Tiến Sĩ Hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2012

    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
    Trên cơ sở nghiên cứu khoảng 120 tài liệu về tài chính hành vi, Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán tiếp cận theo tài chính hành vi. Về mặt học thuật và lý luận, đóng góp mới của Luận án thể hiện trên các khía cạnh chính như sau:
    1. Xây dựng được các chủ đề chính (nội dung chính) của hành vi nhà đầu tư cá nhân tiếp cận theo tài chính hành vi.

    2. Tạo sự liên kết về lý thuyết kiểm định hành vi nhà đầu tư cá nhân thông qua điều tra bảng hỏi với kiểm định thông qua kết quả giao dịch thực trên tài khoản của nhà đầu tư.
    Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
    (1) Luận án tìm ra các bằng chứng định lượng chứng tỏ nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam là nhà đầu tư không hợp lý (irrational) và có nhiều lệch lạc về hành vi. Vì vậy, các lý thuyết tài chính chuẩn (standard finance) không thể giải thích được các lệch lạc trong hành vi của các nhà đầu tư. Từ đó, Luận án khuyến nghị cần thay đổi một số chính sách có liên quan đến quản lý và điều hành thị trường chứng khoán như: quy định biên độ giao động giá, quy định cấm bán khống, vấn đề công bố và kiểm soát thông tin.
    (2) Luận án xây dựng mô hình đo lường hành vi nhà đầu tư cá nhân gồm 5 nhóm yếu tố bao gồm 19 thuộc tính:
    (i) nhóm yếu tố tâm lý quá lạc quan;
    (ii) nhóm yết tố tâm lý bầy đàn;
    (iii) nhóm yếu tố tâm lý quá tự tin;
    (iv) nhóm yếu tố thái độ với rủi ro;
    (v) nhóm yếu tố tâm lý bi quan.
    Từ đó, Luận án khuyến nghị Việt Nam cần xây dựng bộ chỉ số đo lường yếu tố cảm tính (Sentiment Index) bên cạnh các chỉ số định lượng như VN30, HNX30, VIR50.
    (3) Từ kết quả nghiên cứu, Luận án đề xuất trong thời gian tới nên sáp nhập 2 Sở GDCK thành 1 Sở GDCK thống nhất và các giải pháp để hạn chế cơ chế tạo điều kiện cho sự phát tác của các lệch lạc về hành vi của nhà đầu tư, tránh lãng phí và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Luận án cũng đã làm rõ thêm luận cứ của việc cần thiết hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh trong thời gian tới.
    (4) Luận án tìm ra các bằng chứng định lượng về mối quan hệ giữa độ tuổi và trình độ học vấn với nhóm yếu tố tâm lý. Luận án khẳng định để hạn chế các lệch lạc và đảm bảo thị trường chứng khoán phát triển bền vững cần nâng cao trình độ của nhà đầu tư, trang bị các kiến thức về tài chính hành vi.
    (5) Luận án tìm ra bằng chứng định lượng về các lệch lạc trong hành vi của nhà đầu tư cá nhân như lệch lạc thiên vị ngoại suy (extraposition bias), lệch lạc do hiệu ứng phân bổ tài khoản (disposition effect), lệch lạc do tâm lý bầy đàn (herding) .
    (6) Từ kết quả nghiên cứu, Luận án khẳng định 4 nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán (với 18 thuộc tính), 5 nhóm nhân tố thuộc về chứng khoán niêm yết (với 26 thuộc tính) và 4 nhóm yếu tố thuộc về bản thân nhà đầu tư (với 12 thuộc tính) tác động đến việc ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân. Đây là cơ sở để đổi mới các tiêu chí của quy định về công bố thông tin của UBCKNN. Luận án chứng minh yếu tố lạm phát không phải là nhân tố thực sự tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân (trái ngược với các đánh giá hiện nay)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...