 miền Bắc, trung, Nam. Việc ra đời của các tổ chức đảng cộng sản có tác dụng quan trọng đối với phong trào cách mạng Việt Nam. Song trong một nước có 3 tổ chức đảng cộng sản hoạt động riêng rẽ cũng là một trở ngại cho phong trào cách mạng. Trước tình hình đó, nhận chỉ thị của quốc tế cộng sản đồng chí Nguyễn Aùi Quốc đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản từ ngày 3 đến ngày 7/2/1930 tại Cửu Long, Hương cảng, Trung Quốc. Hội nghị đã thấy rõ luận thống nhất các vấn đề: Bỏ mọi thành kiến, xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương thành một đảng; lấy tên đảng là Đảng cộng sản Việt Nam; thấy rõ luận thông qua chính cương, sách lược, điều lệ tóm tắt của Đảng và điều lệ tóm tắt của các đoàn thể quần chúng xác định đường lối cách mạng Việt Nam với những nội dung cơ bản sau đây:
    Nội dung thứ nhất là Cách mạng Việt Nam phải là cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để tiến lên xã hội cộng sản. Thực chất đó là một cuộc cách mạng có hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất đó là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giai đoạn thứ hai là sau khi giành được thắng lợi sẽ chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa để tiến tới xã hội cộng sản.
    Nội dung thứ hai là trong cách mạng tư sản dân quyền có hai nhiệm vụ chiến lược là phản đế, phản phong. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó nhiệm vụ phản đế đặt lên hàng đầu.
    Nội dung thứ ba xác định lực lượng cách mạng, Đảng phải thuần phục giai cấp mình để lãnh đạo dân chúng, dựa hản vào dân cày nghèo, liên lạc với trung nông. Lực lượng cách mạng bao gồm thứ nhất là công- nông là gốc, là động lực của cách mạng, lực lượng thứ hai là những người yêu nước trong các giai cấp khác là đồng minh của cách mạng.
    Nội dung thứ tư là lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của họ hiện nay là Đảng cộng sản Việt Nam.
    Nội dung thứ năm là cách mạng Việt Nam đoàn kết với giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa trên thế giới để chống chủ nghĩa đế quốc. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
    Nội dung thứ sáu là chủ trương giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng.
    2.Phân tích và chứng minh tính đúng đắn của cương lĩnh:
    Với những nội dung nêu trên ta thấy rằng Đảng ta đã thể hiện trình độ tư duy năng động, sáng tạo của mình, một mặt vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, mặt khác đáp ứng chính xác những yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam:
    Vào đầu thế kỷ XX, dưới sự thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam chìm đắm trong vòng áp bức nô lệ, dân tộc bị tước đoạt quyền tư do, mất độc lập, đất nước bị chia cắt, nhân dân lao động bị bần cùng hóa. Chúng dùng chính sách ngu dân để cai trị và từ một xã hội Việt Nam thuần túy nay bị biến thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nhiều mâu thuẫn nảy sinh, trong đó mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến (vấn đề ruộng đất, người cày). Đây là hai mâu thuẫn cơ bản gắn liền với nhau đòi hỏi phải đồng thời giải quyết. Nghĩa là cách mạng Việt Nam phải đồng thời đánh đổ đế quốc để giải phóng dân tộc, đánh phong kiến để giành dân chủ, giành ruộng đất cho người cày. Nhiệm vụ chống đế quốc lẫn phong kiến là yêu cầu khách quan thứ nhất của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, chỉ có giải quyết hai mâu thuẫn đó thì xã hội Việt Nam mới thoát khỏi áp bức bóc lột phát triển đi lên.
    Bên cạnh mâu thuẫn cơ bản đó lại xuất hiện mâu thuẫn chủ yếu đó là dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và bọn tay sai của chúng (đế quốc Pháp đã biến giai cấp phong kiến và tư sản mại bản thành những kẻ tay sai đắc lực) đây là nhiệm vụ phải ưu tiên. Do đó cách mạng Việt Nam trong khi đồng thời chống đế quốc phong kiến cần tập trung ưu tiên nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai để giành độc lập dân tộc. Nhiệm vụ chống phong kiến vẫn được thực hiện đồng thời nhưng bao giờ cũng đặt thấp hơn nhiệm vụ chống đế quốc. Đây là yêu cầu khách quan thứ hai, nó mang tính sâu sắc hơn vì xóa bỏ bỏ chế độ áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc phải gắn liền với việc xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột của chế độ phong kiến. Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải gắn liền với đấu tranh giành dân chủ tự do, độc lập và tự do là hai yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam là nguyện vọng tha thiết của toàn thể nhân dân lao động Việt Nam.
    Xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã diễn ra sự phân hóa sâu sắc và nhiều giai cấp mới xuất hiện. Nhìn chung các giai cấp đương thời (giai cấp địa chủ phong kiến, giai cấp nông dân, giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp tiểu tư sản Việt Nam) đều đã trở thành đối tượng hoặc lực lượng của cách mạng ở các mức độ khác nhau. Đây là yêu cầu khách quan thứ ba, những thành phần giai cấp này họ không có khả năng lãnh đạo cách mạng nhưng họ là lực lượng cách mạng. Nếu ta có chính sách đúng đắn thì sẽ tập hợp lôi kéo họ theo cách mạng tạo nguồn sức mạnh thêm cho cách mạng trong khi thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Riêng đối với giai cấp công nhân Việt Nam thì họ có hai đặc điểm: có đầy đủ những đặc điểm của giai cấp vô sản thế giới (như sống tập trung, đại diện cho phương thức sản xuất hiện đại, có sứ mệnh lịch sử ) đồng thời họ lại có những đặc điểm riêng: vừa bị áp bức giai cấp (với tư cách công nhân) vừa bị áp bức dân tộc (với tư cách người Việt Nam) lại phải chịu ba tầng áp bức (đế quốc, phong kiến, tư sản) cho nên họ có tinh thần triệt để cách mạng và quyền lợi giai cấp, gắn bó chặt chẽ với quyền lợi của dân tộc, có mối quan hệ tự nhiên với nông dân, muốn tự giải phóng mình giai cấp công nhân phải đồng thời giải phóng toàn thể xã hội khỏi mọi sự áp bức bóc lột. Giai cấp công nhân chỉ có thể trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam với điều kiện là phải giác ngộ lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tự tổ chức ra chính Đảng của mình. Đây là yêu cầu khách quan thứ tư hoàn toàn phù hợp với thực tiễn cách mạng và đây cũng không phải là do ý muốn chủ quan của ai.
    Thực tế nói trên vừa là hoàn cảnh vật chất để sản sinh ra phong trào cách mạng, vừa là thước đo đường lối của các tổ chức chính trị, các phong trào cách mạng ở Việt Nam. Nếu như cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có các phong trào yêu nước như phong trào Cần Vương, phong trào Đông du, phong trào Duy tân các phong trào này đấu tranh theo ngọn cờ phong kiến, ngọn cờ tư sản theo kiểu cải lương và đã dẫn đến kết cục thảm hại, lý do là vì do bế tắc, khủng hoảng đường lối, không có lý luận soi đường. Yêu cầu khách quan là phải tìm ra đường lối cách mạng đúng đắn và giai cấp lãnh đạo cách mạng để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. Đây là yêu cầu thứ năm của cách mạng Việt Nam. Và từ đó mới lý giải được vì sao phong trào yêu nước, phong trào công nhân ở Việt Nam lại gặp nhau ở điểm lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm lý luận, là ánh sáng soi đường, là “cẩm nang” giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...