Luận Văn Hầu hết chúng ta đều làm việc để sống, và công việc là phần chính yếu của cuộc đời chúng ta, thế như

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    I. Lý thuyết

    II. Áp dụng trả lời câu hỏi

    1) Câu hỏi 3: Hầu hết chúng ta đều làm việc để sống, và công việc là phần chính yếu của cuộc đời chúng ta, thế nhưng, tại sao các nhà quản trị phải lo lắng nhiều về những vấn đề động viên nhân viên?

    Trả lời:

    Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới gặp nhiều biến động và đứng trước nhiều thách thức không nhỏ khiến cho nhiều công ty quan tâm đến vấn đề làm thế nào để tạo ra động lực khuyến khích sự sáng tạo và tận tụy với công việc của nhân viên. Người lãnh đạo mà truyền cảm hứng để mọi nhân viên trong tổ chức của mình nỗ lực làm việc tốt nhất thì sẽ thu hút được nhiều nhân tài mà họ muốn và cần, đồng thời sẽ giữ chân những nhân tài đó, bởi đó là nguồn tài sản rất quý giá đối với một tổ chức.
    1. Công việc là điều bạn phải làm cả cuộc đời
    Một nhà tâm lí học khi nghiên cứu sự phản ứng tâm lí khác biệt giữa từng cá thể khi tiếp xúc với cùng một loại công việc đã đến một nhà thờ đang trong quá trình xây dựng, hỏi những người công nhân đang xây dựng.
    Nhà tâm lí học hỏi người công nhân thứ nhất ông gặp: “Xin hỏi anh đang làm gì thế?”
    Anh ta trả lời: “Ông không thấy sao? Tôi đang phải đập đá, mà những tảng đá kia thì cứng quá và to quá. Công việc thật nặng nề vượt quá sức người. Hai tay tôi đau rát, toàn thân mỏi nhừ. Đây là việc cần sức trâu ngựa, không phù hợp với con người tí nào vậy mà tôi vẫn phải làm vì cuộc sống.”
    Ông lại hỏi người công nhân thứ hai: “Xin hỏi anh làm công việc này vì lý do gì?”
    Người công nhân thứ hai trả lời: “Làm việc để mỗi ngày kiếm được 2 dollar đủ để đảm bảo cho gia đình tôi sống qua ngày. Nếu không vì gia đình, chẳng ai muốn làm cái việc đập đá vất vả này.”
    Nhà tâm lí học hỏi người công nhân thứ ba: "Xin hỏi, anh đang làm gì thế?”
    Người thứ ba trả lời rất vui vẻ: "Tôi đang góp phần công sức nhỏ bé của mình để xây dựng toà nhà xinh đẹp này. Sau khi xây xong nhất định sẽ có rất nhiều người tới đây. Công việc này tuy vất vả nhưng mỗi khi nghĩ đến sẽ có rất nhiều người đến cầu Chúa ban phước lành cho họ cho mọi người nghèo khổ trên thế gian này, tôi lại không hề thấy mệt mỏi."
    Với cùng một công việc, cùng một môi trường làm việc tại sao lại có những suy nghĩ khác nhau đến vậy?
    Với người công nhân thứ nhất, tình hình không thể thay đổi, cứu vãn được. Trong tương lai không xa, anh ta nhất định sẽ thẳng nhận được gì do công việc và thái độ lao động mang lại, thậm chí có thể theo thời gian anh ta trở thành một kẻ vô dụng, đánh mất hoàn toàn rơm cách của bản thân.
    Người công nhân thứ hai, là người không hề có trách nhiệm với công việc và không thấy được niềm vui cũng như vinh quang của sự lao động.
    Đối với 2 loại người này, cho dù người chủ lao động có hi vọng gì về họ cũng chỉ là uổng công vô ích, bởi họ mang một tâm lý là làm việc để kiếm tiền chứ không phải vì công việc mà làm việc. Họ không phải là người mà người quản lý có thể giao cho những nhiệm vụ quan trọng, đồng thời những người này cũng khó có được sự thừa nhận, đánh giá cao về khả năng lao động của xã hội.
    Mark Abraham đã đưa ra “5 cấp độ nhu cầu”:
    - Nhu cầu cơ bản: nhu cầu có cơm ăn áo mặc, chống lại đói rét và giá lạnh.
    - Nhu cầu an toàn: nhu cầu được sống ở một nơi an toàn.
    - Nhu cầu xã hội: nhu cầu được chia sẻ niềm vui sở thích và được giao lưu với mọi người.
    - Nhu cầu được tôn trọng: nhu cầu được người khác tán dương và chấp nhận.
    - Nhu cầu được phát huy hết năng lực bản thân và tự mình làm việc.
    Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con người gồm nhu cầu ăn, mặc, ở . Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu được bảo vệ. Nhu cầu an toàn có an toàn về tính mạng và an toàn về tài sản. Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ con người với tổ chức hay quan hệ giữa con người với tự nhiên. Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển. Ở trên cấp độ này là nhu cầu được nhận biết và tôn trọng. Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộng công”. Vì thế, con người thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tôn vọng và kính nể. Vượt lên trên tất cả các nhu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...