Tiến Sĩ Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông dân người Việt ở Đồng bằng sông Cửu

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 17/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Dẫn luận 1
    1. Lý do chọn đềtài– Mục đích nghiên cứu . 1
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn . 6
    4. Câu hỏi nghiên cứu và giảthuyết nghiên cứu 7
    5. Phương pháp nghiên cứu và chọn điểm nghiên cứu 8
    6. Những đóng góp mới của luận án 11
    7. Bốcục của luận án 11
    Chương 1
    NHỮNG TIỀN ĐỀLÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀHAI CỘNG ĐỒNG
    NÔNG DÂN CHUYỂN DỊCH TỪTRỒNG LÚA SANG NUÔI TÔM
    ỞVÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
    1.1 Các khái niệm liên quan và tổng quan vềtình hình nghiên cứu . 13
    1.1.1 Các khái niệm liên quan của luận án 13
    1.1.2 Tổng quan vềtình hình nghiên cứu . 21
    1.2 Những hướng tiếp cận của luận án vềlý thuyết 30
    1.2.1 Chấp nhận rủi ro, giảm thiểu và phân tán rủi ro 31
    1.2.2 Vốn xã hội nhưmột nguồn lực . 42
    1.3 Tổng quan vềhai cộng đồng nông dân chuyển dịch từlúa sang tôm: miêu
    tảdân tộc học . 50
    1.3.1 So sánh hai cộng đồng qua một sốphân tích sốliệu định lượng 50
    1.3.2 Ấp ThịTường, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau . 57
    1.3.3 Ấp Đình, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An 61
    1.3.4 Quá trình chuyển dịch từlúa sang tôm ở đồng bằng sông Cửu Long
    và hai địa bàn nghiên cứu . 66
    Chương 2
    HÀNH VI PHÂN TÁN VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
    KINH TẾCỦA NÔNG DÂN NUÔI TÔM VÙNG
    ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
    2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến nghềnuôi tôm 78
    2.1.1 Chính sách . 78
    2.1.2 Đất đai- môi trường . 83
    2.1.3 Kiến thức – kỹthuật 87
    2.1.4 Lao động và sựhợp tác trong sản xuất 92
    2.1.5 Vốn sản xuất 97
    2.1.6 Sản xuất, thịtrường tiêu thụ, chi phí và thu nhập 102
    2.2 Tính bất ổn của nghềnuôi tôm: một sốphân tích . 116
    2.3 Hành vi phân tán và giảm thiểu rủi ro của nông dân nuôi tôm 124
    2.3.1 Phân tán và giảm thiểu rủi ro khi chuyển dịch từlúa sang tôm . 125
    2.3.2 Phân tán và giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất: áp dụng khoa học
    kỹthuật một cách chọn lọc 135
    Chương 3
    QUAN HỆXÃ HỘI VÀ VỐN XÃ HỘI ỞCỘNG ĐỒNG NÔNG DÂN
    NUÔI TÔM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
    3.1 Quan hệxã hội và vốn xã hội ởcộng đồng nông dân nuôi tôm 150
    3.1.1 Các tổchức xã hội quan phương . 151
    3.1.2 Các tổchức và mạng lưới xã hội phi quan phương 166
    3.1.2.1 Gia đình - dòng họvà quan hệhôn nhân . 166
    3.1.2.2 Các tổchức tôn giáo - tín ngưỡng . 183
    3.1.2.3 Hội “dân/ dâng quan” 191
    3.1.2.4 Các nhóm hụi . 194
    3.2 Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động kinh tế ởcộng đồng nông dân nuôi
    tôm vùng ĐBSCL . 198
    3.2.1 Sựtương trợvềvốn 199
    3.2.2 Sựtương trợvềkỹthuật và thông tin thịtrường . 206
    3.2.3 Sựtương trợvềlao động . 208
    KẾT LUẬN 216
    Tài liệu tham khảo 224
    Chú thích 239
    Phụlục 1 (Một sốso sánh định lượng vềhai cộng đồng) . 248
    Phụlục 2 (Bảng hỏi) . 257
    Phụlục 3 (Biên bản phỏng vấn) . 272
    Phụlục 4 (Một sốhình ảnh của hai cộng đồng nghiên cứu) . 305
    DẪN LUẬN
    1. Lý do chọn đềtài – Mục đích nghiên cứu
    Hiện nay, tuy Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa và kết quảlà
    tỷtrọng của ngành nông nghiệp đã giảm dần trong cơcấu tổng sản phẩm. Năm
    2008, cơcấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉchiếm 22,2%, trong
    khi đó ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 39,8% và dịch vụchiếm 38% [7,
    tr.16], [63, tr.38]. Tuy tỷtrọng sản phẩm nông nghiệp đã giảm trong cơcấu tổng sản
    phẩm quốc gia nhưng lực lượng lao động tham gia trong lĩnh vực này vẫn chiếm
    một tỷlệquan trọng. Đến năm 2009, cơcấu lao động từ15 tuổi trởlên trong ngành
    nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 51,92% [63, tr. 25]. Ngoài ra, trong
    vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, với tiềm năng to lớn của nông nghiệp của Việt
    Nam nhưhiện nay thì nông nghiệp và nông dân vẫn là những vấn đềquan trọng.
