Tiểu Luận Hãy cho biết vì sao nguyên tắc chờ đợi vừa là nhân đạo vừa là nghệ thuật

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài:
    1. Hãy cho biết vì sao nguyên tắc chờ đợi vừa là nhân đạo vừa là nghệ thuật.
    2. Phân tích vì sao đàm phán là khoa học, nghệ thuật.
    3. Trong tiểu xảo đàm phán, người mua đề nghị chia đôi phần chênh lệch, bạn trả lời như thế nào.

    Bài làm
    Câu 1:
    Có bao giờ bạn tự hỏi đâu là bí quyết thành công của các nhà lãnh đạo tài ba, các nhà kinh doanh thành đạt ? Đó chính là việc họ dám nghĩ, dám làm và hiểu rõ vai trò của việc xây dựng hình ảnh của bản thân, công ty và đất nước.
    Trong cuộc sống giao tiếp có tầm trọng: giao tiếp giúp con người thu thập và trao đổi thông tin với nhau. Thông qua giao tiếp chúng ta có thể tiếp thu được những kiến thức, mở mang đầu óc nâng cao tầm hiểu biết của mình, nắm bắt được nhiều vấn đề.
    Để vượt qua rào cản và tránh được những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra, chúng ta cần phải biết được một số nguyên tắc trong giao tiếp. Dây không phải là những nguyên tắc bất biến mà tuỳ vào trường hợp cụ thể.
    Trong giao tiếp thì có những nguyên tắc nhất định như:
    ã Nguyên tắc nói và nghe nhau cho hết lời: khi nói chuyện thì phải nói đầy đủ, dứt khoát, rõ ràng, khúc triết không nên nói nước đôi, nói nửa lời.
    ã Nguyên tắc hãy chờ đợi nhau.
    ã Cùng nhau bàn bạc
    ã Hãy thông cảm với nhau
    ã Sống phải biết điều
    Trong tất cả các nguyên tắc thì nguyên tắc “chờ đơị” được mọi người đánh giá cao nhất và nguyên tắc chờ đợi vừa là nhân đạo, vừa là nghệ thuật vì:
    Chờ đợi là nhân đạo vì: trong đàm phán phải có sự tôn trọng lẫn nhau, không nên quá vội vàng dẫn đến hỏng việc. Các bên tham gia đàm phán mà không có sự tôn trọng lẫn nhau thì rất khó có thể làm việc với nhau. Nếu mình có sự tôn trọng đối tác thì đối tác cũng có sự tôn trọng mình. Thái độ của người tham gia đàm phán cũng góp phần vào việc cuộc đàm phán có thành công hay không, diễn biến có suôn sẻ không. Trong quá trình giao tiếp, đàm phán sẽ nảy sinh các tình huống, những vấn đề chưa biết hoặc chưa lường hết. Điều này tạo nên một tâm trạng không thoải mái hoặc có thể gây áp lực cho đối phương cho nên cần phải có một khoảng thời gian để cho đối phương có thể suy nghĩ về vấn đề đó. Không nên vội vàng hấp tấp tránh dẫn đến điều không hay gây khó khăn cho công việc của chúng ta. Nhân đạo với đối phương cũng chính là nhân đạo với chính bản thân mình. Do vậy nguyên tắc chờ đợi là một nguyên tắc cần thiết trong quá trình giao tiếp.
    “Chờ đợi “nhau là nghệ thuật bởi vì trong đàm phán có nhiều vấn đề không trả lời được ngay nên cần phải kéo dài thời gian đàm phán.Lấy một ví dụ:
    Cuối thập niên 80, một công ty điện tử nọ đã phát minh ra được một bản mạch điện tử theo kiểu mới, nhưng những tính năng tiên tiến, hiện đại mới của bản mạch điện tử này lại chưa được công chúng công nhận. Trong khi đó, công ty lại đang phải đối mặt với việc sắp bị phá sản, nên việc bản mạch điện tử kiểu mới này có được giới tiêu dùng chào đón hay không trở thành một hy vọng cuối cùng đối với sự sống còn của công ty.
    May mắn lúc đó, một công ty ở châu Á với con mắt đánh giá khá tinh tường đã phát hiện ra tiềm năng rất lớn của sản phẩm mới này. Chính vì vậy phía công ty châu Á nọ đã phái ba người đại diện của công ty, bay hàng nghìn dặm sang đàm phán về việc chuyển nhượng sản phẩm. Công ty đó rất có thành ý hợp tác, nhưng họ chỉ đưa ra giá mua sản phẩm đúng bằng 2/3 chi phí nghiên cứu.
    Đại diện tham gia đàm phán của bên công ty điện tử nọ liền đứng dậy nói:"Thưa các quý ngài, cuộc đàm phán của chúng ta sẽ dừng ở đây!". Từ khi bắt đầu đàm phán cho đến thời điểm đó, cuộc đàm phán chỉ mới diễn ra đúng ba phút đồng hồ. Việc ngoài dự định là ngay buổi chiều hôm đó, phía đối tác bên Châu Á chủ động nối lại đàm phán, thái độ thể hiện rất rõ thành ý muốn hợp tác, thậm chí còn trả ra một cái giá khá cao để chuyển nhượng lại sản phẩm bản mạch điện tử mới.
    Đại diện tham gia đàm phán của công ty điện tử nọ có thể tự tin cắt đứt cuộc đàm phán vì bản thân ông ta nắm rất rõ, trong trường hợp đó, kéo dài thời gian sẽ mang lại cho công ty họ hai lợi thế lớn: một là, sẽ tạo ra áp lực cho phía đối tác, khiến cho họ hiểu rằng thái độ của bạn rất cương quyết và không thể thay đổi; hai là, áp lực tạo ra sẽ vừa đủ với khả năng nhẫn nhịn củacôngtyđốitác.
    Đại diện của công ty điện tử nọ nhẩm tính rằng, nếu công ty Châu Á đã bay hàng nghìn dặm sang đàm phán thì họ sẽ không vì ba phút đồng hồ đàm phán ngắn ngủi đó mà bay trở về nước. Việc kéo dài buổi đàm phán chỉ trong ba phút đồng hồ giống như một việc phá bỏ thông lệ đàm phán bình thường, đúng nơi và đúng thời điểm, sẽ là một trong những biện pháp tốt nhất để gạt bỏ đi những hoang tưởng của bên tham gia đàm phán.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...