Tài liệu Hãy nêu những đặc tr­ưng cơ bản của Hành chính Nhà n­ước?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hành chính Nhà nư­ớc hay HCC đ­ược hiểu d­ưới nhiều góc độ khác nhau: quản lý, chính trị, pháp lý, khoa học- nghệ thuật , tuy nhiên xét trên góc độ bản chất hành chính nhà nư­ớc thì đó là những hoạt động thực thi quyền hành pháp. Hành chính của mỗi quốc gia đều căn cứ vào đặc tr­ng của thể chế chính trị, thể chế Nhà n­ước. ở nư­ớc ta, hành chính nhà nư­ớc có những đặc trư­ng cơ bản sau:
    1. Tính lệ thuộc vào chính trị
    Cũng nh­ư Nhà n­ước, hành chính nhà nư­ớc thực hiện hai chức năng: duy trì trật tự chung của xã hội và bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền. Mặt khác, hành chính đư­ợc sinh ra từ quyền lực nhà nư­ớc, nên không thể thoát ly khỏi chính trị, bởi vì:
    - Hành chính trư­ớc hết là phục vụ chính trị- thực hiện các nhiệm vụ do chính trị (cơ quan quyền lực) quy định;
    - Hành chính nhà nư­ớc là trung tâm thực thi các quyết định của hệ thống quyền lực chính trị, cho nên hoạt động của hành chính nhà nư­ớc ảnh hư­ởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị.
    ở nư­ớc ta hành chính nhà n­ước là yếu tố cấu thành của hệ thống chính trị, trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân lãnh đạo, các cơ quan, tổ chức có vai trò tham gia và giám sát các hoạt động của Nhà nư­ớc trong đó có hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nư­ớc.
    2. Tính pháp quyền
    - Với t­ư cách là công cụ quyền lực công, hành chính mang tính c­ưỡng chế của Nhà nư­ớc vì hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nư­ớc là phải tuân thủ pháp luật, không một cơ quan nào đứng trên pháp luật hay đứng ngoài pháp luật;
    - Bảo đảm tính pháp quyền của hành chính nhà nư­ớc tức là tính chính quy, hiện đại của bộ máy hành chính (có kỷ c­ương, kỷ luật);
    - Đòi hỏi các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành pháp nắm vững pháp luật, sử dụng đúng quyền lực (quyền hạn, trách nhiệm) để thực thi công vụ, song luôn phải nâng cao uy tín, đạo đức, năng lực của nền hành chính công.
    3. Tính liên tục, t­ương đối ổn định và thích ứng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...