Luận Văn Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 9/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU


    1.1. Lý do chọn đề tài
    Trong những năm qua nhờ áp dụng các thành tựu tiến bộ của khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp nên An Giang luôn dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa, năm 2007 tỉnh ta đã xuất khẩu trên 502 ngàn tấn tương đương kim ngạch 147,6 triệu USD. Bên cạnh đó với hệ thống sông ngòi, kênh gạch chằng chịt vùng Châu thổ sông Cửu Long và điều kiện thiên nhiên ưu đãi ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản của An Giang cũng rất phát triển (hiện có 26 nhà máy chế biến thủy sản, đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2007 với con số 330 triệu USD). Nhờ đó mà hàng năm An Giang có hơn triệu tấn nông thủy sản tham gia vào thị trường trong nước và ngoài nước góp phần chung vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
    Đạt được những thành tựu trên nhờ sự quan tâm, đầu tư đúng mức của Đảng, chính quyền địa phương về: cải tạo hệ thống điện, đường ,trường, trạm, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đê bao, đồng thời khuyến khích nông dân thực thiện thâm canh tăng năng suất trên diện tích hiện có, chuyển dịch diện tích trồng lúa năng suất thấp sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hoa màu. Do đó tình hình kinh tế xã hội An Giang đã có bước phát triển mới, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả xuất hiện và được nhân rộng góp phần gia tăng thu nhập cho người nông dân.
    Tuy nhiên, vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân An Giang cũng còn những tồn tại, hạn chế. Đời sống ở nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng nông dân ở một số xã vùng nông thôn, vùng dân tộc mức sống hiện còn rất thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ thấp. Sản xuất nông nghiệp tuy có phát triển nhưng thiếu tính ổn định và bền vững. Nhiều nông dân còn sản xuất theo truyền thống, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, ngoài sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản cũng là thế mạnh của An Giang. Hoạt động sản xuất của các hộ gia đình nông dân nông thôn An Giang thường gắn liền với chăn nuôi và trồng trọt. Dó đó thu nhập cũng mang tính thời vụ, không ổn định, chịu tác động của diễn biến thị trường . Thu nhập của nông dân sau khi trừ chi phí, Thuế và các khoản khác một phần sẽ được dành cho tiết kiệm, phần còn lại để đầu tư tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất. Tiết kiệm và đầu tư ở khu vực nông thôn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố trong đó việc tăng giá của các yếu tố sản xuất đầu vào như: giá cả vật tư, phân bón, xăng dầu trên thị trường hiện đang tăng mạnh.
    Khu vực nông thôn Việt Nam nói chung và nông thôn An Giang nói riêng đang ngày một phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nhưng thực trạng hiện nay vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, thị trường nông thôn còn bỏ ngỏ, tiềm năng về vốn dồi dào trong thời gian qua chưa được khai thác đúng mức, nhất là mấy năm gần đây nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nhiều trang trại, các hộ nuôi thủy sản, trồng cây ăn trái đặc sản, chăn nuôi . mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng và thậm chí cả tỷ đồng có dư để tích lũy. Một tập quán lâu đời và đã trở thành thói quen của đại đa số người dân nông thôn là thích giữ tiền, vàng ở nhà thay vì gửi ngân hàng đã làm cho một lượng lớn tiền mặt nhàn rỗi. Bên cạnh đó một số hộ gia đình trong quá trình canh tác sản xuất do thiếu vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất thì lại vay mượn người thân, bạn bè, hàng xóm, vay nóng với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng.
    Xuất phát từ những thực tiễn trên nên tôi chọn đề tài “Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang” làm mục tiêu nghiên cứu.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư và tiết kiệm của người dân ở địa bàn nông thôn An Giang.
    Ước lượng xu hướng chi tiêu khi thu nhập thay đổi.
    Tìm hiểu các hình thức tín dụng và tiết kiệm mà hộ gia đình sử dụng khi thiếu vốn và thừa vốn.

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
    1.1. Lý do chọn đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
    2.1. Khái niệm tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu 3
    2.1.1. Tiết kiệm 3
    2.1.2. Đầu tư 3
    2.1.3. Chi tiêu 3
    2.1.4. Thu nhập 3
    2.2. Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu 4
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
    3.1. Thiết kế nghiên cứu 5
    3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ 5
    3.1.2. Nghiên cứu chính thức 5
    3.1.3. Xử lý dữ liệu 6
    3.2. Mẫu 6
    3.2.1. Phương pháp chọn mẫu 6
    3.2.2. Cỡ mẫu 6
    3.3. Thang đo 6
    3.3.1. Thang đo biểu danh (danh xưng) 6
    3.3.2. Thang đo tỷ lệ 7
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8
    4.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn 8
    4.2. Hiện trạng và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình nông thôn An Giang 9
    4.2.1. Thu nhập phân theo hoạt động sản xuất 9
    4.2.2. Thu nhập phân theo trình độ học vấn 12
    4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập 15
    4.2.4. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của hộ nông dân và hệ quả đối với từng nhóm hộ 16
    4.2.5. Sử dụng thu nhập sau khi trừ chi phí 17
    4.3. Các hình thức chi tiêu 18
    4.5. Các hình thức tiết kiệm 25
    4.7. Các hình thức tín dụng ở nông thôn 28
    4.7.1. Các hình thức tín dụng phân theo thu nhập 29
    4.7.2. Các hình thức tín dụng phân theo trình độ học vấn 31
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 36
    GIẢI PHÁP 36
    5.1. Kết luận 36
    5.2. Kiến nghị 37
    5.2.1. Đối với hộ gia đình nông dân 37
    5.2.2. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương 37
    5.2.3. Đối với các tổ chức tín dụng nông thôn 38
    5.3. Giải pháp 38
    5.3.1. Các giải pháp tăng thu nhập cho hộ gia đình ở nông thôn 38
    5.3.2. Giải pháp thúc đẩy các hình thức tín dụng chính thức ở nông dân 39
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
    PHỤC LỤC 1 42
    PHỤC LỤC 2 46
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...