Tài liệu Hậu quả pháp lý của việc đương sự vắng mặt tại phiên tòa

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC ĐƯƠNG SỰ
    VẮNG MẶT TẠI PHIÊN TÒA


    Đương sự1 là một chủ thể không thể thiếu được trong quá trình Toà án giải quyết vụ án dân sự. Không có đương sự thì không có vụ án dân sự. Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đương sự có quyền tham gia vào các hoạt động tố tụng như chuẩn bị xét xử, hoà giải, phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm giải quyết vụ án dân sự. Ngoài ra, khi đương sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động tố tụng cũng tạo cơ sở cho Toà án có thể giải quyết một cách nhanh chóng và đúng đắn các vụ án dân sự. Do đó, việc tham gia tố tụng của đương sự khi được Toà án triệu tập hợp lệ vừa là quyền nhưng cũng đồng thời là nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự. Đương sự vắng mặt khi được Toà án triệu tập hợp lệ có thể làm cho việc giải quyết vụ án dân sự bị kéo dài, từ đó gây ra sự tốn kém thời gian và tiền bạc của đương sự và của Nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác . Xuất phát từ những lý do trên, trong bài viết này chúng tôi muốn trao đổi một số vấn đề về hậu quả pháp lý của việc đương sự vắng mặt khi được Toà án triệu tập tham gia phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật.
    1. Hậu quả pháp lý của việc đương sự vắng mặt khi được Toà án triệu tập theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành
    Pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam và nhiều quốc gia khác đều ghi
    nhận cho các đương sự có quyền được tham gia vào các hoạt động tố tụng tại phiên toà. Khi tham gia hoạt động tố tụng tại phiên toà, đương sự có điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp chứng cứ chứng minh, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, pháp luật tố tụng dân sự của nhiều quốc gia trên thế giới đều quy định Toà án phải triệu tập hợp lệ các đương sự tham gia phiên toà. Khi được Toà án triệu tập hợp lệ thì đương sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án. Trong trường hợp đương sự đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt thì tuỳ từng trường hợp họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi như:
    - Bị phạt một khoản tiền nhất định;
    - Phải chịu một bản án vắng mặt;








    1 Theo quy định tại Điều 56 của BLTTDS, đương sự trong vụ án dân sự bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự

    - Yêu cầu của đương sự vắng mặt sẽ không được Toà án xem xét v.v .
    Lựa chọn và áp dụng các biện pháp xử lý khi đương sự vắng mặt tại phiên toà phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mới có thể đảm bảo quyền tham gia của đương sự trong tố tụng dân sự, đồng thời hạn chế được việc
    đương sự có hành vi cản trở làm trì hoãn quá trình giải quyết vụ án dân sự. Trong thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự, đương sự được triệu tập mà vắng mặt có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau cụ thể là: đương sự vắng mặt do việc triệu tập của Toà án không hợp lệ; đương sự được Toà án triệu
    tập hợp lệ nhưng vắng mặt có lý do chính đáng như do sự kiện bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà họ không thể có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; đương sự được triệu tập hợp lệ nhưng vẫn cố tình vắng mặt
    .v.v
    1.1. Trường hợp đương sự vắng mặt do việc triệu tập của Toà án không hợp lệ
    Để bảo đảm quyền tham gia tố tụng của đương sự, một trong những
    vấn đề mang tính nguyên tắc là Toà án phải tiến hành triệu tập hợp lệ đương sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 150 BLTTDS thì “Việc cấp, tống đạt,
    thông báo các văn bản tố tụng được thực hiện theo quy định của Bộ luật này thì được coi là hợp lệ”. Chương X của BLTTDS quy định về việc cấp, tống đạt, thông báo các văn bản tố tụng. Theo đó, việc triệu tập đương sự có thể
    thực hiện thông qua thủ tục tống đạt, thông báo trực tiếp, qua bưu điện hoặc người thứ ba được uỷ quyền, niêm yết công khai hoặc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Việc tiến hành các thủ tục triệu tập này phải thực hiện theo đúng thủ tục được quy định tại các Điều 151, 152, 153,
    154, 155, 156 của BLTTDS được xác định là triệu tập hợp lệ. Vì vậy, nếu Toà án đã triệu tập đương sự nhưng việc triệu tập đó được thực hiện không theo đúng thủ tục do BLTTDS quy định thì việc triệu tập đó được xác định
    là không hợp lệ. Toà án triệu tập không hợp lệ đương sự thì về nguyên tắc việc triệu tập đó không có giá trị pháp lý. Do vậy, nếu đương sự vắng mặt trong trường hợp này, Toà án phải hoãn phiên toà để triệu tập lần tiếp theo.
    Nếu đương sự không được triệu tập hợp lệ nhưng Toà án vẫn tiến hành việc xét xử vắng mặt đương sự thì việc xét xử đó được xác định là có sự vi phạm nghiêm trọng về tố tụng vì đã không bảo đảm quyền tham gia tố tụng của
    đương sự.
    Vấn đề này cũng được pháp luật tố tụng của một số nước quy định. Chẳng hạn, Khoản 2 Điều 167 của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) Liên bang Nga quy định: “Trong trường hợp vắng mặt một trong những người
    tham gia tố tụng mà không được thông báo thì tạm hoãn phiên toà”. Hoặc
    Điều 471 của BLTTDS của Cộng hoà Pháp quy định: “Bị đơn vắng mặt có

