Báo Cáo Hành vi gởi tiền tiết kiệm của nông dân xã vĩnh trạch vào ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông th

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    TÓM TẮT

    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    DANH MỤC CÁC HÌNH

    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1

    1.1. Lý do chọn đề tài 1

    1.2. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu 1

    1.3. Phương pháp nghiên cứu 1

    1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 1

    1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu 2

    1.4. Phạm vi nghiên cứu 2

    1.5. Ý nghĩa nghiên cứu 2

    1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu 2

    CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3

    2.1. Các khái niệm 3

    2.1.1. Khái niệm nông dân 3

    2.1.2. Một số khái niệm 3

    2.2. Hành vi tiêu dùng 4

    2.3. Quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng 4

    2.3.1. Nhận thức nhu cầu 5

    2.3.2. Tìm kiếm thông tin 5

    2.3.3. Đánh giá các lựa chọn 5

    2.3.4. Quyết định mua 5

    2.3.5. Hành vi sau khi mua 5

    2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng 6

    2.4.1. Các yếu tố văn hóa 6

    2.4.2. Các yếu tố xã hội 7

    2.4.3. Các yếu tố cá nhân 7

    2.4.4. Các yếu tố tâm lý 7

    2.5. Mô hình nghiên cứu 8

    CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

    3.1. Thiết kế nghiên cứu 9

    3.1.1. Tiến độ các bước nghiên cứu 9

    3.1.2. Quy trình nghiên cứu 10

    3.1.3. Nguồn dữ liệu 11

    3.2. Thang đo 11

    3.3. Mẫu 11

    3.4. Thời gian thực hiện 11

    CHƯƠNG 4 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) 12

    4.1. Thông tin chung về NH NN&PTNT VN (AGRIBANK) 12

    4.2. Các hình thức tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ ở AGRIBANK 13

    4.3. Dịch vụ gởi tiết kiệm 13

    4.3.1. Dịch vụ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 13

    4.3.2. Dịch vụ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 14

    4.4. Bảng lãi suất tiết kiệm 15

    4.4.1. Lãi suất huy động tiết kiệm VNĐ và ngoại tệ (USD và EUR) 15

    4.4.2. Lãi suất tiết kiệm bậc thang VNĐ và USD áp dụng với cá nhân 16

    4.4.3. Lãi suất huy động tiết kiệm bằng vàng 16

    4.5. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009 của NH NN&PTNT An Giang chi nhánh Thành phố Long Xuyên 17

    CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18

    5.1. Hành vi sử dụng tiền nhàn rỗi của nông dân xã Vĩnh Trạch 18

    5.1.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân 18

    5.1.2. Hành vi sử dụng tiền nhàn rỗi 21

    5.2. Thực trạng gởi tiền tiết kiệm của nông dân vào NH NN&PTNT VN 22

    5.2.1. Nhận biết của nông dân về NH NN&PTNT VN 22

    5.2.2. Thực trạng nông dân giao dịch với NH NN&PTNT VN 24

    5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gởi tiền tiết kiệm vào NH của nông dân 26

    CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 29

    6.1. Kết luận 29

    6.2. Hạn chế của nghiên cứu 29

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    PHỤ LỤC


    DANH MỤC CÁC BẢNG


    Bảng 3.1.1. Tiến độ các bước nghiên cứu 9

    Bảng 4.4.1. Bảng lãi suất tiết kiệm VNĐ và ngoại tệ (USD và EUR) 15

    Bảng 4.4.2. Lãi suất tiết kiệm bậc thang VNĐ và USD đối với cá cá nhân 16

    Bảng 4.4.3. Lãi suất huy động tiết kiệm bằng vàng 16

    Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009 17




    DANH MỤC CÁC HÌNH


    Hình 2.2. Mô hình về hành vi của người tiêu dùng 4

    Hình 2.3. Quá trình ra quyết định mua hàng 4

    Hình 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng 6

    Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu 8

    Hình 3.1.3: Quy trình nghiên cứu 10

    Hình 4.1. Trụ sở chính AGRIBANK tại Hà Nội 12

















    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


    Biểu đồ 5.1.1: Số vụ canh tác của nông dân năm 2009 18

    Biểu đồ 5.1.2: Giá lúa(hoa màu) vụ gần đây nhất 19

    Biểu đồ 5.1.3: Tiền lời trên mỗi công đất (1000m2) vụ gần đây nhất 20

    Biểu đồ 5.1.4: Chi tiêu trung bình mỗi ngày 20

    Biểu đồ 5.1.5: Người phụ trách chi tiêu thường ngày trong gia đình 21

    Biểu đồ 5.1.6: Lựa chọn hình thức tiết kiệm tiền nhàn rỗi của nông dân 21

    Biểu đồ 5.1.6: Thái độ đối với những hình thức tiết kiệm khi có tiền nhàn rồi 22

    Biểu đồ 5.2.1.: Nhận biết đối với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam 23

    Biểu đồ 5.2.2. Nguồn cung cấp thông tin về NH NN&PTNT VN của nông dân 23

    Biểu đồ 5.2.3: Nông dân giao dịch với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam 24

    Biểu đồ 5.2.4: Loại giao dịch đã thực hiện 24

    Biểu đồ 5.2.4: Thái độ đối với những lần giao dịch đó 25

    Biểu đồ 5.2.5. Những điều chưa hài lòng khi giao dịch với NH NN&PTNT VN 26

    Biểu đồ 5.3.1. Lựa chọn gởi tiền khi Ngân hàng NN&PTNT VN có lãi suất huy động thấp hơn NHTM khác 26

    Biểu đồ 5.3.2. Lựa chọn làm lại hồ sơ gởi tiền của nông dân khi Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam tăng lãi suất huy động 27

    Biểu đồ 5.3.3. Lựa chọn làm lại hồ sơ gởi tiền của nông dân khi NHTM và tổ chức tín dụng khác tăng lãi suất huy động. 27

    Biểu đồ 5.3.4. Mức độ yêu thích của nông dân với các hình thức khuyến mãi 28














    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


    AG: An Giang.

    LS: Lãi suất.

    LX: Long Xuyên.

    NH: Ngân hàng.

    NHNN: Ngân hàng Nhà nước.

    NH NN&PTNT VN: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

    NHTM: Ngân hàng thương mại.

    TCTD: Tổ chức tín dụng.



    Chương 1. TỔNG QUAN


    1.1. Lý do chọn đề tài

    Vấn đề huy động vốn của các Ngân hàng thương mại (NHTM) nước ta đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009. Bên cạnh đó, hàng loạt chính sách mới được Chính phủ Việt Nam công bố vào những ngày đầu năm 2010 như: tăng tỷ giá USD, cho nhập khẩu vàng, các quy định về đầu tư bất động sản, thị trường chứng khoán đang tác động mạnh tới dòng tiền từ các nhà đầu tư vào các kênh đầu tư ngoài ngân hàng: bất động sản, vàng, ngoại tệ, cổ phiếu Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đang thực thi chính sách mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp và nông dân theo chủ trương của Chính phủ, nhằm kích thích phát triển kinh tế sau khủng hoảng năm 2009. Những vấn đề trên càng làm cho vấn đề huy động vốn của các ngân hàng trở nên cấp thiết.

    Trước thực trạng đó, các NHTM, tổ chức tín dụng (TCTD) đều tung ra nhiều giải pháp, chương trình khuyến mãi để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và các thành phần kinh tế. Trong đó, đối tượng nông dân được đặc biệt chú trọng do chiếm hơn 60% dân số và đang nắm giữ một lượng lớn tiền mặt ngoài lưu thông.

    Kết quả các nghiên cứu trước đây cho thấy: hiện nay, phần đông nông dân vẫn có thói quen giữ tiền nhàn rỗi tại nhà mà không gởi vào ngân hàng. Vậy, tại sao phần lớn nông dân vẫn giữ thói quen cất trữ tiền mặt tại nhà, dù không sinh thêm lợi nhuận? Thực trạng nông dân sử dụng tiền nhàn rỗi ra sao? Tình hình gởi tiền tiết kiệm của nông dân vào ngân hàng như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi giữ hay gởi tiền vào ngân hàng của nông dân?

