Tiến Sĩ Hành vi ngôn ngữ thề (swear) trong tiếng Việt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với người sử dụng (Ngữ dụng học) là một hướng tiếp cận mới mẻ của ngôn ngữ học hiện đại, trong đó người nghiên cứu hướng tới việc lí giải cơ chế vận hành và thực hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Trong những năm gần đây, một loạt vấn đề quan trọng của Ngữ dụng học đã được tập trung nghiên cứu như: Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn, tiền giả định và hàm ý, chiếu vật và chỉ xuất, nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái, mục đích phát ngôn, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội thoại Trong số đó, hành vi ngôn ngữ luôn luôn được xem là một trong những vấn đề cơ bản và cốt lõi. Việc phát hiện ra bản chất hành vi cuả việc nói năng của con người đã giúp Ngữ dụng học có thể trả lời những câu hỏi như: Mục đích thực sự cúa một câu nói là gì? Chúng ta làm gì khi chúng ta nói? Chúng ta thực sự nói gì khi chúng ta nói? .
    Thề là một hành vi ngôn ngữ được người Việt sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp với hiệu lực ở lời và mượn lời khác nhau. Đây là một hành vi ngôn ngữ rất đặc biệt, bởi lẽ có thể xếp nó vào nhóm Xác tín (Assertives), tức thề được xem là một dạng xác tín mạnh (ví dụ Tôi thề là tôi không biết, tôi thề là tôi không lấy số tiền đó ), lại cũng có thể xếp nó vào nhóm Kết ước (Commissive), tức thề được xem là một dạng kết ước ở mức độ cực cao (ví dụTôi thề sẽ cho nó biết tay, tôi thề sẽ không bao giờ hút thuốc nữa ). Việc nghiên cứu bản chất của hành vi thề, cấu trúc và phương tiện thể hiện, các tác nhân quyết định hiệu quả của hành vi thề, nét đặc trưng văn hóa của người Việt Nam biểu lộ qua hành vi thề, những nét riêng của việc sử dụng hành vithề trong giao tiếp của các nhóm xã hội là một vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về hành vi thề.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Theo quan sát của chúng tôi, các nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ đi theo hai hướng chính: Thứ nhất là những vấn đề có tính lí thuyết, như là khái niệm hành vi ngôn ngữ, phân loại hành vi ngôn ngữ, điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi Thứ hai là những nghiên cứu vận dụng lí thuyết hành vi ngôn ngữ để nghiên cứu một hoặc một số hành vi ngôn ngữ cụ thể trong các ngôn ngữ cụ thể. Sau đây chúng tôi sẽ lần lượt trình bày các hướng nghiên cứu này.
    2.1. Những nghiên cứu có tính lí thuyếtAustin (1962) là người đã phát hiện ra bản chất hành động của sự nói năng và xây dựng lí thuyết hành vi ngôn ngữ. Theo Austin, nói cũng là làm[1] và người ta thực hiện 3 loại hành vi ngôn ngữ trong khi nói ra một phát ngôn: tạo lời, ở lời và mượn lời. Trong đó hành vi ở lời là đối tượng nghiên cứu chính của Ngữ dụng học. Các hành vi ở lời được Austin phân thành 5 lớp lớn. Đó là: 1.Phán xét(verdictive); 2.Hành x (exrcitive); 3.Kết ước (commissive); 4.Ứng xử (behabitive); và 5.Bày tỏ (expositive). Trong đó hành vi thề được ông xếp vào nhóm Kết ước. Đây là nhóm gồm những hành vi ràng buộc người nói vào những trách nhiệm, nghĩa vụ nhất định: hứa hẹn, kí kết, giao kèo, thỏa thuận, giao ước, thề bồi, cá cược,
    John Searle (1969) đã tiếp tục phát triển lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Austin. Trong cuốn sách rất nổi tiếng của mình (“Speech acts”), ông cho rằng cần phải xác lập cho được một hệ thống tiêu chí trước khi đưa ra kết quả phân loại các hành vi ngôn ngữ. Searle đã đưa ra 12 tiêu chí, trong đó 4 tiêu chí quan trọng nhất là: Đích tại lời (illocutionary point), Hướng khớp ghép lời – hiện thực (direction of fit), Trạng thái tâm lí được biểu hiện, Nội dung mệnh đề. Căn cứ vào 4 tiêu chí này và một số các tiêu chí khác, Searle đã phân loại các hành vi ở lời thành 5 lớp lớn: Biểu hiện (representatives), Điều khiển (directives), Kết ước (commissives), Biểu cảm (expressives), Tuyên bố (declarations). Trong đó, hành vi thề được xếp vào nhóm Kết ước, một nhóm bao gồm các hành vi hứa, cam đoan, cam kết, hẹn, giao ước, bảo đảm, thỏa thuận, thề
