Tài liệu Hd ôn thi kinh tế chính trị- ccll

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÂU1: Trình bày những yếu tố sản xuất cơ bản của nền sản xuất xã hội: Các quy luật về ti sản sản xuất ý nghĩa thự tiển các yếu tố đó.
    Bất kỳ nền sản xuất xã hội nào, kể cả nền sản xuất hiện đại, đều bao gồm ba yếu tố cơ bản là: sức lao động của con người, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
    -Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người, là điều kiện cơ bản của sản xuất ơ bất kỳ xã hội nào. Nói cách khác, sức lao động là những năng lực của con người để hình thành khả năng lao động sản xuất tạo ra những của cải vật chất và tinh thần cho đời sống xã hội. Khi sức lao động hoạt động thì trở thành lao động. Lao động là hoạt động riêng của loài người, nó khác về cơ bản với hoạt động bản năng của động vật
    Năng lực đó gồm hai loại: thứ nhất được gọi là thể lực, đó là năng lực để duy trì lao động có tính thể lực của con người, nó bao gồm thể chất và khí chất. Trong đó thể chất là năng lực nội sinh của con người đảm bảo năng lượng cần thiết cho người trong quá trình lao động, thường được biểu hiện ra bằng tình trạng sức khỏe của mỗi người. Khí chất là năng lực về mặt tâm lý để hình thành cá tính của mỗi người trong hoạt động. Thứ hai là trí lực, đó là năng lực sáng tạo của con người, là cơ sở cho hoạt động trí tuệ, thường bao gồm những kinh nghiệm, những tri thức đã được tích lũy cùng với khả năng vận dụng những kinh nghiệm và tri thức đó trong quá trình hoạt động.
    Yếu tố thể lực không thể thiếu đối với sức lao động, nhưng là yếu tố có giới hạn cả về mặt tự nhiên cũng như về mặt xã hội. Năng lực sáng tạo của con người khác với yếu tố sản xuất vật chất khác ở chỗ nó không mất dần đi trong quá trình sử dụng mà chỉ mất đàn đi khi không được sử dụng. Càng sử dụng lại càng có năng lực cao hơn. Không những thế, chính năng lực sáng tạo của con người mới làm cho quá trình lao động của con người khác với những hoạt động có tính bản năng của thế giới sinh vật.
    Thể lực và trí lực của một sức lao động nào đó phải thỏa mãn được những yêu cầu về trình độ ở mỗi một giai đoạn phát triển thì mới được coi là một sức lao động thực sự trên thực tế.
    - Đối tượng lao động là những vật mà lao động của con người tác động vào nhằm cải biến chúng phù hợp với nhu cầu của mình. Đối tượng lao động gồm có: Loại có sẵn trong tự nhiên mà lao động của con người chỉ cần tách nó khỏi môi trường tồn tại của nó là có thể sử dụng được, như gỗ trong rừng nguyên thủy, cá ngoài biển, than ở mỏ Loại đã có sự tác động của lao động gọi là nguyên liệu, như thép thỏi trong nhà máy cơ khí, gỗ ở xưởng mộc Với sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tạo ra nhiều đối tượng lao động có chất lượng mới.
    - Tư liệu lao động là toàn bộ là những vật mà con người dùng để tác động vào đối tượng lao động, để truyền dẫn lao động của mình tới đối tượng lao động làm biến đổi chúng theo yêu cầu của mình. Tư liệu lao động gồm: Công cụ lao động là bộ phận quan trọng nhất của tư liệu lao động, nó tác động trực tiếp với đối tượng lao động, quyết định trực tiếp năng suất lao động. Trình độ công cụ lao động là cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế. Hệ thống các yếu tố vật chất phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất như băng chuyền, ống dẫn, cần trục, bể chứa Những yếu tố vật chất khác không tham gia trực tiếp quá trình sản xuất, nhưng có tác dụng quan trọng đến toàn bộ nền sản xuất xã hội, như đường sá, các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, gọi chung là kết cấu hạ tầng của sản xuất xã hội. Nên sản xuất càng hiện đại, càng đòi hỏi kết cấu hạ tầng sản xuất phát triển và hoàn thiện.
    Tư liệu lao động và đối tượng lao động là các yếu tố vật chất của quá trình sản xuất; chúng hợp thành tư liệu sản xuất. Quá trình lao động là quá trình kết hợp và tác động của các yếu tố sản xuất nói trên, tức của sức lao động và tư liệu sản xuất.
    Tư liệu sản xuất là đối tượng chiếm hữu quan trọng nhất, vì ai là người chiếm hữu những tư liệu sản xuất thì người đó là người chủ của quá trình kinh tế và nền kinh tế.
    Đối tượng lao động có thể là những yếu tố vật chất, phi vật chất; có thể do con người tạo ra hoặc tự nhiên tạo ra và một yếu tố nào đó có thể là đối tượng lao động của nhiều ngành sản xuất khác nhau.
    Trong tư liệu lao động, hệ thống máy móc công cụ được xác định có vai trò quan trọng nhất, nó được phân biệt các thời đại kinh tế với nhau, theo thời gian chúng sẽ ngày càng hiện đại, nhờ đó mà quá trình lao động của con người ngày càng gián tiếp hơn và năng suất lao động ngày càng cao hơn. Nhưng dù đạt tới trình độ hiện đại như thế nào, lao động bao giờ cũng là lao động của con người, con người sử dụng máy móc chứ không phải máy móc sử dụng con người.
    Sự phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động cần phải đặt chúng trong những quan hệ nhất định, vì yếu tố nào đó có thể trong trường hợp này là đối tượng lao động, nhưng trong trường hợp khác có thể là tư liệu lao động.
    Sự phát triển của nền sản xuất xã hội gắn liền với sự phát triển của hoàn thiện của các yếu tố sản xuất. Quá trình chuyển biến nền sản xuất nhỏ, lạc hậu sang nền sản xuất lớn, hiện đại đòi hỏi phát triển đồng bộ cả ba yếu tố sản xuất của mục tiêu cuối cùng là trang bị công nghệ hiện đại, tiên tiến trong các lĩnh vực của nền sản xuất xã hội.
    Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, sức lao động luôn luôn là yếu tố cơ bản, có tính chất quyết định. Tuy nhiên, bản thân sức lao động có sự biến đổi căn bản về chất lượng phù hợp với trình độ của tư liệu sản xuất. Nếu trong nền sản xuất thủ công, trình độ sức lao động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sức cơ bắp thì trong nền sản xuất hiện đại, trình độ sức lao động dựa vào trí tuệ, tri thức và “chất xám” nói chung. Trong nền sản xuất hiện đại, kho tàng trí tuệ trở thành tài nguyên quý giá nhất của mỗi dân tộc. Do đó, giáo dục và đào tạo được nhiều quốc gia coi là quốc sách; ở nước ta, vấn đề này được đặt vào quốc sách hàng đầu. Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng ta chủ trương: “phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người-yếu tố cơ bản để phát triển xã
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...