Thạc Sĩ Hát Iếu của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài

    1.1 Về phương diện khoa học


    Trong di sản văn hoá của các dân tộc Việt Nam, kho tàng văn hoá của các dận tộc thiểu số rất phong phú và đa dạng. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá, phong tục, tập quán riêng tạo nên sự khác biệt, đặc trưng của mỗi vùng, miền. Riêng vùng Việt Bắc từ xưa tới nay, có rất nhiều di sản văn hoá khác nhau, trong đó phải kể đến những làn điệu trữ tình mượt mà làm đắm say không biết bao nhiêu tâm hồn chàng trai cô gái như Hát Then, Sli, Lượn cọi, Khắp Cọi, Hát Iếu của dân tộc Tày ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái . Hát Iếu là hình thức sinh hoạt văn hoá đặc trưng vốn có của người Tày ở huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. Hát Iếu còn ít người biết tới. Do vậy, việc Sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị của Hát Iếu là sự trăn trở của nhiều người có tâm huyết với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
    Thực tế từ trước tới nay, Hát Iếu của người Tày Bắc Quang đã được một số người sưu tầm và dịch với số lượng còn rất hạn chế, chưa có sự quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu một cách khoa học về mặt giá trị nội dung và nghệ thuật. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành điền dã và sưu tầm những bài Hát Iếu lưu truyền trong dân gian với số lượng đáng kể.
    1.2. Về phương diện thực tiễn

    Hát Iếu là một loại hình dân ca độc đáo của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang trong sinh hoạt văn hoá, văn nghệ quần chúng, gắn bó sâu sắc với đời sống của làng quê nơi đây từ xưa tới nay. Nghiên cứu những nét cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của Hát Iếu trong đời sống văn hoá dân gian của người Tày ở địa phương Bắc Quang - Hà Giang sẽ góp phần khẳng định, gìn giữ, bảo lưu và phát huy nét đẹp truyền thống vốn có của dân tộc Tày ở Bắc


    Quang - Hà Giang nói riêng, các dân tộc thiểu số của Việt Nam nói chung trên con đường tìm về với bản sắc cội nguồn dân tộc.
    Xuất phát từ phương diện khoa học, thực tiễn nêu trên chúng tôi tiến hành tìm hiểu “Hát Iếu của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật” trong đề tài luận văn nghiên cứu của mình. Hoàn thành công trình này còn là nguyện vọng của chúng tôi, người con của tộc người Tày mong muốn được khám phá, tôn vinh những giá trị văn hoá có sức sống bền bỉ của dân tộc mình.

    MỤC LỤC


    Trang


    MỞ ĐẦU 3

    1. Lý do chọn đề tài . 3

    2. Lịch sử vấn đề. . 4

    3. Mục đích nghiên cứu . 8

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 8

    5. Đối tượng nghiên cứu 8

    6. Phạm vi nghiên cứu . 8

    7. Phương pháp nghiên cứu. . 9

    NỘI DUNG . 11

    Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tế - Cơ sở tìm hiểu hát Iếu ở

    Bắc Quang - Hà Giang. 11

    1.1 Tổng quan về tộc người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang. 11

    1.1.1. Vài nét về cộng đồng người Tày ở Hà Giang. 11

    1.1.2. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và đời sống văn hoá của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang. 12
    1.2 Khái quát về Lượn 20

    1.2.1 Khái niệm “Lượn”: . 20

    1.2.2. Khái niệm Hát Iếu 22

    1.2.3. Nguồn gốc của Hát Iếu . 23

    1.3. Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang 27

    1.3.1. Hát Iếu trong đời sống văn hoá của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang 27

    1.3.2. Khảo sát, phân loại . 28

    1.3.3. Hình thức diễn xướng trong Hát Iếu. 33

    Tiểu kết. 46

    Chương 2. Nội dung cơ bản của hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang 47

    2.1. Hát Iếu là những lời bày tỏ tình yêu trong buổi đầu gặp gỡ. 47


    2.1.1. Hát Iếu là những lời tỏ tình thiết tha, chân thành, nồng thắm. 47

    2.1.2. Hát Iếu là những lời giao ước, kết duyên tình cảm sâu nặng. 53

    2.1.3. Hát Iếu là những lời chia tay xót xa, day dứt giữa những người yêu nhau 58

    2.2. Hát Iếu là những lời bày tỏ cách ứng xử trong tình yêu, ca ngợi cuộc sống . 62

    2.2.1. Hát Iếu là những lời trách móc bạn tình nhẹ nhàng, thâm thuý. 62

    2.2.2. Hát Iếu là những lời đối đáp nhanh trí, thông minh và dí dỏm. . 65

    2.2.3. Hát Iếu là những lời ca ngợi cuộc sống, thiên nhiên gần gũi giàu đẹp . 70

    2.3. Hát Iếu là những lời ca ngợi Đảng, Bác và cuộc sống mới. . 74

    2.3.1. Hát Iếu là những lời ca ngợi, bày tỏ niềm vui từ khi có Đảng và Bác Hồ 75

    2.3.2. Hát Iếu là những lời ca ngợi cuộc sống hòa bình, xây dựng chủ nghĩa

    xã hội. 80

    Tiểu kết . 84

    Chương 3. Những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của hát Iếu ở Bắc Quang

    - Hà Giang 86


    3.1. Thể thơ trong Hát Iếu. . 86

    3.1.1. Thể thơ tự do 86

    3.1.2. Thể thơ thất ngôn. 90

    3.2. Các biện pháp tu từ sử dụng trong Hát Iếu. . 93

    3.2.1. Biện pháp tu từ so sánh 93

    3.2.2. Biện pháp điệp ngữ tu từ (công thức trùng điệp) 101

    3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật trong Hát Iếu. 106

    3.3.1. Thời gian nghệ thuật 106

    3.3.2. Không gian nghệ thuật . 113

    Tiểu kết: 123

    KẾT LUẬN 125

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 128

    PHỤ LỤC .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...