Tài liệu Hãy cho biết thực tiễn xây dựng và ban hành văn bản hiện nay trong các cơ quan hành chính nhà nước đ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hãy cho biết thực tiễn xây dựng và ban hành văn bản hiện nay trong các cơ quan hành chính nhà nước đã phát huy những vai trò của văn bản quản lý hành chính như thế nào? Anh, chị có thể kiến nghị những gì về vấn đề này.
    Trả lời:
    Văn bản quản lý nhà nước nói chung, văn bản quản lý hành chính nói riêng có vai trò:
    - Đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý nhà nước;
    - Phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý;
    - Phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý;
    - Công cụ xây dựng hệ thống pháp luật.
    Nhìn chung, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản trong các cơ quan hành chính nhà nước đã có nhiều tiến bộ, chất lượng của văn bản, nhất là văn bản quy phạm pháp luật từng bước được nâng cao, ban hành đúng thẩm quyền, thống nhất, tương đối sát với yêu cầu thực tế và có tính khả thi cao. Cụ thể là:
    - Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng được thể chế đầy đủ, kịp thời; đưa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đi vào cuộc sống;
    - Các quy định về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước được ban hành theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
    - Về thể thức, đã dần dần hoàn chỉnh, văn bản ban hành đúng thể thức, đảm bảo các thành phần sau: Quốc hiệu; tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; nội dung văn bản; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức; nơi nhận; dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật), tính pháp lý được bảo đảm. Từ đó, đã phát huy được vai trò của văn bản quản lý nhà nước: đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý nhà nước; phương tiện hữu hiệu truyền đạt các quyết định quản lý; phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý; công cụ xây dựng hệ thống pháp luật.
    - Về nội dung, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp với qui định của pháp luật; các qui phạm pháp luật, các qui định hay các vấn đề, sự việc được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác; cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu; sử dụng câu, từ phổ thông, không gây nhiều cách hiểu. Mặt khác, trong quá trình xây dựng đã tuân thủ theo qui trình do pháp luật qui định, đặc biệt là khâu lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
    - Về bố cục văn bản, văn bản đảm bảo có các bố cục theo qui định, nhất là các văn bản qui phạm pháp luật, bố cục gồm: phần căn cứ pháp lý để ban hành, phần mở đầu và được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc được phân chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...