    Có thể kể đến quan điểm của một số nhà ngôn ngữ học khác có liên quan đến lí thuyết “Hành vi ngôn ngữ”, thể hiện qua các công trình cụ thể. Đó là các đồng chủ biên Ferenc Kiefer, John R. Searle và Manfred Bierwisch (1980) với cuốn “Speech Act Theory and Pragmatics” ( Lí thuyết về Hành vi ngôn ngữ và Ngữ dụng học) [85] bao gồm: Manfred Bierwisch với bài “Semantic Structure and Illocutionary Force” (Cấu trúc ngữ nghĩa và lực ngôn trung); Wolfgang Motsch với “Situational Context and Illocutionary Force” (Ngôn cảnh tình huống và lực ngôn trung); Francois Recanati với “Some Remarks on Explicit Performatives, Indirect Speech Acts, Locutionary Meaning and Truth –Value” (Một số nhận xét về câu ngôn hành tường minh, hành vi ở lời gián tiếp, ý nghĩa tạo lời và chân trị); Daniel Vanderveken với “Illocutionary logic and Self – Defeating” (Lô gích của hành vi ở lời và thất sách của hành vi) ; Michale L. Geis với cuốn Speech Acts and Conversational Interaction” (Hành vi ngôn ngữ và tương tác hội thoại) [77] hoặc công trình của S.C.Levinson (1983) “Pragmatics” (Ngữ dụng học) [76] với các chương 3, 5, 6 bàn về hàm ý hội thoại, và hành vi ngôn ngữ . Nói chung các nhà nghiên cứu đã bàn đến những khía cạnh khác nhau của hành vi ngôn ngữ với tư cách là một trong những trụ cột của Ngữ dụng học hiện đại.
    Ở Việt Nam, Ngữ dụng học, trong đó có hành vi ngôn ngữ dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có thể điểm qua một số tác giả tiêu biểu như: Đỗ Hữu Châu (1993), trong “Đại cương ngôn ngữ học” (viết chung với Bùi Minh Toán), phần Ngữ dụng học, đã đưa ra khái niệm hành vi ngôn ngữ, phân biệt biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi, và nêu một số dấu hiệu ngữ dụng đánh dấu lực tại lời của các hành vi ngôn ngữ. Nguyễn Đức Dân (1998), trong “Ngữ dụng học”, đã nêu những cơ sở lí thuyết căn bản về ngữ dụng học trong đó có hành vi ngôn ngữ. Song tác giả không phân biệt các biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi mà cho rằng biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi là một. Nguyễn Văn Khang (1999), trong “ Ngôn ngữ học xã hội- Những vấn đề cơ bản”, khi trình bày về tính xã hội của sự nói năng đã nêu khái quát lý thuyết của Austin, Searle và hướng nghiên cứu hành vi ngôn ngữ như một hành vi xã hội của một số nhà nghiên cứu như Reinach .Nguyễn Thiện Giáp (2000) trong cuốn “Dụng học Việt ngữ” đã trình bày những vấn đề Ngữ dụng học ứng dụng vào nghiên cứu tiếng Việt. Nguyễn Văn Hiệp (2008) trong cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp” khi trình bày về nghĩa mục đích phát ngôn (một trong bốn cơ sở ngữ nghĩa của việc phân tích và miêu tả cú pháp câu tiếng Việt: nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái, nghĩa chủ đề, nghĩa mục đích phát ngôn) đã nêu khái quát lí thuyết hành vi ngôn từ của Austin, phân loại hành vi ngôn ngữ, và đặc biệt tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa đánh dấu mục đích phát ngôn và đánh dấu kiểu câu, vai trò của các tiểu từ tình thái tiếng Việt trong việc hình thành hiệu lực ở lời của phát ngôn. Đỗ Việt Hùng (2011) trong cuốn “Ngữ dụng học” ngoài phần trình bày những lí thuyết chung về hành vi ngôn ngữ, tác giả cho rằng sự kiện lời nói được tạo bởi một nhóm các hành vi ngôn ngữ, thống nhất với nhau để thực hiện một hành vi ngôn ngữ trung tâm.