    thể được triệu tập lại theo yêu cầu của nguyên đơn hoặc theo quyết định của thẩm phán, nếu giấy triệu tập lần trước không đến tay họ”.
    1.2. Trường hợp đương sự được Toà án triệu tập hợp lệ nhưng vắng

    mặt





    Ở giai đoạn xét xử sơ thẩm, Toà án đã tiến hành việc triệu tập hợp lệ

    đương sự để tham gia phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự nhưng đương sự vắng mặt thì tuỳ từng trường hợp Toà án cần xem xét đương sự vắng mặt là nguyên đơn hay bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan? đương sự vắng mặt có lý do chính đáng hay không? lần vắng mặt đó là lần thứ mấy để có biện pháp xử lý phù hợp. Cụ thể như sau:
    - Trường hợp đương sự được Toà án triệu tập hợp lệ vắng mặt nhưng có đơn đề nghị Toà án xét xử vắng hoặc có người đại diện hợp pháp tham
    gia thì Toà án xét xử vắng mặt đương sự (khoản 1, 2 Điều 202 BLTTDS).
    - Theo quy định tại các Điều 199, 200, 201 BLTTDS thì nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được triệu tập hợp lệ nhưng
    vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà. Lý do chính đáng có thể được hiểu là do sự kiện bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan như thiên tai, địch hoạ, tai nạn, ốm đau v.v . mà đương sự
    không thể có mặt theo giấy triệu tập của Toà án thì Toà án phải hoãn phiên toà để triệu tập lần tiếp. BLTTDS không có quy định hậu quả pháp lý trong trường hợp đương sự vắng mặt lần thứ nhất mà không có lý do chính đáng
    thì xử lý như thế nào. Tuy nhiên, trong thực tiễn khi đương sự được triệu tập hợp lệ vắng mặt lần thứ nhất thì thông thường ngay vào thời điểm đương sự vắng mặt Toà án vẫn chưa có cơ sở xác định việc vắng mặt là có lý do hay không có lý do chính đáng. Vì vậy, tại Mục 1.1 Phần III Nghị quyết số
    02/2006/NQ-HĐTP có hướng dẫn: “khi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà lần thứ nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 199, khoản 1 Điều 200 và khoản 1 Điều 201 của BLTTDS dù
    không có lý do chính đáng, thì Toà án vẫn hoãn phiên toà”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...