Tiểu Luận Hãy phân tích những nét đẹp riêng của Tháp Chàm trong so sánh với những kiến trúc cổ Đông Nam Á

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    HÃY PHÂN TÍCH NHỮNG NÉT ĐẸP RIÊNG CỦA THÁP CHÀM TRONG SO SÁNH VỚI
    NHỮNG KIẾN TRÚC CỔ ĐÔNG NAM Á

    MỞ ĐẦU


    Khu vực Đông Nam Á với vị trí chiến lược, là ngã tư đường, được coi như là chiếc cầu nối giữa phương Đông với phương tây. do vị trí như vậy nên khu vực Đông Nam á được tiếp nhận nhiều luồng ảnh hưởng văn hoá của thế giới. Trong văn hoá Đông Nam Á có những dấu ấn cùng những ảnh hưởng của thế giới Hy - la, của hai nền văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, của thế giới hồi giáo Trung Đông và cả nền văn hoá bản địa đã tạo ra kiến trúc Đông Nam Á, nói chung, nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á, nói riêng có một diện mạo rất đặc sắc và riêng biệt so với những nền văn hoá mà Đông Nam Á chịu ảnh hưởng.
    Chính sự ảnh hưởng của các luồng văn hoá khác nhau trên thế giới, nhất là văn hoá Ấn Độ. Nhưng khi văn hoá Ấn Độ vào Đông Nam Á thi hành loạt các công trình kiến trúc này đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ nhưng do sự tiếp thu các thành tố văn hoá của Ấn Độ khác nhau đã tạo ra cho các đền thấp này có những đặc điểm nghệ thuât - kiến trúc có những nét riêng biệt. Với sự khác nhau đó thì kiến trúc Đông Nam Á trở nên rất đa dạng và phong phú.
    Nổi bật lên trong các đền tháp cổ của Đông Nam Á là một Bôrôbudu kỳ vĩ của Inđônêxia cũng như một Ăngcovat đồ sộ của Campuchia thì những đền tháp chăm toát lên một vẻ đẹp rất riêng bởi sự uyển chuyển và tinh tế của tháp này. Để thấy được nét đẹp riêng của tháp chàm so với những kiến trúc cổ Đông Nam Á, chúng ta hay đi và xem xét qua các kiến trúc cổ này.
    Trước hết, đó kỳ tháp Bôrôbudu. Nếu như người môn tiếp thu tiểu thừa thì những Mã Lai ở Srivijya lại theo đại thừa mà xây dựng cả một tổng thể Bôrôbudu thật kỳ vĩ tượng trưng cho ngọn núi vũ trụ dựng lên ở trung tâm thế giới. Gần như ở giữa trung tâm đảo Giava, giữa vùng đồng bằng phì nhiêu, nổi bật lên một hòn núi nhân tạo ngôi đền kỳ vĩ Bôrôbuđu. Ngôi đền chiếm hết đỉnh ngọn đồi, những bậc tam cấp vươn xuống theo triền dốc và như cuộn cả quả đồi vào lòng. Triền đồi thoai thoải dưới chân đền dần dần hoà nhập vào những ruộng bậc thang xung quanh.
    Đến gần, theo một nhà nghiên cứu, Bôrôbuđu giống như "một khối hỗn mang vô tổ chức" (đặc biệt là trước khi phục chế), đầy những tháp lớn nhỏ, những khảm tượng và vô số những tác phẩm điêu khắc. Vì thế, có người lại gọi Bôrôbuđu là di tích điêu khắc chứ không phải công trình kiến trúc.

