Tiểu Luận Hành vi phạm tội ở trẻ em vị thành niên có nguyên nhân từ phía gia đình

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Hành vi phạm tội ở trẻ em vị thành niên có nguyên nhân từ phía gia đình​
    Information
    Trong những năm gần đây người ta nói nhiều đến trẻ em vị thành niên. Nó đã trở thành một vấn đề thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà giáo dục học, các nhà nghiên cứu xã hội học và tâm lý học, của các bậc cha mẹ học sinh . Tuổi vị thành niên trở thành mối quan tâm lớn như vậy không chỉ vì đây là một giai đoạn đặc biệt trong sự phát triển nhân cách con người mà vì trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn chiếm tỷ lệ khá lớn và đang có xu hướng gia tăng.
    Trẻ em vị thành niên phạm pháp đã trở thành một vấn đề xã hội có tính toàn cầu. Ở nước ta trẻ em vị thành niên gây ra gần 20% số vụ phạm pháp. Điều tra của Uỷ ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em Nhà nước tháng 12/1996 , cả nước có 8.530 em vị thành niên phạm pháp, đó là một điều đáng lo ngại cho trật tự trị an xã hội. Tội phạm vị thành niên rất đa dạng và phức tạp. Phân tích 1394 em phạm tội có 45,6% em phạm tội trôm cắp, 12,5% em phạm tội cướp giật, 12,3% em phạm tội đánh người gây thương tích, 3,5% em phạm tội lừa đảo, 2,1% phạm tội hiếp dâm, 1,8% phạm tội giết người, 1,6% phạm tội chống người thi hành công vụ Các em vị thành niên phạm tôi thường có các thói quen xấu như nghiệt thuốc lá, thuốc lào, nghiện các chất xì ke ma tuý, thích uoóng bia, rượu,thích xem phim kích động tình dục, không thích đọc sách báo, có kết quả học tập kếm
    Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi từ 11 – 18 , có đặc điểm về thể chất đặc trưng biểu hiện của con người trưởng thành , về mặt tâm lý - xã hội thì còn non nớt, kinh nghiệm sống còn ít, sự định hướng về giá tri xã hội còn thấp, tính kiếm chế trong mỗi các em còn hạn hẹp, nhu cầu cơ bản của họ là nhu cầu ăn uống, tự vệ chiếm ưu thế, không biết đánh giá đúng hiện tượng, có thiên hướng bắt chước , nhưng muốn vươn lên tự khẳng định mình, muốn trở thành người lớn nhưng lại chưa hiểu rằng các em làm được điều đó thì phải hành động theo một khuôn khổ nhất định, theo đúng pháp luật, phù hợp với phong tục tập quán truyền thống của dân tộc. Nghĩa là các em phải tuân theo đúng chuẩn mực mà xã hội đòi hỏi. Chuẩn mực xã hội tồn tại khách quan như những quy tắc , yêu cầu chung của xã hội đối với cá nhân, nó định hướng điều khiển thái độ, hành vi cá nhân hay nhóm xã hội. Hệ thống chuẩn mực của nước ta thể hiện ở pháp luật xã hội chủ nghĩa, đường lối của Đảng, đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, các giá trị chân,, thiện, mỹ Là thành viên của xã hội , công dân tương lai của đất nước- trẻ vị thành niên tiếp nhận và lĩnh hội các chuẩn mực này thông qua con đường tự phát ( tác động của xã hội) và con đường tự giác (giáo dục của gia đình và nhà trường. Chính vì vậy mà môi trường chăm sóc, giáo dục , văn hoá của gia đình đối với trẻ vị thành niên có vai trò to lớn tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ vị thành niên. Vào thời kỳ bộc phát trẻ vị thành niên thường không có kiến thức, không đủ kiến thức để ra những quyết định hợp lý, chín chắn trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Cha mẹ giữ vai trò gắn kết quan trọng , là người động viên , nâng đỡ khi trẻ vị thành niên tìm tòi , khám phá thế giới xã hội rộng lớn và phức tạp.Chính vì vậy mà Đảng , Nhà nước luôn khẳng định gia đình Việt Nam là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là mô trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuyên bố của Liên hợp quốc về tiến bộ xã hội trong phát triển khẳng định “ Gia đình là đơn vị cơ bản của tổ chức xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mỗi thành viên, nhất là trẻ em”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...