Luận Văn hảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên chuyên ngành Kế toán - trường Đại học An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1

    TỔNG QUAN

    1. Giới thiệu: Phần này nêu lên những lí do tác giả chọn lựa đề tài này, các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và những ý nghĩa thiết thực mà đề tài đem lại.

    2. Cơ sở hình thành:

    Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày nay, cạnh tranh để phát triển như một kim chỉ nam cho tất cả các hoạt động trong mọi lĩnh vực, từ cạnh tranh trong kinh doanh cho đến cạnh tranh trong học hành rồi cả cạnh tranh trong chuyện tìm kiếm việc làm.

    Có một công việc ổn định luôn là mong muốn của tất cả mọi người, đặc biệt là những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, những con người đang háo hức cho bước ngoặt mới của đời mình.

    Nặng mối lo về việc làm là vậy, nhưng một điều cũng không kém làm cho biết bao sinh viên, cả gia đình, nhà trường và xã hội trăn trở, đó là được làm đúng ngành nghề đào tạo. Có rất nhiều sinh viên ra trường, cầm tấm bằng loại ưu trong tay nhưng không kiếm cho mình được một công việc phù hợp, đúng ngành mình đã được học, kết quả họ phải làm những công việc ít liên quan thậm chí có khi trái ngược nghề, gây lãng phí chất xám rất nhiều cho xã hội và cả chính bản thân họ nữa. Hiện tượng này đang trở thành một vấn nạn không chỉ của một hai trường mà hầu như của chung tất cả các trường đại học ở Việt Nam.

    Đối với trường đại học An Giang, từ khi thành lập trường đến nay, đã có ba khóa sinh viên chuyên ngành Kế toán tốt nghiêp. Họ là những thế hệ đã từng được đào tạo tại một khoa Kinh tế- QTKD còn non trẻ của ngôi trường đại học vừa kỷ niệm bảy năm thành lập của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, so với các trường chuyên về Kinh tế hoặc tại các khoa, khối kinh tế của các trường lâu năm khác, họ cũng đã được trau dồi những kiến thức chuyên ngành với chương trình đào tạo tương đương.

    Chính vì là những thế hệ sinh viên đầu tiên mà trường vừa đào tạo qua, nên việc làm hiện nay của các cựu sinh viên này là một trong những sự kiện quan tâm hàng đầu của Ban giám hiệu, những thầy cô làm công tác đào tạo tại trường, đặc biệt là các thầy cô công tác tại khoa Kinh tế- QTKD. Mối quan tâm này tập trung rất nhiều vấn đề: Sau khi tốt nghiệp, những cựu sinh viên Kế toán đã có những công việc như thế nào? Có đúng chuyên ngành được đào tạo hay không? Mức thu nhập ra sao? Công việc làm thêm có giúp ích gì cho nghề nghiệp hiện nay của họ? Khả năng thăng tiến?, . Đáp án của những câu hỏi này một phần nào đó sẽ phản ánh được kết quả đào tạo chuyên ngành Kế toán tại trường. Bên cạnh đó, kết quả mà nghiên cứu đem lại có giá trị tham khảo rất lớn cho những sinh viên khóa 4 chuẩn bị ra trường thậm chí cả những thế hệ sinh viên kế tiếp.

    Là một sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường nên tôi có mối quan tâm rất sâu sắc đối với vấn đề trên, chính điều này là những cơ sở thiết thực cho việc hình thành đề tài “Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên chuyên ngành Kế toán - trường Đại học An Giang” mà tôi đang thực hiện.

    3. Mục tiêu nghiên cứu:

    Với những nhận định nêu trên, để đề tài có thể chuyển tải một cách khái quát nhất tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán nhưng vẫn đảm bảo độ sâu của vấn đề, hướng người đọc dễ theo dõi, tác giả xin đưa ra những mục tiêu mà nghiên cứu này sẽ tiến hành làm rõ, bao gồm:

    - Cung cấp một bức tranh tổng quát về tình trạng việc làm của các cựu sinh viên ngành Kế toán, trường đại học An Giang thông qua các chỉ số về tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ làm đúng ngành nghề được đào tạo, mức thu nhập, khả năng thăng tiến, .

    - Phân tích ảnh hưởng của kết quả xếp loại tốt nghiệp đến việc làm (Có phải tốt nghiệp loại ưu đều có công việc tốt? Hay còn phụ thuộc vào những yếu tố khác? Nếu vậy thì đó là những yếu tố nào?). Chúng ta cũng sẽ xem xét sự tác động của hoạt động làm thêm đến hiệu quả công việc sau khi ra trường của các cựu sinh viên. Vì có thể nói hoạt động làm thêm như là một môn học thực tế của sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên có môi trường thực hành những điều đã tiếp nhận được, thêm vào đó, hoạt động này còn bổ trợ rất nhiều kĩ năng cần thiết. Ngoài hai yếu tố chính yếu trên, trong nghiên cứu này còn tìm hiểu sự khác biệt về thời điểm tốt nghiệp và giới tính có ảnh hưởng đến mức độ thành công trong nghề nghiệp hay không?

    - Sau khi ra trường, khi đã tiếp cận với nghề nghiệp thực tế, chắc chắn các cựu sinh viên đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm và họ cũng rất muốn được chia sẻ và nêu lên những chính kiến của mình đóng góp cho công tác đào tạo của trường, đặc biệt là đối với chuyên ngành Kế toán. Nghiên cứu này sẽ tổng kết những ý kiến đó tạo luồng thông tin phản hồi cho những người làm công tác dạy và học tại trường.

    - Cuối cùng, dựa trên các kết quả nghiên cứu được, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo của khoa, trường.

    4. Phạm vi nghiên cứu:

    4.1. Đối tượng khảo sát:

    Sinh viên chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp khóa 1, 2, 3 đã tốt nghiệp ra trường. Không tiến hành nghiên cứu trên các sinh viên chưa tốt nghiệp.

    4.2. Giới hạn nhiệm vụ nghiên cứu:

    Do thời gian nghiên cứu có hạn và để đi đúng mục tiêu ban đầu mà đề tài đã chọn nên một số vấn đề chỉ nêu những con số thống kê để mô tả xu hướng chung trong chọn lựa ngành nghề của cựu sinh viên, không tiến hành nghiên cứu sâu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến vấn đề đó, cụ thể không nghiên cứu các vấn đề sau:

    - Chỉ cần biết xu hướng chọn lựa địa phương công tác nhưng không đi vào lập mô hình xem xét các yếu tố tác động đến chọn lựa đó.

    - Các cựu sinh viên có phục vụ cho quê nhà mình không.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...