Báo Cáo Hành vi tiêu dùng của sinh viên Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học An Giang đối với sả

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN



    1.1. Cơ sở hình thành đề tài:

    Cà phê không chỉ đơn thuần là một sản phẩm hay hàng hoá mà nó còn là một nét văn hoá và lời mời “Đi uống cà phê” đã trở thành câu nói cửa miệng của nhiều người, nó gần gũi và quen thuộc với tất cả mọi người. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới và ở mỗi nơi khác nhau thì hương vị cà phê cũng khác nhau và mang nét đặc trưng ở nơi đó.

    Trung Nguyên là một thương hiệu cà phê nổi tiếng, nó đã mang hương vị cà phê đặc trưng của vùng đất đỏ bazan đi khắp đất nước và nhiều nước trên thế giới bằng hình thức nhượng quyền thương mại. Hiểu rõ nhu cầu tiêu dùng của con người là vô tận và ngày càng gia tăng, nên Trung Nguyên đã cho ra đời dòng sản phẩm cà phê hòa tan G7 với các ưu thế như giúp người dùng tiết kiệm thời gian, sản phẩm có tính năng động, trẻ trung phù hợp với xu hướng tiêu dùng của mọi người.

    Trước ngày 23/11/2003 thời điểm Trung Nguyên tung ra G7 - thị trường cà phê hoà tan đóng gói có cục diện như sau: Nestcafe chiếm 55,95% thị phần; Vinacafé chiếm 38,45%; 5,6% còn lại cho các thương hiệu cà phê khác. Chỉ đến tháng 1/2004 thị phần G7 đã chiếm 35% sau khi tung ra thi trường, Trung Nguyên đã thực hiện một cuộc xâm nhập thị trường ngoạn mục nhất trong lịch sử xây dựng thương hiệu Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay thị phần của G7 vẫn chưa cao và không ổn định, vì thế việc nghiên cứu đề tài “Hành vi tiêu dùng của sinh viên Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học An Giang đối với sản phẩm cà phê hòa tan G7 của CÔNG TY CP CÀ PHÊ HÒA TAN TRUNG NGUYÊN” sẽ giúp một phần nào đó cho Trung Nguyên có những thông tin về hành vi tiêu dùng của sinh viên hiện nay, G7 đã làm được những gì và những gì chưa làm được từ đó khắc phục những nhược điểm và đưa ra những chiến lược mới. Đồng thời cũng là một cách để các bạn sinh viên nói lên nhu cầu về loại cà phê mong muốn.

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

    - Mô tả hành vi tiêu dùng cà phê hòa tan G7 của sinh viên khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh trường Đại học An Giang.

    - Xác định nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng của sinh viên.

    1.3. Đối tượng và phạm nghiên cứu:

    - Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên khoa KT-QTKD bao gồm khóa 7, 8, 9, 10

    - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về hành vi tiêu dùng cà phê hòa tan G7 của của sinh viên khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh trường Đại học An Giang.

    1.4. Phương pháp nghiên cứu:

    - Phương pháp thu thâp dữ liệu: Bản câu hỏi bằng tham vấn cá nhân với 100 sinh viên ở các lớp trong khóa 7 khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh.

    - Phương pháp phân tích: Sử dụng thống kê mô tả để phân tích các số liệu phỏng vấn được.

    - Cỡ mẫu: 100 sinh viên khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh.

    - Cách chọn mẫu: Phi xác suất.

    - Thang đo: Thang đo được sử dụng trong bản câu hỏi này là thang đo likert, thang đo xếp hạng, thang đo nhị phân và thang đo nhóm.

    1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

    Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho công ty CP cà phê hòa tan Trung Nguyên, giúp cho Trung Nguyên thấy được những gì mà sản phẩm cà phê hòa tan G7 đã làm được và những gì chưa làm được đối với một thị trường vô cùng to lớn- sinh viên. Từ đó có thể đưa ra những chiến lược thích hợp để khai thác thị trường đầy tiềm năng này. Đồng thời đây cũng cũng là nguồn thông tin tham khảo cho các công ty trong cùng lĩnh vực cà phê hòa tan.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...