Chuyên Đề Hát quan lang của người tày ở thạch an - cao bằng tiếp cận dưới góc độ văn học dân gian

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    1.1. Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá đa dạng phong phú nhưng thống nhất. Đó là nền văn hoá được tạo bởi các dân tộc anh em cùng chung sống xen kẽ khắp dải đất hình chữ S của Tổ quốc. Do vậy, bên cạnh việc tìm hiểu văn hoá của người Việt cần chú trọng tìm hiểu văn hoá của các dân tộc thiểu số, những bộ phận văn hoá làm nên vẻ đẹp phong phú đa dạng của văn hoá dân tộc.

    Sau một thời gian chưa được chú ý sưu tầm, nghiên cứu đúng với tầm vóc của nó, mấy thập kỷ gần đây một số hình thức văn hóa dân gian có chức năng nghi lễ sinh hoạt thực hành của các dân tộc ít người như: Mo Mường, hát cúng ma của người Mông, Then Tày, Hát Quan lang đã được ngành văn hoá, đặc biệt là ngành văn hoá dân gian chú ý khai thác.

    Đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu hát Quan Lang về nhiều phương diện: nguồn gốc, nội dung, hình thức nghệ thuật, phương thức diễn xướng . Song chưa có công trình nào nghiên cứu về hát Quan lang ở Thạch An - Cao Bằng một cách toàn diện hệ thống.

    1.2. Hát Quan lang là loại hình văn hoá, văn nghệ mang đậm tính sinh hoạt quần chúng, nhưng mặt khác nó còn là loại hình sinh hoạt văn hoá phong tục. Vì thế để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Thạch An nói riêng và ở Cao Bằng nói chung, chúng ta cần quan tâm khai thác nghiên cứu phong tục hát Quan lang một cách khoa học, nhằm phát huy thế mạnh của nó trong đời sống hiện đại.

    Hát Quan lang là loại hình dân ca độc đáo được hát trong lễ cưới của người Tày Thạch An nói riêng và người Tày Cao Bằng nói chung. Tìm hiểu hát Quan lang của người Tày ở Thạch An là công việc hữu ích góp phần vào việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là tìm hiểu và phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc Tày qua loại hình sinh hoạt văn hoá phong tục này.

    1.3. Đề tài này không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu văn học và văn hoá dân gian của các dân tộc ít người mà còn mang ý nghĩa thiết thực hơn đối với một giáo viên dạy văn được sinh ra và lớn lên ở Cao Bằng như tôi, muốn đóng góp một phần công sức rất nhỏ bé cho tỉnh nhà trong lĩnh vực tìm hiểu khám phá các giá trị, văn hoá dân gian độc đáo của dân tộc Tày ở Thạch An nói riêng và Cao Bằng nói chung.


    ĐỀ TÀI: HÁT QUAN LANG CỦA NGƯỜI TÀY Ở THẠCH AN - CAO BẰNG TIẾP CẬN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HỌC DÂN GIAN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...