Tiến Sĩ Hát Đúm của người Việt ở Bắc Bộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 17/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA
    NĂM - 2013

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    MỤC LỤC . 1
    MỞ ĐẦU 2

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HÁT ĐÚM VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HÁT ĐÚM CỦA NGƯỜI VIỆT . 8
    1.1. ĐỊNH NGHĨA HÁT ĐÚM . 8
    1.2. GIẢ THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC HÁT ĐÚM 11
    1.3. KHÔNG GIAN VÀ THỰC TRẠNG CỦA HÁT ĐÚM 16
    1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HÁT ĐÚM VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRỌNG TÂM CỦA LUẬN ÁN 28
    Tiểu kết chương 1 . 40

    CHƯƠNG 2. HÁT ĐÚM TRONG XÃ HỘI CỔ TRUYỀN 42
    2.1. PHƯƠNG THỨC DIỄN XƯỚNG . 42
    2.2. YẾU TỐ NGHỆ THUẬT TRONG LỜI CA . 48
    2.3. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA XÃ HỘI CỦA LỜI CA . 56
    2.4. ÂM NHẠC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ÂM NHẠC VỚI LỜI CA 69
    2.5. Ý NGHĨA CỦA HÁT ĐÚM TRONG XÃ HỘI CỔ TRUYỀN . 84
    Tiểu kết chương 2 . 92

    CHƯƠNG 3. SỰ PHỤC HỒI, BIẾN ĐỔI VÀ TỒN TẠI CỦA HÁT ĐÚM TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI . 95
    3.1. NHỮNG HÌNH THỨC PHỤC HỒI HÁT ĐÚM 95
    3.2. NHẬN ĐỊNH TỪ SỰ PHỤC HỒI HÁT ĐÚM 106
    3.3. VẤN ĐỀ ĐẶT RA . 113
    3.4. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC BẢO LƯU, THỰC HÀNH HÁT ĐÚM 120
    Tiểu kết chương 3 . 132
    KẾT LUẬN . 134
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .
    LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 140
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 141
    PHỤ LỤC 151

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Hát Đúm là một loại hình dân ca đối đáp nam nữ phổ biến trong đời sống của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Xưa, trong xã hội cổ truyền, nam nữ thanh niên khi gặp gỡ thường dùng những câu hát Đúm để làm quen và giao lưu, bày tỏ tình cảm với nhau. Trong lao động sản xuất, trai gái cũng thường hát đối đáp với nhau nhằm giải tỏa sự mệt nhọc và làm vơi đi những nỗi vất vả. Khi các làng quê mở hội vào mùa xuân, mùa thu, trai gái thường tổ chức ca hát góp vui cho hội làng. Những cuộc hát Đúm là cây cầu nối để họ giao lưu và xích lại gần nhau để rồi thêm yêu thương nhau hơn. Hình thức hát đối đáp nam nữ còn là khát vọng cầu mưa thuận, gió hòa, nhân đa vật thịnh của các cộng đồng cư dân nông nghiệp.
    Ngoài những yếu tố tương đồng với một số loại hình dân ca đối đáp nam nữ khác, hát Đúm còn mang những nét riêng biểu hiện ở phương thức diễn xướng, lối tiến hành âm điệu, thủ pháp phổ thơ, nội dung lời ca . Bên cạnh đề tài về tình yêu nam nữ, lời ca hát Đúm chứa đựng những tri thức bản địa, phản ánh những hiểu biết của con người trong xã hội cổ truyền về thiên nhiên đất nước, về đời sống gia đình và xã hội, một số lời ca còn phản ánh nội dung nghi lễ, chứa đựng sắc thái riêng, độc đáo. Trong quá trình phát triển, hát Đúm đã gắn với những phong tục văn hóa địa phương, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
    Như chúng tôi đã đề cập, hát Đúm là một loại hình dân ca có vị trí phổ biến và đã từng có sức sống mạnh mẽ trong xã hội cổ truyền nhưng từ sau năm 1945 cho tới những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX và thời điểm trước Đổi mới (1986), loại hình dân ca này đã gần như không còn tồn tại trong đời sống người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Ở nhiều làng quê, trong ngày hội làng và trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng đã vắng bóng những câu hát Đúm của nam nữ thanh niên. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, việc tổ chức ca hát của quần chúng nhân dân ở nhiều địa phương trên đất nước ta càng không được khuyến khích, thậm chí còn bị cấm đoán vì lúc này cả nước còn đang tập trung cho chiến trường miền Nam. Sau năm 1975, khi đất nước đã thống nhất thì trong một khoảng thời gian dài, nhiều lễ hội và những loại hình ca hát dân gian nói chung cũng như hát Đúm nói riêng vẫn chưa có điều kiện phục hồi. Chỉ trong khoảng 20 năm trở lại đây, loại hình dân ca này mới được hồi sinh ở một số địa phương ven biển phía Đông Bắc Bộ do điều kiện kinh tế phát triển, do sự cởi mở về chính sách của Nhà nước, trong đó có cả chính sách về văn hóa, đặc biệt là do nhu cầu tìm về với văn hóa truyền thống của những nhóm cộng đồng lứa tuổi, chủ yếu là lớp trung niên và người cao tuổi, nhu cầu hướng về quê nhà của những Việt kiều và những doanh nhân thành đạt.
    Cho tới thời điểm hiện tại, đã có một số công trình nghiên cứu về hát Đúm nhưng vẫn còn có một số vấn đề chưa thật sáng tỏ về loại hình dân ca này, đặc biệt, diện mạo và ý nghĩa của hát Đúm trong xã hội cổ truyền và sự tồn tại, biến đổi của nó trong xã hội hiện đại chưa được phản ánh thật đầy đủ và rõ nét.
    Trong giai đoạn gần đây, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể nói chung và hát Đúm nói riêng có nguy cơ mai một và mất đi, do đó cần nghiên cứu loại hình dân ca cổ này nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa tiêu biểu của nó trong xã hội hiện đại.
    Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài Hát Đúm của người Việt ở Bắc Bộ cho luận án của mình.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu sâu thêm về nghệ thuật và những yếu tố văn hóa của hát Đúm người Việt nhằm nêu bật diện mạo và ý nghĩa của nó trong xã hội cổ truyền.
    Khảo sát sự phục hồi, biến đổi và tồn tại của hát Đúm, trên cơ sở thực tế, đề xuất một số ý kiến bảo lưu và thực hành hát Đúm trong xã hội hiện đại.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là hát Đúm của người Việt và những khía cạnh liên quan.
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Hát Đúm của người Việt và những khía cạnh liên quan tới nó trên địa bàn là vùng châu thổ Bắc Bộ, cụ thể là 8 tỉnh, thành phố bao gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và Thái Bình.
    - Một số loại hình dân ca khác của người Việt có liên quan đến hát Đúm như hát Ví, hát Xoan và hát Ví đúm của người Mường ở một số địa phương thuộc tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình cũng được luận án tham khảo, so sánh đối chiếu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...