Tiểu Luận Hành vi hạn chế cạnh tranh một số vụ việc điển hình của châu âu

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Pháp luật cạnh tranh có thể được định nghĩa là khung pháp lý tạo điều kiện cho các doanh
    nghiệp, khi tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường, được cạnh tranh một cách tự
    do, công bằng và mạnh mẽ. Cơ sở của pháp luật cạnh tranh dựa trên mô hình kinh tế
    thuần túy được biết đến như là học thuyết về cạnh tranh hoàn hảo. Nội dung của học
    thuyết này là nếu các doanh nghiệp được phép cạnh tranh lẫn nhau để giành khách hàng
    và thị trường mới, mà không vi phạm bất kỳ qui định pháp lý nào, việc cạnh tranh của
    các doanh nghiệp sẽ tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn với giá thành thấp hơn.6
    Kết quả là,chỉ có những doanh nghiệp hiệu quả nhất có thể tồn tại trong khi các doanh
    nghiệp kém hiệu quả sẽ bị phá sản. Lợi ích lớn nhất của cạnh tranh là người tiêu dùng
    phải trả ít tiền hơn cho các sản phẩm tốt hơn (lợi ích của khách hàng).
    Đối lập với cạnh tranh hoàn hảo là khi thị trường bị tập trung và nằm trong tầm kiểm soát
    của một doanh nghiệp, có thể là một nhà cung cấp sản phẩm (độc quyền bán) hoặc một
    người mua sản phẩm (độc quyền mua). Do khách hàng của doanh nghiệp độc quyền
    không có lựa chọn khác nên doanh nghiệp không cần phải đưa ra các mức giá ưu đãi hoặc
    cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt hơn. Vấn đề tương tự phát sinh, tuy ở mức độ thấp
    hơn, khi thị trường nằm trong tay của một số ít các doanh nghiệp (độc quyền nhóm bán),
    do các doanh nghiệp này thấy rằng họ có thể đạt được lợi nhuận cao hơn nếu áp dụng các
    chiến lược thương mại chung với các đối thủ của mình (hành vi định giá tương đồng),
    thiết lập cùng mức giá các sản phẩm thay vì tham gia vào cuộc chiến về giá.7
    Như đã trình bày, chúng ta phải công nhận rằng các trao đổi nêu trên liên quan đến một
    mô hình kinh tế đơn giản.8 Trong thực tế, pháp luật cạnh tranh có thể được áp dụng cho
    các thị trường với cấu trúc nằm ở vị trí trung gian giữa cạnh tranh hoàn hảo và độc
    quyền.9 Hơn nữa, hoàn toàn tự nhiên nếu một thị trường có cấu trúc độc quyền (độc
    quyền thực tế)10 và có một số trường hợp khi độc quyền bán/độc quyền mua hình thành
    6 Trong cuốn sổ tay này, thuật ngữ “sản phẩm” được sử dụng bao gồm cả “dịch vụ”.
    7 Ví dụ, đây là hành vi thường thấy của các doanh nghiệp cung cấp xăng và gas.
    8 Học thuyết về cạnh tranh hoàn hảo giả định rằng không thể buộc bất kỳ chủ thể nào tốt hơn lên mà không
    làm cho một số chủ thể khác yếu kém đi. Học thuyết này chỉ ra rằng chi phí sản xuất luôn ở mức thấp nhất
    có thể (hiệu quả sản xuất) và giá sẽ không bao giờ vượt quá chi phí biên (nghĩa là, chi phí tạo thêm một đơn
    vị sản phẩm; hiệu quả phân bổ). Ngoài ra, học thuyết này cũng chỉ ra rằng các sản phẩm luôn luôn tương
    đồng, và người tiêu dùng luôn được thông báo về giá của các sản phẩm và bất kỳ doanh nghiệp nào đều có
    thể tự do gia nhập và rời khỏi thị trường mà không phải gánh chịu bất kỳ chi phí phát sinh nào. Cuối cùng,
    học thuyết về cạnh tranh hoàn hảo không xét đến các chi phí phát sinh từ “các yếu tố ngoại hưởng” như ảnh
    hưởng của sản phẩm đối với môi trường hoặc sức khỏe của cộng đồng.