    Với đặc điểm tựnhiên là một vùng đồng bằng trù phú, thường xuyên được
    dòng sông Mê Kông bồi đắp phù sa, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một
    vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Trong
    bối cảnh ngày càng tham gia mạnh mẽvào thịtrường thếgiới, vùng đất này đã có
    những thay đổi mạnh mẽtrong sản xuất nông nghiệp. Với những chính sách khuyến
    khích phát triển sản xuất nông nghiệp, sựtựdo hóa thương mại, và những tiến bộvề
    khoa học kỹthuật hiện nay, các hoạt động kinh tế đa dạng của vùng đã và đang
    hướng vềsản xuất thịtrường. Sản xuất nông nghiệp thương mại giá trịcao ngày
    càng gia tăng vềquy mô và cường độ. Kết quảlà, tuy chỉchiếm 12% diện tích tự
    nhiên của cảnước, khoảng 30% diện tích đất nông nghiệp và 21% dân sốnhưng
    hàng năm đồng bằng này cung cấp 50% sản lượng lúa gạo, 90% lượng gạo xuất
    khẩu, 80% sản lượng thủy sản, 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, và 60%
    kim ngạch xuất khẩu của cảnước, đóng góp khoảng 18% GDP cảnước[4, tr. 17],
    [168]. Đi cùng với những con sốtăng trưởng kinh tế ởtầm vĩmô là thực tế ĐBSCL
    không thểchỉ được hình dung nhưmột vùng sản xuất nông nghiệp với những nông
    dân quanh năm chỉbiết có công việc đồng ruộng cốhữu mà nơi đây đã có những
    biến đổi sâu sắc trên nhiều phương diện. Trong các phương thức mưu sinh của các
    cưdân tại đây, những thay đổi cũng đã biểu hiện rất sâu sắc.
    Trong những thập kỷqua, chuyển dịch cơcấu kinh tếtrong nông nghiệp đã
    trởthành một hiện tượng nổi bật của vùng. Thếnhưng, đi cùng với sựchuyển đổi
    phương thức mưu sinh mạnh mẽhướng vềthịtrường này thì tình trạng sản xuất
    nông nghiệp trong thời gian qua ở ĐBSCL lại nổi bật với những hiện tượng điệp
    khúc “trồng – chặt,” “trúng mùa – rớt giá,” người nông dân thường xuyên thay đổi
    phương thức mưu sinh của mình theo nhịp điệu biến động của nhu cầu thịtrường.
    Thật vậy, nông dân ĐBSCL thường được đánh giá là nhanh nhạy trong việc đáp
    ứng với thịtrường và đây cũng được cho là nguyên do của sựchuyển dịch tựphát,
    và điệp khúc chuyển đổi mưu sinh chưa có hồi kết [62, tr.8].
    Trong quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tếnông nghiệp đã và đang diễn ra
    mạnh mẽvới nhiều mô hình chuyển dịch từ đối tượng trồng trọt này sang đối tượng
    trồng trọt khác, từtrồng trọt sang chăn nuôi, hay từ đối tượng chăn nuôi này sang
    đối tượng chăn nuôi khác. Trong các mô hình chuyển dịch cơcấu kinh tế ở ĐBSCL,
    có thểnói mô hình chuyển dịch từtrồng lúa năng suất thấp sang nuôi tôm thương
    mại trong những năm qua là một trong những mô hình diễn ra mạnh mẽvà quy mô
    nhất, làm thay đổi nhiều khía cạnh của vùng ĐBSCL trên các lĩnh vực kinh tế, xã
    hội và sinh thái.