    NỘI DUNG


    Thực vậy, thoạt nhìn Bôrôbuđu giống như một quần thể điêu khắc; nó dường như che khuất cả cơ cấu và tư tưởng kiến trúc của ngôi đền. Những hình thể tuyệt vời trong các khám và những băng phù điêu dày đặc lập tức cuốn hút người xem, đưa họ vào những hành lang bao quanh ngôi đền, qua rất nhiều khúc ngoặt và cầu thang. Tất cả tạo ra cảm tưởng đây là cả một thành phố với những đường phố, những bậc thang lộ thiên với vô số tháp nhọn hình chuông.
    Chiều cao hiện nay của Bôrôbuđu là 31,5 mét, nếu kể cả phần đỉnh của tháp chính (dạng phục chế) thì ngôi đền cao 42 mét, còn mỗi mặt nền dài 123 mét. Để xem hết các bậc và các hồi lang của kiến trúc này, phải đi hơn 5 km. Kích thước và hình dáng của Bôrôbuđu rất khác so với những kiến trúc tôn giáo phổ biến ở Inđônêxia. Bôrôbuđu một kiến trúc lớn duy nhất ở Inđônêxia, không phải là đền thờ mà là tháp tưởng niệm của Phật giáo.
    Góp phần tạo nên sự kỹ vĩ và độc đáo của Bôrôbuđu là các tầng hồi lang bao quanh ngôi đền. Toàn bộ ngôi đền có 6 hồi lang vuông (thuộc tầng cuối cùng, cao nhất). Các dãy hồi lang này được trang trí dày đặc bằng hàng trăm bức phù điêu lớn nhỏ khác nhau, nói chung, đề tài rút ra từ các Phật thoại. Có thể nói, các phù điêu trên tường của những hồi lang tiếp nối nhau đã tạo thành một bức tranh nổi hoành tráng, sinh động một câu chuyện liên hoàn về cuộc đời của Đức Thích ca từ lúc sinh thành đến khi hoá Phật.
    Sau khi lên đến tầng hồi làng cuối cùng, người ta bước lên ba bậc sân tròn trên đỉnh. Ở đây không còn hồi lang và cũng không có phù điêu; chỉ có sân tròn phẳng phiu với 72 bức tượng Phật ngồi trong 72 tháp chuông mà bề mặt tạo ra những tượng Phật, nửa ẩn, nửa hiện đó, cái hình dạng khúc chiết của những tháp chuông được nhắc lại trên ba tầng sân cùng với cái không gian vời vợi của kiến trúc như khiến người xem tự nhận thức về cải giả, cái chân, về hư vô và tồn tại.
    Như vậy là, từ thế kỷ X - thế kỷ XVI ở Đông Nam Á, dưới sự ảnh hưởng của văn hoá ấn Độ không chỉ một loạt quốc gia ra đời, mà các công trình kiến trúc cũng mọc lên rải rác khắp vùng. Trong những công trình kiến trúc ấy thì tiêu biểu là Bôrôbuđu nổi lên như một hòn núi nhân tạo giữa vùng đồng bằng ke- du phì nhiêu với kiến trúc hết sức kỳ vĩ, cùng với một Ăngcovat với quy mô kiến trúc đồ sộ, một ngôi đền là hình ảnh của quả múi vũ trụ Theru, tháp được xây dựng bằng những phiến đá lớn, tạo ra một Ăngcovat rất to lớn và đồ sộ. Cùng với sự ra đời của Bôrôbuđu và Ăngcovat là các tháp Chàm. nếu như ở Bôrôbuđu và Ăngcovat tháp có dáng vẻ bề thế, chắc chắn nhờ chất liệu đá thì ở các tháp Chàm, kỹ thuật xây gạch và chất liệu gạch đã làm cho công trình kiến trúc trở nên cân bằng hơn, sáng sủa hơn và có nhịp điệu hơn. Khác với ở Bôrôbuđu và Ăngcovat ở tháp Chàm tính đường bề và hoành tráng của các cột ốp và các dải trang trí làm tăng thêm với nhân mạnh bằng những nét và khối nhịp nhàng, cân đối. Với ba phong cách của các tháp Chàm mới phong cách toát lên một vẻ đẹp riêng có nhóm đấu khoẻ khoắn trong trang trí và trong hình dáng cục mịch vuông vức. Nhóm thứ hai thanh tú, trang nhã trong đường nét và hài hoà, trong tỷ lệ, nhóm thứ ba thì đường bề trong mảng, khối, với sự kết hợp của ba phong cách trên đã làm toát lên vẻ đẹp riêng có của các tháp Chàm trong so sánh với sự kỳ vĩ và đồ sộ của các kiến trúc cổ Đông Nam Á.
