Tài liệu Hãy trình bày thuộc tính của pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thuộc tính là tính chất vốn có, gắn liền, không thể tách rời của sự vật, hiện tượng, qua đó có thể phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng kia. Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của pháp luật, nhằm phân biệt chúng với các qui phạm xã hội khác: quy phạm đạo đức, quy phạm
    tôn giáo.
    2. Các thuộc tính của pháp luật:
    a. Tính quy phạm phổ biến- được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của pháp luật hiện hành đối với mọi cá nhân, tổ chức. Bởi vì, pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có giá trị bắt buộc đối với mọi người cư trú trên lãnh thổ nước đó và đối với mọi công dân;
    Thuộc tính này được nhận biết qua các yếu tố biểu hiện như: dự liệu tình huống điển hình, xác định cách hành xử bắt buộc, đưa ra cách xử lý khi không tuân theo
    b. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
    - Đặc trưng của pháp luật là phải rõ ràng, chuẩn xác nội dung của pháp luật bằng các điều, khoản, văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương xứng
    - Yêu cầu cơ bản để bảo đảm tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật cần đáp ứng yêu cầu sau:
    + Xác định mối tương quan giữa nội dung và hình thức của pháp luật;
    + Chuyển tải một cách chính xác những chủ trương chính sách của Đảng sang các phạm trù, cấu trúc pháp lý thích hợp;
    + Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật;
    + Mỗi văn bản pháp luật phải xác định rõ phạm vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, cơ quan có thẩm quyền ra văn bản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...