    Trong lĩnh vực nuôi tôm có ba mô hình chuyển dịch chủyếu: lúa-tôm, rừngtôm và muối-tôm.Giống tôm được nuôi chủyếu hiện nay ởvùng ĐBSCL là tôm sú
    (black tiger shrimp, Penaeus Monodon) và tôm thẻchân trắng(white-leg shrimp,
    Penaeus Vannamei).Tuy chưa có sốliệu thống kê chính thức vềdiện tích chuyển
    dịch của từng loại mô hình cho cảvùng ĐBSCL hiện nay nhưng có bằng chứng cho
    thấy mô hình chuyển từlúa – tôm là hình thức phổbiến nhất trong các loại hình
    chuyển dịch sang nuôi tôm. Vào năm 2001, (giai đoạn chuyển dịch sang nuôi tôm ồ
    ạt ở ĐBSCL), trong tổng số127.899 ha nuôi tôm của cảvùng thì diện tích mô hình
    chuyển dịch lúa-tôm đã là 118.000 ha. Mô hình này đặc biệt phát triển ởnhững
    vùng chuyển đổi cơcấu sản xuất từcanh tác lúa một vụkhông hiệu quảsang độc
    canh tôm hay tôm – lúa luân canh [49, tr.7]. Hay theo thống kê của SởThủy sản Cà
    Mau, vào năm 2004, trong tổng số247.510 ha diện tích nuôi tôm của toàn tỉnh thì
    chỉtính riêng diện tích chuyển đổi từlúa sang tôm theo sau chính sách khuyến
    khích của chính quyền địa phương đã là 130.000 ha [62, tr.8].
    Ởcác cộng đồng nông dân thực hiện việc chuyển dịch từlúa sang tôm đã
    diễn ra một sựchuyển biến mạnh mẽvềphương thức sinh kếcủa nông dân trên các
    khía cạnh sinh thái và hiệu quảkinh tế. Người dân tại những vùng đất này, do điều
    kiện sinh thái đặc thù của vùng giao thoa giữa đất liền và biển với sáu tháng nước
    ngọt và sáu tháng nước mặn, trước khi chuyển sang nuôi tôm, một năm người nông
    dân đa phần chỉcó thểlàm được một vụlúa và do vậy năng suất không cao. So với
    các vùng chuyên canh lúa vốn hàng năm có thểsản xuất từhai đến ba vụthì những
    vùng nước lợnày, trong thời đại hoàng kim của xuất khẩu gạo, đã không thểtham
    gia tích cực vào quá trình sản xuất hàng hóa cho thịtrường. Thếnhưng trong điều
    kiện mới vềnhu cầu thịtrường, chính sách nhà nước, sựphát triển của khoa học kỹ
    thuật, và lợi thếso sánh tựnhiên thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là
    con tôm, một mặt hàng có giá trịcao, những vùng nước lợnày đã bắt đầu gia nhập
    mạnh mẽvào sản xuất thịtrường. Đối với trồng lúa, sản phẩm làm ra có thểmột
    phần phục vụcho nhu cầu lương thực của gia đình, một phần tham gia thịtrường để
    trang trải các chi phí khác của hộgia đình. Thếnhưng đối với hình thức nuôi tôm,
    sản phẩm làm ra chủyếu đểtham gia thịtrường. Do tính siêu lợi nhuận của tôm so
    với lúa nên hình thức chuyển đổi cơcấu kinh tếtừlúa sang tôm đã được xem như
    một lời giải cho bài toán giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế ởnhững vùng đất này.
    Tuy nhiên, đồng nghĩa với việc chuyển từtrồng lúa với chi phí đầu tưvà hiệu quả
    kinh tếthấp sang nuôi tôm với vốn đầu tưvà hiệu quảkinh tếcao và phụthuộc
    mạnh mẽvào thịtrường, nông dân cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong phương
    thức sinh kếmới này. Việc chấp nhận những rủi ro này có thểvừa là một con đường
    dẫn đến sựtăng trưởng vềkinh tếcho người nông dân nhưng cũng vừa có thểlà
    một thảm họa cho đời sống của họ. Ngoài ra, các cộng đồng cưdân sản xuất nông
    nghiệp này từlâu cũng đã hình thành một hình thức tổchức xã hội nhất định với các
    mối quan hệxã hội đặc trưng. Đặc điểm tổchức xã hội của cưdân vùng ĐBSCL
    thường được các nhà nghiên cứu nhận diện là “mở” hay “ít chất kết dính.”
    Xuất phát từmối quan tâm vềbản chất hiện tượng chuyển dịch cơcấu kinh
    tếdiễn ra ởvùng đất năng động này và đặc điểm các mối quan hệxã hội của cộng
    đồng cưdân tại đây cùng với vai trò của chúng trong cuộc sống người dân, chúng
    tôi chọn vấn đề“Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông
    dân người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình chuyển dịch từtrồng
    lúa sang nuôi tôm” làm đềtài nghiên cứu.
    Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là tìm hiểu bản chất hành vi kinh tếcủa
    nông dân cùng với các quan hệxã hội của cộng đồng nông dân trong bối cảnh tham
    gia mạnh mẽvào sản xuất thịtrường, áp dụng các yếu tốkhoa học kỹthuật mới và
    sựhội nhập với nền kinh tếthếgiới. Những kết quảnghiên cứu sẽlà những kiến
    thức và sựhiểu biết ởmức độvi mô đểlàm cơsởnhận diện đánh giá các vấn đề ở
    tầm vĩmô có liên quan đặc biệt là chính sách nông nghiệp.
     
Đang tải...