Chuyên Đề Hành vi hạn chế cạnh tranh một số vụ việc điển hình của châu âu

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI GIỚI THIỆU

    ​Từ khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực ngày 01/7/2005 đến nay, ở Việt Nam mới chỉ có một số vụ điều tra và xử lý hạn chế cạnh tranh. Số liệu này chưa chứng tỏ rằng môi trường cạnh tranh tại Việt Nam là hiệu quả và lành mạnh. Một điều rất rõ ràng là dù Luật Cạnh tranh đã có hiệu lực được 4 năm nhưng nhận thức và hiểu biết về Luật Cạnh tranh vẫn chỉ giới hạn trong một số ít người mà chưa lan tỏa đến từng doanh nghiệp trong điều kiện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa mà còn cả trên thị trường quốc tế.

    Trong một môi trường kinh doanh ngày càng trở nên phẳng, pháp luật cạnh tranhđã trở thành một công cụ quan trọng bổ sung cho pháp luật thương mại trong việc điều tiết các hành vi kinh doanh của doanh nghiệp. Nói một cách khác, các lợi ích mà hệ thống thương mại đa phương, các thỏa thuận thương mại tự do đem lại sẽ dễ dàng bị triệt tiêu nếu các hành vi hạn chế cạnh tranh được phép tồn tại. Điều này lý giải một thực tế là cho dù Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chưa có một hiệp định về cạnh tranh đa phương nhưng hầu hết các quốc gia thành viên của WTO đều có Luật Cạnh tranh.

    Để góp phần cảnh báo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi luôn khuyến khích các nỗ lực phổ biến pháp luật cạnh tranh từ các khía cạnh và góc nhìn khác nhau. Cuốn sổ tay này cũng là một nỗ lực như vậy. Nội dung của cuốn sổ tay sẽ cung cấp một cách giải thích về pháp luật cạnh tranh ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn sinh động và dễ hiểu thông qua các ví dụ minh họa là các vụ việc cạnh tranh cụ thể. Mặc dù đối tượng chủ yếu được hưởng lợi sẽ là cộng đồng doanh nghiệp nhưng với những nội dung hiện tại, đây cũng có thể được coi là cuốn sổ tay cho những luật sư đã và đang nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh hay những học giả, cán bộ giảng dạy có quan tâm.

    Hà Nội, tháng 10 năm 2009
    PGS.TS. Lê Danh Vĩnh
    Thứ trưởng Bộ Công Thương
    Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...