    9 Trong thực tế, các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ cố gắng tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm của mình
    nhiều nhất có thể để ngăn khách hàng chuyển sang các đối thủ cạnh tranh. Do đó, các sản phẩm khá phân
    biệt. Bên cạnh việc cạnh tranh về giá cả và chi phí, các doanh nghiệp sẽ cố gắng thiết lập các rào cản gia
    nhập thị trường thông qua việc đầu tư vào công nghệ (sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, bí mật thương mại)
    hoặc quảng cáo. Cuối cùng, các doanh nghiệp muốn rời khỏi thị trường thường phải chịu những chi phí
    “ngầm” (đó là các chi phí không thể thu hồi, ví dụ, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng đặc thù).
    10 Ví dụ, đối với thị trường cung cấp hạ tầng viễn thông và mạng lưới truyền tải điện hoặc dịch vụ vận tải
    cảng hoặc đường sắt, thông thường là những tài sản của duy nhất một doanh nghiệp.
    7
    qua quá trình cạnh tranh “dựa trên năng lực”11 hoặc để đáp ứng các lợi ích công cộng
    được trao cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc do pháp luật quy định (độc quyền theo
    pháp luật).12 Mặc dù vậy, một trong các mục tiêu quan trọng nhất của pháp luật cạnh
    tranh là bảo đảm khách hàng có đủ khả năng để lựa chọn trên thị trường mà không bị lệ
    thuộc vào sự lạm dụng quyền lực thị trường (khả năng khống chế thị trường) của một
    hoặc một số ít doanh nghiệp.
    Để đạt được mục tiêu của mình, pháp luật cạnh tranh xem xét ba nhóm hành vi hạn chế
    cạnh tranh, được thảo luận chi tiết tại Chương II (Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh) và
    Chương III (Tập trung kinh tế và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường):
    - Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: là các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp cạnh
    tranh nhằm ấn định giá hoặc sản lượng hoặc phân chia thị phần, khách hàng – thường
    được biết đến dưới tên gọi cartel – hoặc các thỏa thuận theo đó các bên tham gia đấu thầu
    ấn định giá bỏ thầu hoặc thỏa thuận trước doanh nghiệp sẽ thắng thầu – thường được biết
    đến dưới dạng đấu thầu thông đồng. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng bao gồm cả
    các thỏa thuận dọc có tác động tiêu cực đến cạnh tranh như thỏa thuận ấn định giá bán lại
    một sản phẩm nhằm ngăn cản nhà phân phối cung cấp các ưu đãi cho các khách hàng.
    - Tập trung kinh tế hạn chế cạnh tranh: là các thoả thuận tài chính theo đó hai hay
    nhiều doanh nghiệp độc lập quyết định kết hợp sức mạnh kinh tế của họ với nhau thành
    một tổ chức duy nhất thông qua phương thức mua lại, sáp nhập hoặc liên doanh làm ảnh
    hưởng tiêu cực đến cấu trúc của thị trường, hay để tạo lập, củng cố vị trí thống lĩnh thị
    trường gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.13
    - Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường: là các hành vi thương mại được thực hiện bởi
    các doanh nghiệp có khả năng khống chế thị trường có thể tác động tiêu cực đến cạnh
    tranh như phân biệt đối xử giá với khách hàng14 cũng như loại bỏ doanh nghiệp đối thủ ra
    khỏi thị trường bằng các giao dịch độc quyền15 với khách hàng của mình, ưu đãi đối
    11 Thuật ngữ “cạnh tranh dựa trên năng lực” đề cập đến những trường hợp khi mà các doanh nghiệp đạt
    được những kết quả tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh là do họ có hoạt động quản lý, công nghệ, kỹ
    thuật, mô hình điều hành kinh doanh tốt hơn. Pháp luật cạnh tranh khuyến khích cạnh tranh dựa trên năng
    lực ngay cả khi nó dẫn đến sự độc quyền trên thị trường. Ví dụ, trường hợp hệ điều hành Microsoft
    Windows, được bảo vệ bởi bản quyền, hoặc nước giải khát Coca-Cola, được bảo đảm bởi bí mật thương
    mại thành công nhất thế giới (công thức mang lại cho Coca-Cola mùi vị đặc biệt).
    12 Ví dụ, trong trường hợp việc tồn tại duy nhất một doanh nghiệp cung cấp/mua sản phẩm liên quan là cần
    thiết để bảo vệ lợi ích công cộng như trong trường hợp độc quyền bán theo pháp luật trong việc cung cấp
    dịch vụ bưu chính hoặc trường hợp cơ quan có thẩm quyền về y tế của một nước được trao toàn quyền mua
    dược phẩm.
    13 Như giải thích chi tiết tại Chương III, những trường hợp này có thể liên quan đến tập trung kinh tế hình
    thành doanh nghiệp độc quyền bán hoặc nhóm hai doanh nghiệp độc quyền bán.