    Bôrôbuđu quả là một bài ca trên đá về con đường giải thoát của Phật giáo. Nhưng hơn thế, đó còn la bài ca tuyệt vời về lao động sáng tạo của con người. Bôrôbuđu là sự hài hoà đạt đến mức cổ điển của các ngành nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật trang trí của Inđônêxia truyền thống.
    Thứ hai, với Angcovat - không phải xuất hiện từ hư vô mà là đỉnh cao, là sự kết tinh của hơn 300 năm phát triển của loại hình đền mú Khơme. Ở Ăngcovat, mỗi ngôi đền mộ là hình ảnh của quả núi vũ trụ Theru, đây là một dạng kiến trúc có hình vim tự tháp ba tầng. Tổng thể kiến trúc Angcovat gồm những thành phần kiến trúc sau: ngoài cùng là một làng hòn đảo lớn, sau đó là hai vòng thành đường tâm, một con đường cắt con hào với các vòng thành tự trục Tây, sang Đông, 3 tầng nền với 3 vòng hình cung. Để có thấy rõ ta quan sát từ bên ngoài vào. Băng qua con hào rộng 190 m là một con đường cắt từ phía Đông sang Tây. Ở phía Tây là mặt chính con đường được làm bằng đá, rộng 15 m, có lan can hình rắn naga với kích thước khoảng 815 m x 1000m bằng đá ong và sa thạch. Nó được cắt ở ba cạnh bởi những phòng cổng hình chữ thập. Riêng cổng chính phía Tây thì gồm ba gian cổng phía trên có ba ngọn tháp. Từ cổng này trông ra hai cánh hành lang dài hơn hai trăm mét, đầu cuối của hai cánh hành lang này có những cổng để cho khách bộ hành, voi và xe đi qua. Bước qua cổng chính là một con đường lát đá dài 347 m, rộng khoảng 10 mét, cao cách mặt đất khoảng 11,6 m vào vòng tường thứ hai. Con đường này cũng được viền lan can hình rắn naga. Vòng tường thứ hai bằng đá, rất thấp, kích thước khoảng 270m x 350m. Chiếm gần hết khoảng cách từ vòng tường này đến chân cầu thang trục của tầng nền thứ nhất của ngôi đền là một sân thềm hình chữ thập lớn có hai tầng. Qua sân thềm hình chữ thập này, người ta bắt đầu bước vào tầng thứ nhất của ngôi đền chính. Tầng này được bao quanh bằng một vòng hành lang lợp mái và được phủ kín bằng phù điêu nổi thấp. Một cái sân rộng có lợp máu nối với một cầu thang trục dẫn lên tầng hai. Tầng nền thứ hai có kích thước 100m x 115m cũng có hành lang bao quanh, có ba cửa ra vào ở ba cạnh và hai cửa ra vào ở góc. Bốn góc hành lang đều được phủ những chỏm tháp nhưng ngày nay đã bị hư hỏng nặng. Các bức tường hành lang được trang trí bằng những cửa sổ giả và hình vũ nữ Devata. Tầng nền thứ ba kích thước khoảng 75m x 75m. Nó được nối với tầng dưới bằng hai cầu thang trục ở hai cạnh và các cầu thang trục ở bốn góc. Hệ thống hành lang bao quanh được mở ra ở phía ngoài. Từ các góc mọc lên những tháp có kích thước lớn hơn những tháp ở tầng thứ hai và hiện nay còn ở tình trạng khá nguyên vẹn. Tháp điện thờ trung tâm được đặt trên tầng thứ ba, nó có kích thước lớn hơn hẳn các tháp phụ và có hình búp sen cân đối, chuẩn xác. nó được nối với cổng vào của các tầng dưới bằng những hành lang có cột và nối những tháp ở góc bằng hình thức hành lang có mái vòm. Chiều cao của tháp điện thờ chính bằng 42m. Cộng với các tầng nền, ngôi đền cao khoảng 65m so với mặt đất.
     
Đang tải...