Tài liệu Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HÀNH VI LẠM DỤ NG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN BỊ CẤM.




    Cơ s ở pháp lý: Khoản 2 Điều 14. Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm.




    Điều 14. Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm.




    2. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;




    1. Ví dụ phân tích trong thực tiễn:




    Kênh truyền hình K+( Công ty trách nhiệm hữu hạn Truyền hình kỹ thuật số vệ tinh Việt Nam (VSTV) với thương hiệu K)) ký hợp đồng mua bản quyền độc quyền phát sóng giả bóng đá Ngoại hạng Anh, có 1 số vấn đề pháp lý liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí độc quyền theo luật cạnh tranh. Để làm rõ vấn đề này, trước hết cần có sự khái quát sơ lược về vụ viêc của K+, kèm theo đó là việc phân tích các yếu tố về mặt chủ thể, hành vi, mục đích và hậu quả. V


    2 Tóm tắ t sự việc




    Vụ việc xoay quanh việc MP&Silva và K+ đã ký kết hợp đồng mua bản quyền trong đó quy định độc quyền phát sóng dẫn đến K+ không được quyền chia sẻ hoặc chuyển nhượng quyền này cho bất kỳ nhà đài nào khác, đồng thời áp đặt giá cung cấp dịch vụ bất hợp lý đối với các thuê bao muốn xem giải Ngoại hạng Anh.


    3 Chủ thể của vụ việ c




    Chủ thể thứ nhất: K+ với tư cách là doanh nghiệp có vị trí độc quyền, thuật ngử doanh nghiệp có vị trí độc quyền được quy định tại Điều 12 Luật cạnh tranh như sau:


    “ Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan”.

    Tại thời điểm này, trên thị trường không có một kênh truyền hình nào ở Việt Nam


    được phép phát sóng chương trình bóng đá ngoại hạnh anh vào ngày chủ nhật nên


    K+ được xem là có vị trí độc quyền.




    Chủ thể thứ hai: Khách hàng muốn xem chương trình bóng đá, cùng với đó là


    các nhà đài khác trong việc cạnh tranh mua bản quyền truyền hình phát sóng Ngoại hạng Anh.


    4 Hành vi trong vụ việc




    Thứ nhất: Áp đ ặt giá cung cấp dịch vụ bất hợp lý đối với các thuê bao muốn xem giải Ngoại hạng Anh.


    Mức chi phí người tiêu dùng phải chịu gồm phí thuê bao 250.000 đồng /tháng và tiền mua đầu thu 1.500.000 đồng. Mức chi phí này cao hơn rất nhiều so với mức chi phí trước đây mà người tiêu dùng phải trả. Đồng thời buộc người tiêu dùng chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải mua dịch vụ của K+ với mức phí ấn định không có mặc cả hay đàm phán. Vậy, K+ đã lợi dụng vị trí độc quyền để áp đặt giá cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền lên mức bất hợp lý vi phạm Khoản 2 Điều 13 và Điều 14 Luật cạnh tranh về các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm trong đó có quy định hành vi “Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng”.


    Thứ hai: Vì đã ký hợp đồng độc quyền phát sóng chương trình bóng đá Ngoại hạng Anh nên hành vi của K+ đã gián tiếp bắt buộc khách hàng đang sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp khác giờ họ muốn xem giải Ngoại hạng Anh thì không còn lựa chọn nào khác là phải từ

    bỏ dịch vụ đã sử dụng và chuyển sang sử dụng dịch vụ của K+. Vậy, K+ đã lợi dụng vị trí độc quyền để áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng vi phạm Khoản 2 Điều 14 Luật cạnh tranh quy định các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
    bị cấm trong đó có hành vi “Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng”.




    Thứ ba : Chỉ có thể phát sóng trên truyền hình số vệ tinh (DTS) nhưng K+ lại


    mua bản quyền phát sóng ở tất cả các hạ tầng kỹ thuật khác như DTH, analog, cáp. Hành vi này có thể được hiểu là nhằm mục đích bao thầu toàn bộ gói phát sóng không để cho các nhà cung cấp khác được tham gia.


    5 Về mục đích c ủa hành vi




    Với mục đích cạnh tranh không lành mạnh K+ đã ký hợp đồng mua bản quyền với MP&Silva nhằm áp đặt giá cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền lên mức bất hợp lý, tạo ra các điều kiện bất lợi cho khách hàng và ngăn cản sự tham gia thị trường của các nhà cung cấp khác.


    6 Hậu quả .




    Việc K+ ký hợp đồng phát sóng độc quyền giải Ngoại hạng Anh vào ngày Chủ nhật dẫn đến tất cả các đơn vị khác buộc lòng phải ký hợp đồng để nhằm mục đích phục vụ khán giả, bất chấp giá cả quá cao so với những mùa giải trước đây gây lãng phí ngân sách nhà nước mà hàng triệu người tiêu dùng là đối tượng phải gánh chịu mọi hậu quả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...