    14 Phân biệt đối xử giá diễn ra khi một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh xác định giá cho các khách hàng
    với các mức khác nhau trong các giao dịch tương tự, làm cho khách hàng rơi vào tình thế phải cạnh tranh
    bất lợi với các đối thủ của mình.
    15 Các thỏa thuận độc quyền là các thỏa thuận khi một nhà cung cấp hoặc một bên mua không được phép
    mua bán các sản phẩm cạnh tranh. Trong các trường hợp này, thỏa thuận sẽ loại trừ cạnh tranh từ các nhà
    cung cấp hoặc bên mua khác mong muốn tham gia mua bán các sản phẩm là đối tượng của thỏa thuận độc
    quyền.
    8
    tượng16, bán kèm17, bán giá cướp đoạt18 hoặc từ chối cho tiếp cận các sản phẩm thiết yếu.
    Những hành vi này cũng bao gồm các hành vi lạm dụng được thực hiện bởi các doanh
    nghiệp độc quyền nhà nước hoặc các doanh nghiệp được nhà nước trao cho một số quyền
    đặc biệt.
    Pháp luật cạnh tranh bổ sung cho nền kinh tế thị trường tự do hóa. Điều này có nghĩa là
    các doanh nghiệp phải được tự do cạnh tranh dựa trên năng lực, loại bỏ các tổ chức độc
    quyền (khi chúng không cần thiết) và các cartel. Hơn nữa, pháp luật canh tranh bổ sung
    cho pháp luật thương mại trong bối cảnh lợi ích từ các quy định tự do thương mại – loại
    trừ các rào cản thương mại như phân biệt đối xử về thuế, thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu
    và xuất khẩu v.v. – có thể bị triệt tiêu một cách dễ dàng nếu các doanh nghiệp nhà nước
    hoặc các doanh nghiệp tư nhân được phép thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh
    tương tự với các hành vi hạn chế cạnh tranh nêu trên. Điều này giải thích tại sao pháp luật
    cạnh tranh hiện diện tại tất cả các nước chấp nhận các cam kết tự do thương mại, ví dụ
    như các nước thành viên WTO. Những nước này bao gồm cả Trung Quốc, đối tác thương
    mại quan trọng nhất của Việt Nam, cũng như các đối tác quan trọng trong khu vực như
    Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra, Lào cũng đã ban hành
    Luật Cạnh tranh vào năm 2004, nhưng đến nay vẫn chưa thực thi, và Campuchia đang
    cân nhắc ban hành Luật Cạnh tranh trong thời gian sắp tới.
    Ngày nay, pháp luật cạnh tranh hiện diện ở trên một trăm nước trên toàn thế giới, trong
    đó có khoảng sáu mươi nước đang phát triển. Pháp luật cạnh tranh được đề cập trong
    chương trình nghị sự thường kỳ của hai tổ chức quốc tế quan trọng nhất về hợp tác kinh
    tế thế giới: Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD:
    www.unctad.org/competition) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD:
    www.oecd.org). Hơn nữa, các cơ quan quản lý cạnh tranh trên toàn thế giới đã thiết lập
    Mạng lưới Cạnh tranh Quốc tế ghi nhận các vấn đề chung về chính sách và thực thi cạnh
    tranh trên thực tiễn, và thúc đẩy thống nhất hệ thống pháp luật trên toàn thế giới
    (www.internationalcompetitionnetwork.org).
    16 Thuật ngữ “ưu đãi đối tượng” đề cập đến việc giảm giá hoặc các ưu đãi tài chính khác mà một doanh
    nghiệp cấp cho khách hàng của mình không dựa trên việc xem xét khách quan các cơ sở kinh tế thuần túy
    như trong trường hợp giảm giá bán dựa trên khối lượng (giảm giá theo khối lượng). Mục đích chính của ưu
    đãi đối tượng nhằm ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tiếp cận với khách hàng bằng cách buộc khách hàng
    mua toàn bộ nhu cầu sản phẩm cần thiết từ một nhà cung cấp.
    17 Thuật ngữ “bán kèm” đề cập đến những trường hợp nhà cung cấp buộc bên mua phải mua một sản phẩm
    khác không liên quan đến sản phẩm đầu tiên. Trong trường hợp này, nhà cung cấp lợi dụng khả năng khống
    chế thị trường của một sản phẩm phổ biến của mình để buộc giao dịch bán sản phẩm này phải kèm theo
    việc bán các sản phẩm ít phổ biến hơn, nhằm nâng cao thị phần và loại trừ cạnh tranh trên thị trường sản
    phẩm “đi kèm”.