    2.2. Những nghiên cứu có tính ứng dụng
    Đây là hướng nghiên cứu vận dụng lí thuyết hành vi ngôn ngữ vào việc xem xét một ngôn ngữ cụ thể. Trên thế giới, có thể kể đến các tác giả: G.N Leech (1983) với ““Những nguyên lí ngữ dụng học” (Principles of Pragmatics) đã mô tả câu ngữ vi và động từ ngôn hành trong tiếng Anh; Anna Weirzbicka (1987) với cuốn “English speech act verb” (Động từ ngôn hành tiếng Anh) đã miêu tả cấu trúc ngữ nghĩa và điều kiện sử dụng của tất cả các động từ nói năng trong tiếng Anh. “English speech act verb” được coi như một cuốn từ điển chỉ dẫn cách sử dụng các động từ nói năng tiếng Anh nhằm thực hiện các hành vi ngôn ngữ, trong đó động từ thề (Swear) được xếp vào 2 nhóm: swear 1 tương đương với hành vi thề (nhóm Kết ước), còn swear 2 tương đương với hành vi chửi thề trong tiếng Việt (hành vi này không có động từ ngôn hành) .
    Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu có tính ứng dụng về hành vi ngôn ngữ tập trung vào các hướng sau:
    · Nghiên cứu phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm các động từ nói năng biểu thị hành vi ngôn ngữ. Có thể điểm qua một số nghiên cứu tiêu biểu như: “Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ nói năng nhóm thông tin” (Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Ngân 1996); “Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ nói năng nhóm khen, tặng, chê” (Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Thu Hoa 1996); “Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ nói năng nhóm bàn, tranh luận, cãi” (Luận văn Thạc sĩ của Đinh Thị Hà 1996); “Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng nhóm khuyên, ra lệnh, nhờ” (Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thái Hòa 1997) . Các công trình theo hướng này tập trung nghiên cứu động từ nói năng về phương diện ngữ nghĩa, từ đó xây dựng mô hình cấu trúc ngữ nghĩa cho nhóm động từ này.
    · Nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ như một sự kiện lời nói trong tương tác hội thoại. Về hướng này, có thể kể đến một số các sự kiện lời nói đã được nghiên cứu như: “Hành vi cho tặng trong sự kiện lời nói cho, tặng” (Luận văn Thạc sĩ của Chử Thị Bích 2001); “Cặp thoại điều khiển trong sự kiện lời nói
    [HR][/HR][1] Công trình của Austin “How to do things with words” được dịch sang tiếng Pháp là “Quand dire, C’est faire” (Nói tức là làm)


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Tp Hồ Chí Minh.
    2. Nguyễn Thị Vân Anh (2001), Cặp thoại thỉnh cầu (xin) trong sự kiện lời nói thỉnh cầu, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
    3. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    4. Chử Thị Bích (2008), Cấu trúc của sự kiện lời nói cho, tặng trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
    5. Đỗ Hữu Châu (chủ biên), Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội
    6. Đỗ Hữu Châu (2000), Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn
    ngữ, số 10.
    7. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng tuyển chọn và giới thiệu (2000), Đỗ Hữu Châu tuyển tập, Tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    8. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2007), Ngữ dụng học, giáo trình CĐSP, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
    9. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    10. Nguyễn Hồng Cổn (2001), Bàn thêm về cấu trúc thông báo của câu tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 5.
    11. Nguyễn Đức Dân (1987), Lôgich – Ngữ nghĩa – Cú pháp, NXB Đại học và THCN, Hà Nội.
    12. Nguyễn Đức Dân (1996), Logic và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    13. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh.
    14. Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
    15. Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa-ngữ dụng câu hỏi chính danh (trên ngữ liệu tiếng Việt), Luận án Phó tiến sĩ Ngôn ngữ học.
    16. Lê Đông – Nguyễn Văn Hiệp (2001), Ngữ nghĩa – ngữ dụng các tiểu từ tình thái tiếng Việt, Công trình khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.
    17. Lê Đông – Nguyễn Văn Hiệp (2003), Khái niệm tình thái học, Tạp chí Ngôn ngữ số 7-8/2003.
    18. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1996), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    19. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXB ĐHQG, Hà Nội.
    20. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Ngôn ngữ học, NXB ĐHQG, Hà Nội.
    21. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    22. Nguyễn Thiện Giáp (2012), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    23. Đinh Thị Hà (1996), Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ nói năng nhóm bàn, tranh luận, cãi, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
    24. Nguyễn Khánh Hà (2009), Câu điều kiện tiếng Việt- Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    25. Trịnh Thanh Hà (2001), Cặp thoại điều khiển trong sự kiện lời nói điều khiển, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
    26. Hoàng Văn Hành (1992), “Về ý nghĩa các từ biểu thị sự nói năng trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
    Dương Tuyết Hạnh (2007), Hành vi nhờ và sự kiện lời nói nhờ trong giao tiếp bằng tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...