Tiểu Luận Hãy trình bày các quan điểm về đầu tư trong giáo dục đào tạo trong thực trạng trước đây và theo cơ c

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TIỂU LUẬN
    Chuyên đề: Kinh tế giáo dục
    Câu h?i:
    Hãy trình bày các quan điểm về đầu tư trong giáo dục đào tạo trong thực trạng trước đây và theo cơ chế thị trường? Cho ví dụ minh họa.
    Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, trước sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế nền kinh tế giữa các nước trên thế giới. Vì vậy phát triển một nền giáo dục hiện đại nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tri thức đang là vấn đề cấp thiết, quyết định sự tồn vong của mỗi Quốc gia.
    Trong thời đại ngày nay, không ai còn nghi ngờ sự tương tác giữa phát triển kinh tế và phát triển giáo dục. Ngân hàng Thế giới đã từng đưa ra một báo cáo xếp loại sự giàu nghèo của mỗi Quốc gia, theo đó tổng sản phẩm quốc nội (GDP) không còn là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá. Qua báo cáo này, Ngân hàng Thế giới đánh giá rất cao vai trò, tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên, của chất lượng môi trường, của một nền giáo dục và tính cơ động của xã hội. Rõ ràng giáo dục - đào tạo đang là vấn đề cấp thiết được các quốc gia trên thế giới quan tâm, đã thực sự trở thành quốc sách hàng đầu của mỗi Quốc gia, kể cả các nước phát triển và các nước đang phát triển.
    Để có một nền giáo dục tốt, các nước đã có rất nhiều các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Việc đầu tư các nguồn lực cho giáo dục được các quốc gia đặc biệt quan tâm, tuỳ mỗi quốc gia đã có những chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn, với điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia mình. ở Việt Nam nói chung, trước nhu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc đầu tư tiền của cho một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, điều kiện cơ sở vật chất – thiết bị trường học luôn được đầu tư theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá nhằm xây dựng những cơ sở giáo dục thực sự hiện đại. Với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho nền kinh tế tri thức, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, hiện đại hoá các điều kiện về cơ sở vật chất – trang thiết bị trường học, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, mở rộng quy mô trường lớp, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường,v.v

    Lý luận Mác – LêNin xem giáo dục có vai trò quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giáo dục vừa là mục đích vừa là sức mạnh của kinh tế. Đây là bộ phận chủ yếu của đời sống văn hóa tinh thần, lại là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuát, nâng cao năng suất lao động.
    Vấn đề lý luận này đã được Hồ Chí Minh thể hiện sinh động và phát triển sáng tạo vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Ngay từ ngày đầu thành lập nước Bác đã nêu ra mục tiêu của chế độ mới là làm cho mọi người “ ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Để đạt được mục tiêu này người cho rằng: “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí” với mục đích “ để giữ vững nền độc lập” để làm cho dân giàu nước mạnh”. Bác đã đề ra 3 nhiệm vụ cụ thể và là biểu hiện mức độ quan trọng của những nhiệm vụ đó là: “ Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”
    Thấy được tầm quan trọng cũng như mối quan hệ biện chứng giữa phát triển giáo dục và phát triển kinh tế. Bác đã vạch rõ: “Giáo dục phải cung cấp cán bộ kinh tế, kinh tế có tiến bộ thì giáo dục mới phát triển được. Nếu kinh tế không phát triển thì Giáo dục cũng không phát triển được. Giáo dục không phát triển thì không đủ cán bộ giúp cho kinh tế phát triển. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau”
    Với tầm quan trọng của giáo dục đối với phát triển Kinh tế -xã hội, Hồ Chủ tịch nhắc nhở toàn Đảng toàn dân: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Người yêu cầu toàn xã hội: “Phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục lên bước phát triển mới” . Mục tiêu cao nhất của giáo dục là: "Nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân” và chỉ đạo cho ngành giáo dục: "Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt ” để " Thời gian không xa đạt những đỉnh cao của khoa học kỷ thuật ”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...