Luận Văn Hãy giải thích các thành kiến, thiên vị hay sai lầm có thể có trong quá trình ra quyết định

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1:Hãy giải thích các thành kiến, thiên vị hay sai lầm có thể có trong quá trình ra quyết định?

    I. Khái niệm nhà quản trị:
    Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó. Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu.
    Có thể nói nhà quản trị được tạo ra chỉ để nhằm đưa ra các quyết định tối ưu, mang tính chiến lược và vì thế mà nhà quản trị cần có trong mình những phẩm chất của một nhà kinh doanh đó là: trực giác nhạy cảm, nhạy bén, năng động, quyết đoán, có bản lĩnh, dám mạo hiểm, đam mê kinh doanh
    Nhiều nhà quản trị thường mong muốn phải có đầy đủ dữ kiện mới có thể ra quyết định, nhưng thực tế thì khó có điều đó xảy ra, trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, biến hóa khôn lường, nhiều khi một quyết định bình thường sẽ là đúng đắn hóa ra là sai lầm chỉ vì chậm trễ. Nhà quản trị cần phải có sự bình tĩnh, sáng suốt, sáng tạo, tự tin, dũng cảm trong quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, trong quá trình ra quyết định của mình, nhả quản trị luôn phải chịu nhiều sức ép từ những thành kiến xung quanh hướng về mình, những thiên vị có thể có trong những quyết định của mình và dẫn tới là đi đến những sai lầm trong các quyết định.
    Nhà quản trị được phân ra thành ba cấp, mỗi cấp lại có một cách làm việc riêng:
    1. Quản trị viên cao cấp:

    Là nhà quản trị hoạt động ở bậc cao nhất trong tổ chức, là người chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của tổ chức.
    Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược để duy trì và phát triển tổ chức.
    Chức danh: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc .
    2. Quản trị viên cấp trung gian:
    Là nhà quản trị hoạt động ở dưới các quản trị viên lãnh đạo (quản trị viên cao cấp) nhưng ở trên các quản trị viên cấp cơ sở.
    Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục tiêu chung.
    Chức danh: trưởng phòng, phó phòng, chánh quản đốc, phó quản đốc .
    3. Quản trị viên cấp cơ sở:
    Là nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức.
    Nhiệm vụ: Đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm đốc thúc, hướng dẫn, điều khiển các công nhân viên trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày, nhằm thực hiện mục tiêu chung.
    Chức danh: tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng, đốc công, trưởng ca, .
    Nhà quản trị luôn luôn đi kèm với những quyết định quản trị của mình, mà từ những quyết định quản trị đó có thể dẫn tới hai điều đó là: Đúng hoặc Sai.
    II. Quyết định quản trị:
    Là sản phẩm sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra chương trình cũng như tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết vấn đề trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan và các thông tin về hiện trạng của doanh nghiệp. Như vậy, mỗi quyết định được ký ban hành trong doanh nghiệp sẽ là chìa khóa cho các bộ phận, các khâu trong doanh nghiệp hoạt động đồng thời nó cũng là nội dung cơ bản của hoạt động quản trị doanh nghiệp.
    Quyết định quản trị không thể thiếu được trong bất cứ doanh nghiệp nào, nó là huyết mạch cho hoạt động quản trị và là cơ sở để tiến hành các hoạt động quản trị, song quyết định đó mang lại lợi ích và tiềm tàng những rủi ro nào thì còn phải xem xét một cách cụ thể. Một quyết định mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp thì nhà quản trị ngoài việc phân tích những yếu tố nội tại của doanh nghiệp bị ảnh hưởng khi đưa ra quyết định và những quy luật khách quan tác động đến nội dung của quyết định thì còn phải nghiên cứu các loại văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc ra quyết định của mình. Trong thực tế, nhiều quyết định của các nhà quản trị đưa ra không tính đến những thay đổi trong tương lai và những rủi ro của luật pháp đưa lại từ quyết định quản trị của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...