Luận Văn Hãy nêu các tình huống, hoàn cảnh, và điều kiện khi nào nên tập quyền (centralization) và khi nào nê

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 20/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    1) Hãy nêu các tình huống, hoàn cảnh, và điều kiện khi nào nên tập quyền (centralization) và khi nào nên phân quyền (decentralization)?
    Câu 1: Sự phân chia quyền lực:
    - Quyền lực trong tổ chức là mức độ độc lập trong hoạt động dành cho 1 người thông qua việc trao cho họ quyền ra các quyết định hay đưa ra các mệnh lệnh, chỉ thị tác động đến người khác. Quyền lực được phân chia dựa trên tiêu chí số lượng chủ thể có quyền ra quyết định trong tổ chức và chịu trách nhiệm với những quyết định đó, bao gồm hai nguyên tắc:
    + Nguyên tắc tập trung quyền hành (centralization) còn gọi là tập quyền, nguyên tắc điều khiển thống nhất (unity of command principle hay chain of command): là tình trạng mà quyền lực được tập trung vào người đứng đầu tổ chức hay bộ phận (thường áp dụng trong các mô hình tổ chức nhỏ). Mọi quyết định phát xuất từ chủ nhân, quản trị viên tối cao của tổ chức. Đối với lối tổ chức này, công việc được hoàn toàn kiểm soát, chính sách và hành động thống nhất. Với mô hình tập quyền thì không có nhiều cấp quản trị, do đó có ít người quản trị. Tập quyền cao thì người quản trị có thể giám sát và kiểm soát chặt chẽ cấp dưới, các quyết định được đưa ra và tổ chức thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên cấp trên dễ can thiệp quá sâu vào công việc của cấp dưới làm giảm sự quan tâm, tính tích cực và khả năng sáng tạo của họ. Các phòng ban, bộ phận dưới quyền luôn phụ thuộc, bị động, không phát huy khả năng ứng phó với các truờng hợp khẩn cấp, luôn có xu hương chờ đợi quyết định của ban giám đốc mới thực thi. Những sáng kiến canh tân thường bị bóp nghẹt từ cơ bản. Do đó, nhân viên dễ chán nản và làm việc cầm chừng. Mặt khác do quản trị cao cấp quá sa lầy trong các quyết định tác nghiệp nên chất lượng của các quyết định mang tính chiến lược sẽ giảm sút đồng thời khiến ban quản trị phải làm việc căng thẳng hơn và nảy sinh vấn đề quá tải trong công việc, nhiều cơ hội kinh doanh bị bỏ qua. Lối quản trị này không mấy thích hợp với thời đại hôm nay và càng không thể áp dụng cho một tổ chức lớn.
    + Một dạng phân chia quyền lực khác trái ngược với tập quyền là phân quyền. Nguyên tắc phân quyền (decentralization): Phân quyền là xu hướng phân tán quyền ra quyết định cho những cấp quản trị thấp hơn trong hệ thống thứ bậc. Mỗi quản trị viên có quyền tự trị về quyết định với các cấp khác. Họ có thể giao quyền hành, trao bớt trách nhiệm và công việc cho người khác mà vẫn còn trách nhiệm về tất cả những trách nhiệm đã san sẻ. Phân quyền gồm có hai dạng cụ thể là trao quyền và ủy quyền - một dạng phát triển cao hơn của trao quyền.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...