    18 Như được giải thích chi tiết hơn tại Chương III, thuật ngữ “bán giá cướp đoạt” đề cập đến trường hợp
    nhà cung cấp và bên mua là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và nhà cung cấp phân phối các sản phẩm đầu
    vào cho bên mua với mức giá không thể cạnh tranh. Nếu như giá bán các sản phẩm đầu vào lớn hơn giá bán
    sản phẩm của nhà cung cấp, thì bên mua sẽ không có khả năng cạnh tranh, bởi dù bên mua có vận hành
    hiệu quả thế nào đi chăng nữa, bên mua vẫn không thể đạt được lợi nhuận biên (do đó, hành vi hạn chế
    cạnh tranh này được gọi là “áp đặt biên”). Một kết luận tương tự cũng được đưa ra khi nhà cung cấp bán
    sản phẩm thấp hơn chi phí sản xuất bỏ ra. Trong trường hợp này, hành vi hạn chế cạnh tranh được gọi là
    “bán thấp hơn chi phí”.
    9
    Những lợi ích từ việc thực thi đúng pháp luật cạnh tranh, được công nhận bởi cả các nước
    phát triển và đang phát triển là:
    ã Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
    FDI được thừa nhận một cách rộng rãi là sẽ cung cấp các lợi ích cho nền kinh tế nước
    tiếp nhận đầu tư thông qua việc chuyển giao bí quyết kỹ thuật, tạo ra doanh thu chịu thuế
    và cung cấp cho khách hàng khả năng mua các sản phẩm rẻ hơn và/hoặc sản phẩm có
    chất lượng tốt hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không sử dụng các nguồn lực của mình
    tại một nước không có môi trường pháp luật cạnh tranh rõ ràng.
    ã Tạo ra tăng trưởng kinh tế ổn định cho các nước đang phát triển
    Như một số nghiên cứu đã chứng minh,19 nền kinh tế của các nước đang phát triển đã
    thông qua và thực thi Luật Cạnh tranh được xác định là phát triển ổn định. Sự phát triển
    ổn định này bắt nguồn chủ yếu từ các lợi ích có được do loại trừ các rào cản thương mại
    của chủ nghĩa bảo hộ (phi điều tiết) và từ khả năng cạnh tranh với các cartel quốc tế. Phi
    điều tiết tạo điều kiện thuận lợi để các nước đang phát triển tập trung vào các ngành kinh
    tế mà nước đó hoạt động hiệu quả hơn, loại bỏ các ngành kinh tế kém hiệu quả do thiếu
    các nguồn lực (lao động có tay nghề, nguyên liệu thô v.v.) và bí quyết kỹ thuật (công
    nghệ hoặc các bí mật thương mại). Về khả năng cạnh tranh với các cartel quốc tế, một
    nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới20 chỉ ra rằng vào năm 1997 các nước đang phát triển
    nhập khẩu khối lượng hàng hóa có giá trị 81,1 tỷ đô la Mỹ từ các ngành công nghiệp nơi
    mà các doanh nghiệp đã tham gia vào thỏa thuận ấn định giá từ thập niên 1990. Những
    sản phẩm này chiếm 6,7% tổng khối lượng sản phẩm nhập khẩu và 1,2% GDP của các
    nước đang phát triển. Những số liệu này chỉ ra những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng do
    các hành vi hạn chế cạnh tranh gây ra tại các nước đang phát triển.
    ã Đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa và tự do hóa nền kinh tế
    Những nghĩa vụ phát sinh từ pháp luật cạnh tranh, các cam kết toàn cầu hóa và tự do
    thương mại, đặc biệt là các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, sẽ khuyến khích chính
    phủ xóa bỏ các doanh nghiệp độc quyền nhà nước tại một số ngành, lĩnh vực của nền
    kinh tế để cho phép các doanh nghiệp mới được cạnh tranh. Một số doanh nghiệp độc
    quyền nhà nước có thể được cổ phần hóa vì trong một số ngành kinh tế chiến lược, ví dụ
    như năng lượng, vận tải, bưu chính, viễn thông, bảo hiểm và ngân hàng, các doanh
    nghiệp độc quyền sẽ bị phản đối do thiếu quan tâm đến lợi ích công cộng và quy định
    pháp luật có thể được ban hành để loại bỏ các đặc quyền hạn chế tự do cạnh tranh (tự do
    hóa).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...