    Để tìm câu trả lời cho các vấn đề trên cần phải có một nghiên cứu khảo sát thực tế, nên tôi đã thực hiện đề tài “Hành vi gởi tiền tiết kiệm của nông dân xã Vĩnh Trạch vào ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam”.

    1.2. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu

    Đây là một nghiên cứu mô tả, với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

    - Mô tả thực trạng hành vi sử dụng tiền nhàn rỗi của nông dân.

    - Mô tả hành vi gởi tiền tiết kiệm của đối tượng nông dân vào ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.

    - Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gởi tiền tiết kiệm của nông dân khi lựa chọn gởi tiền vào ngân hàng.

    Đối tượng nghiên cứu: hành vi gởi tiền tiết kiệm của nông dân.

    1.3. Phương pháp nghiên cứu

    1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

    - Thứ cấp

    Các đề tài nghiên cứu đã có liên quan đến hành vi gởi tiền tiết kiệm của nông dân hay các thành phần kinh tế khác; số liệu thực tế từ ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Tham khảo thông tin trên internet, thông tin qua sách, báo, tạp chí ngân hàng và một số sách chuyên ngành.


    - Sơ cấp: chia làm 2 bước:

    ã Nghiên cứu định tính: sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi trực tiếp với nông dân nhằm tìm kiếm thông tin để hiệu chỉnh bản câu hỏi phát thảo.

    ã Nghiên cứu định lượng: tiến hành thu thập thông tin dựa vào bảng câu hỏi, dữ liệu thu được sẽ làm sạch, mã hóa, nhập liệu, chuẩn bị cho bước phân tích số liệu.

    1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

    Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, tìm và phân tích các mối quan hệ giữa các biến trong bản câu hỏi. Phương pháp so sánh dựa trên số liệu thứ cấp từ NH NN&PTNT VN để mô tả tỷ lệ nông dân gởi tiền so với các thành phần kinh tế khác.

    Sử dụng các thang đo số, thang đo thứ tự, thang đo khoảng, thang đo tỷ lệ để phân tích các số liệu thu thập được từ bản câu hỏi. Dùng biểu đồ, biểu bảng để biểu diễn các số liệu sơ cấp, thứ cấp.

    1.4. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hành vi gởi tiền tiết kiệm vào ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của các hộ nông dân trên địa bàn xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Cỡ mẫu phù hợp cho nhiều nghiên cứu là 30 500 (theo Roscoe, 1975), nên cỡ mẫu giới hạn của đề tài nghiên cứu này là: 40 do những khó khăn về thời gian nghiên cứu vào lúc nông dân đang bận rộn thu hoạch vụ lúa Đông xuân và những hạn chế về thời gian của người thực hiện khi vừa nghiên cứu vừa học tập.

    Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ 12/03/2010 đến 10/5/2010.

    1.5. Ý nghĩa nghiên cứu

    - Kết quả của nghiên cứu có thể là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về hành vi gởi tiền tiết kiệm của nông dân.

    - Kết quả của nghiên cứu còn có thể cung cấp thông tin hữu ích cho NH NN&PTNT VN khi có nhu cầu tìm hiểu về hành vi sử dụng tiền nhàn rỗi của nông dân. Từ đó xây dựng chiến lược, chính sách hiệu quả để tăng thu từ đối tượng tiềm năng này.

    1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

    Kết cấu của đề tài gồm 6 chương:

    Chương 1 giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, kết cấu chung của đề tài.

    Chương 2 trình bày về cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trong đó, cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm chung, hành vi tiêu dùng, quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Từ đó, hình thành nên mô hình nghiên cứu.

    Chương 3 giải thích về phương pháp nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu, các thang đo, thông tin mẫu và thời gian thực hiện.

    Chương 4 giới thiệu khái quát về NH NN&PTNT VN (tên tiếng anh: AGRIBANK).

    Chương 5 báo cáo kết quả nghiên cứu.

    Cuối cùng, chương 6 là phần kết luận và các vấn đề còn hạn chế của đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...