Tiểu Luận Hãy tìm hiểu hai vụ việc có thật có liên quan đến việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu về mặt hình

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ BÀI
    Giao dịch dân sự là hiện tượng rất phổ biến trong đời sống xã hội. Trong mối quan hệ giữa con người với con người không thể không có những giao dịch với nhau. Pháp luật nước ta quy định khá cụ thể về vấn đề này trong Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm đã chọn đề tài: “Hãy tìm hiểu hai vụ việc có thật có liên quan đến việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu về mặt hình thức”. Sau đây, nhóm xin đi vào chi tiết.
    NỘI DUNG
    A. Cơ sở lý luận
    I. Khái quát về giao dịch dân sự vô hiệu

    Những giao dịch hợp pháp sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Một giao dịch dân sự hợp pháp phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Theo điều 122 Bộ Luật dân sự (BLDS) thì các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự đó là:
    “- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
    - Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
    - Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
    - Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật”.
    Khi nguyên tắc giao dịch không tuân thủ một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì sẽ bị vô hiệu. Những quy định này có ý nghĩa trong việc thiết lập trật tự kỉ cương xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và nhà nước; bảo đảm an toàn pháp lí cho các chủ thể trong giao lưu dân sự.
    II. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức của giao dịch
    Điều 124 BLDS quy định giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
    Theo quy định tại điều 134 BLDS về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức thì “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.
    Theo nguyên tắc của pháp luật dân sự, các chủ thể được tự do lựa chọn hình thức của giao dịch, chỉ những giao dịch pháp luật quy định bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản, phải có chứng thực, chứng nhận, đăng ký hoặc xin phép mà các bên không tuân thủ các quy định này thì giao dịch dân sự đó vô hiệu. Trường hợp một trong các bên hoặc cả hai bên yêu cầu thì Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch dân sự vô hiệu. Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của từng vụ việc mà quyết định thời hạn thực hiện cho các bên tham gia giao dịch.
    B. Các vụ án liên quan đến việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu về mặt hình thức
    I. Vụ án thứ nhất: Vụ việc tranh chấp hợp đồng về trao đổi tài sản (nhà ở)
    1. Nội dung vụ

    - Địa chỉ xảy ra vụ việc: số nhà 35, đường Nguyễn Huy Tự, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội và số nhà 10, ngõ 124, đường Nguyễn Khoái, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...