Tài liệu Hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa 5 yếu tố của Ngũ Luân trong tư tưởng Nho giáo của Trung Ho

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa 5 yếu tố của Ngũ Luân trong tư tưởng Nho giáo của Trung Hoa. Thông qua việc phân tích dẫn chứng những điển tích, điển cố, kim cổ

    “Có mới, nới cũ” thường tình vẫn thế. “Tân học” mỗi ngày mỗi tiến đó là một xu thế tất yếu khách quan của thế giới, đồng nghĩa với nó là sự lùi lại và có khi mai một đi của “cựu học”. Nhưng tân học mà hay mà phản ánh một cách sinh động nhưng cũng không kém phần xác thực với đời sống xã hội con người thì tức là Tân học có một nền tảng vẵng chắc. Nền tảng ấy chính là tinh hoa của “cựu học”. “Cựu học” của loài người là một thứ học trải qua bao nhiêu đời, đã làm cho ông cha ta phú thực được cương thường, chấn chỉnh được phong hoá bảo tồn được quốc thể, duy trì được thế đạo nhân tâm, phản ánh những mối quan hệ bất di bất dịch trong xã hội. Thật không phải là cái học không có giá trị đáng khinh rẻ hay quên bỏ được. Và chăng : “Tri kim, nhi bất tri cổ, vị chi manh cổ; tri cổ, nhi bất tri kim, vị chi lục trầm”, ta đã biết chuyện đời nay, ta lại cần phải học chuyện đời xưa, ta ôn lại việc xưa mà ta rõ được việc đời nay, có như thế thì cái học của ta, cái trật tự xã hội này mới không đến nỗi khiếm khuyết được. Vì, tuy chia làm cổ kim nhưng chẳng qua cũng chỉ là buổi sớm, buổi chiều trong một ngày của trời đất.
    Trong tất cả các hiểu biết về cổ kim của xã hội này thì cái quan trọng nhất, trung tâm nhất chi phối toàn bộ đời sống xã hội con người, mà dựa vào đó mà xã hội này mới có thể có tôn ti trật tự từ trên xuống dưới; từ trong gia đình, và ngoài xã hội cho đến quốc gia. Chẳng thế mà Khổng Tử đã từng dạy rằng “tu thân, tề gia, trị quóc, bình thiên hạ”. Muốn làm được điều đó thì tất phải có những vường cột chắc chắn và xuyên suốt cho đến tận ngày nay đó chính là học thuyết về “ngũ luân, ngũ thường” một tư tưởng lỗi lạc của đạo Nho do nhà giáo dục lỗi lạc Khổng Tử sáng lập nên.
    Trong khuôn khổ bài tiểu luận này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mối quan hệ biện chứng giữa 5 yếu tố trong ngữ luân của Khổng Tử thông qua các ví dụ kim cổ nói về các mối quan hệ này.
    Theo chúng tôi thì 5 mối quan hệ trong “ngũ luân” bao gồm : quan hệ quân - thần; quan hệ phụ - tử, quan hệ phu - phụ: quan hệ huynh - đệ ; quan hệ bằng - hữu;(1)
    Trước khi đi vào phân tích mối quan hệ biện chứng của “ngũ luân”, ta cần tìm hiểu một chút về lịch sử hình thành của thuật ngữ gọi là “ngũ luân” như thế nào.
    Từ thuyết “tam cương” được (đề cập từ thời cổ đại) trong tư tưởng của Nho giáo, được gọi là mối quan hệ dường cột, cơ bản trong xã hội giữa người và người trong xã hội đó là 3 mối quan hệ cơ bản là quân thần (vua-tôi); phụ - tử (cha-con); Phu - thê (vợ chồng), gọi là “tam cương”. Từ thuyết “tam cương” này Đổng Trọng Thư một nhà chiến lược gia, triết học đời Tống mở rộng ra hai quan hệ nữa là Trưởng - Ấn (Anh - em) và bằng - hữu (bạn bè) mà thành ra “ngũ luân”.
    Thực ra đây là những mối quan hệ rất tiến bộ được Khổng Tử và Mạnh Tử đề cập đến nhưng Đổng Trọng Thư phát triển thêm và đưa vào đó một chiều và khắt khe (2) như trong các quan hệ đó theo quan điểm của Đổng Trọng Thư thì quân bắt thần chết thì thần phải chết, phụ bắt tử chết thì tử phải chết, nếu không chết gọi là bất trung và bất hiếu.
    Ở đây chúng tôi chủ trương chỉ đi vào mối quan hệ giữa “ngũ luân” theo quan điểm tiến bộ và nhân đạo của Khổng Tử và Mạnh Tử. Mạnh Tử nói : trong quan hệ vua - tôi phải lấy cái nghĩa (quân thần hữu nghĩa), trong quan hệ cha - con phải lấy tình thân (Phụ tử hữu thân) vợ chồng phải tôn trọng nhau (Phu - Phụ hữu biệt) ; anh em phải có trên dưới (Trưởng ấu hữu tự), bạn bè phải lấy chữ tín (bằng - hữu hữu tín) mà đối xử với nhau (3)
    Như vậy cái quan hệ đầu tiên được xét đến ở đây chính là quan hệ vua - tôi. Đó là quan hệ cao nhất thiêng liêng nhất đối với mọi người trung xã hội phong kiến. Quan hệ này chi phối hầu hết các quan hệ khác, nói khác đi đây chính là quan hệ chủ đạo trong “ngũ luân”. Qua các tác phẩm cổ điển cũng như đương đại mối quan hệ này được đề cập đến khá nhiều.
    Đầu tiên phải kể đến là : Sự hi sinh thân mình để cứu chúa của người anh hùng dân tộc, được ghi trong sử sách Việt Nam đó là Lê Lai. Trong một trận đánh mà quân khởi nghĩa Lam Sơn đã bị bao vây thì chính Lê Lai, một trong những người trong tổ chức hội thề Lũng Nhau đã cùng hơn một trăm cảm tử quân, mặc áo giống Lê Lợi và cưỡi voi xông ra đánh lạc hướng quân thù, vì vậy Lê Lợi đã thoát chết trong trận đánh ấy. Và sau này đã tổ chức lại quân đội, chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược nhà Minh. Lập nên một triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Người ta thường truyền nhau câu thơ sau để tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với Lê Lai là : “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi, hăm ba mưa trôi lá bánh” (nghĩa là giỗ của Lê Lai bao giờ cũng trước Lê Lợi một ngày và không có gì phải kiêng kị khi người ta đặt cái tên Lê Lai trước Lê Lợi. (4).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...