Luận Văn Hầu hết chúng ta đều làm việc để sống, và công việc là phần chính yếu của cuộc đời chúng ta, thế như

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Hầu hết chúng ta đều làm việc để sống, và công việc là phần chính yếu của cuộc đời chúng ta, thế nhưng, tại sao các nhà quản trị phải lo lắng nhiều về những vấn đề động viên nhân viên?
    Trước đây đã có lúc, người ta xem nhân viên như một loại hàng hoá hay dịch vụ mà ở đó người lao động bán sức lao động cho công ty. Quan điểm đó đã thay đổi, khi nghiên cứu của Elton Mayo (1924 – 1932) đã chỉ ra rằng người lao động không chỉ được động viên bởi yếu tố tiền bạc trả cho sức lao động mà hành xử của nhân viên cón có mối quan hệ với thái độ đóng góp của họ - đó chính là động viên nhân viên. Ngày nay, động viện nhân viên làm việc là một trong những ưu tiên hàng đầu trong công việc quản trị nhân sự của các nhà quản trị. Nó được coi là một trong những chức năng quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động của chức năng quản trị nguồn nhân lực.
    Đã có nhiều khái niệm về động viên đươc đưa ra, như: Động viên là một tiến trình thuộc về tâm lý nhằm đưa đến những chỉ dẫn và mục đích hành vi (Kreitner, 1995); một khuynh hướng hành vi có mục đích để đạt được những nhu cầu chưa được thoả mãn (Buford, Bedeian, 1995); một định hướng từ bên trong để thoả mãn nhu cầu chưa thoả mãn (Higgins, 1994). Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản, động viên là tạo ra sự hăng hái nhiệt tình và trách nhiệm hơn trong quá trình thực hiện công việc, qua đó làm cho công việc hoàn thành với hiệu quả cao hơn.
    Bản chất của quá trình động viên: là việc nhà quản trị phải nhận thức rằng nhiệm vụ của mình là làm cho nhân viên cam kết gắn bó với công việc chứ không phải là kiểm tra họ. Đồng thời, nhà quản trị phải chấp nhận rằng động viên là một cam kết lâu dài về phía nhà quản trị và về phía tổ chức.
    Muốn động viên được nhân viên, nhà quản trị phải tạo ra được động cơ thúc đẩy xuất phát từ nhu cầu nào đó mà nhân viên muốn thoả mãn. Vậy động cơ là gì?
    Động cơ là những gì thôi thúc con người có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý gắn liền với những nhu cầu. Động cơ bắt đầu nảy sinh từ nhu cầu chưa được thoả mãn, chưa được đáp ứng, họ buộc họ - những người nhân viên, phải tìm cách thức để thoả mãn nhu cầu của bản thân. Từ đó, họ hành động nhắm tới mục tiêu nào đó. Dựa trên kết quả đạt được họ được khen thưởng hay bị phạt. Qua đó, họ có thể đánh giá lại mức độ thoả mãn của bản thân, động cơ được nảy sinh từ đó. Nó được tạo ra để thúc đẩy hành động cho mục tiêu tiếp sau tốt hơn. Nguyên tắc cơ bản trong quản trị hiệu quả làm việc: f (năng lực * động cơ). Do đó nhiệm vụ của nhà quản trị là phải khơi nguồn động cơ và xây dựng hệ thống động viên có hiệu quả.
    Trải qua quá trình nghiên cứu các thuyết về động viên được ra đời, vấn đề động viên được làm rõ hơn:
    Lý thuyết cổ điển về sự động viên được Taylor và các tác giả trong trường phái lý thuyết quản trị một cách khoa học nêu lên vào đầu thế kỷ này. Taylor cho rằng một trong những công việc quan trọng mà các nhà quản trị phải làm là đảm bảo công nhân sẽ thực hiện những công việc thường xuyên lập đi lập lại môt cách nhàm chán nhưng với hiệu quả cao nhất. Để đảm bảo điều đó, nhà quản trị phải tìm ra cách làm tốt nhất để dạy cho công nhân, và dùng cách kích thích về kinh tế như tiền lương và tiền thưởng để động viên công nhân làm việc.
    Lý thuyết tâm lý xã hội hay quan hệ con người: Lý thuyết này cũng cho thấy rằng con người cũng kém sự hăng hái khi phải thường xuyên thực hiện những công việc nhàm chán và đơn điệu. Từ nhận thức đó, các nhà lý thuyết tâm lý xã hội cho rằng các nhà quản trị có thể động viên con người bằng cách thừa nhận nhu cầu xã
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...