Luận Văn Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam-Châu Đốc

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 13/7/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

    Mục tiêu chính của đề tài là mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc. Ngoài ra, còn tìm hiểu về quá trình ra quyết định chọn các địa điểm tham quan ở Miếu. Cuối cùng là biết đặc tính của khách du lịch và mối quan hệ giữa các đặc tính này với hành vi của khách du lịch.
    Quy trình nghiên cứu của đề tài thực hiện theo ba bước: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu thăm dò và nghiên cứu chính thức. Trong đó, bước nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính đối với 5 khách du lịch đã tham quan ở Miếu nhằm tìm hiểu, phát hiện các vấn đề có liên quan đến đề tài. Từ đó thiết lập bảng câu hỏi về hành vi của khách du lịch ở Miếu. Bước nghiên cứu thăm dò thực hiện bằng phương pháp định lượng, với bảng câu hỏi chưa chỉnh sửa để phỏng vấn trực tiếp 10 khách du lịch nhằm kiểm tra cấu trúc, tính logic của bảng câu hỏi. Cuối cùng là bước nghiên cứu chính thức cũng sử dụng phương pháp định lượng, với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp 100 khách du lịch đã tham quan các địa điểm ở Miếu Bà (ít nhất một lần). Mẫu được chọn theo phương pháp phán đoán với cơ cấu là 20% khách ở qua đêm và 80% khách tham quan trong ngày.
    Kết quả nghiên cứu về hành vi của khách du lịch như sau: hầu hết khách tham quan ở Miếu Bà vào thời gian diễn ra Lễ Vía (từ 23-27/04 âl, chiếm 55%). Vì lúc này nhộn nhịp, đông vui và có nhiều người đi cùng. Đây là loại hình tham quan cúng bái nên có đến 77% khách đi cùng với gia đình, người thân. Cũng chính vì lý do này mà tượng Bà được khách du lịch đánh giá là hấp dẫn nhất (TB = 1,63). Các sản phẩm và dịch vụ mà khách sử dụng ở Miếu chủ yếu là ăn (67%) và uống (71%). Số khách còn lại tự mang theo thức ăn và nước uống, do không hợp khẩu vị. Ngoài ra, có đến 90% khách mua vật phẩm để cúng ở miếu và chủ yếu là nhang đèn, áo giấy (83%); trái cây (74%). Mặc dù là điểm tham quan nổi tiếng nhưng khách không mua quà lưu niệm (70%), do các món quà ở đây không có gì mới lạ. Nhìn chung, khách du lịch chi khoảng 50.000-100.000đ cho các sản phẩm và dịch vụ ở Miếu.
    Nhu cầu của khách du lịch đến tham quan ở Miếu chủ yếu là để cúng bái (chiếm 81%) và nguồn thông tin mà họ biết đến chủ yếu là truyền miệng (gia đình, người thân 68% và bạn bè, đồng nghiệp 75%). Các tiêu chí để khách chọn điểm tham quan ở Miếu chủ yếu là phong cảnh đẹp; an ninh, trật tự; nhộn nhịp, đông vui. Để đáp ứng nhu cầu tham quan của mình nên có đến 58% bản thân khách chọn điểm tham quan ở Miếu. Sau khi tham quan ở Miếu thì đa số khách du lịch đều hài lòng.
    Khách tham quan ở Miếu tập trung ở hai nhóm tuổi là thanh niên (từ 25-40 tuổi) và trung niên (từ 40-55 tuổi).Trình độ của họ chủ yếu là phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Vì đa số khách du lịch ở trong tỉnh và các tỉnh ĐBSCL có nghề nghiệp là trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh. Hầu hết khách tham quan ở Miếu có sở thích là xem ti vi và đi du lịch. Có đến 84% khách theo tôn giáo và chủ yếu là đạo Phật, đạo phật giáo Hòa Hảo. Chính vì những đặc tính này đã ảnh hưởng ít nhiều đến hành vi của khách du lịch. Cụ thể là các mối quan hệ sau: giữa phương tiện tham quan và quê quán; giữa thời gian tham quan và nghề nghiệp; giữa số lần tham quan và độ tuổi; giữa số lần tham quan và quê quán. Ngoài ra, còn có sự khác biệt giữa các nhóm trong đặc tính (độ tuổi theo mức hấp dẫn của nhà lưu niệm, trình độ theo mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân của khách du lịch) của khách du lịch.

    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN i
    TÓM TẮT ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC HÌNH vi
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii
    Chương 1: GIỚI THIỆU 1

    1.1. Cơ sở hình thành đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4. Ý nghĩa nghiên cứu 2
    1.5. Kết cấu của đề tài 2
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4
    2.1. Giới thiệu 4
    2.2. Lý thuyết hành vi 4
    2.2.1. Định nghĩa 4
    2.2.2. Mô hình hành vi người tiêu dùng 4
    2.2.3. Các đặc tính của người tiêu dùng 4
    2.2.3.1. Các yếu tố văn hóa 5
    2.2.3.2. Các yếu tố xã hội 6
    2.2.3.3. Các yếu tố cá nhân 6
    2.2.3.4. Các yếu tố tâm lý 7
    2.2.4. Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng 9
    2.3. Khách du lịch và sản phẩm du lịch 10
    2.3.1. Khách du lịch 10
    2.3.2. Sản phẩm du lịch 11
    2.4. Mô hình nghiên cứu 11
    2.5. Tóm tắt 12
    Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC 13
    3.1. Giới thiệu 13
    3.2. Lịch sử hình thành và phát triển 13
    3.3. Thời gian và địa điểm diễn ra Lễ Vía Bà 14
    3.4. Các nghi thức của Lễ Vía Bà 14
    3.5. Tóm tắt 15
    Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
    4.1. Giới thiệu 16
    4.2. Thiết kế quy trình nghiên cứu 16
    4.3. Nghiên cứu sơ bộ 17
    4.4. Nghiên cứu thăm dò 18
    4.5. Nghiên cứu chính thức 19
    4.5.1. Cỡ mẫu 19
    4.5.2. Phương pháp chọn mẫu 20
    4.5.3. Phương pháp thu mẫu 21
    4.5.4. Thông tin về đáp viên 22
    4.6. Các loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu chính thức 23
    4.6.1. Thang đo biểu danh (danh nghĩa) 23
    4.6.2. Thang đo khoảng 23
    4.6.3. Thang đo tỷ lệ 24
    4.7. Tóm tắt 24
    Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
    5.1. Giới thiệu 25
    5.2. Mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc 25
    5.2.1. Số lần tham quan của khách du lịch 25
    5.2.2. Thời gian khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu Bà 26
    5.2.3. Khách du lịch tham quan với những ai? Và bằng phương tiện nào? 29
    5.2.4. Đánh giá của khách du lịch về mức độ hấp dẫn của các địa điểm tham quan ở Miếu Bà 30
    5.2.5. Mức độ tiêu tiền của khách du lịch đối với các sản phẩm và dịch vụ ở Miếu Bà 31
    5.3. Quá trình ra quyết định chọn các địa điểm tham quan của khách du lịch ở Miếu Bà 38
    5.3.1. Khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu để đáp ứng nhu cầu gì? .38
    5.3.2. Khách du lịch tìm kiếm thông tin về các địa điểm tham quan từ đâu? 38
    5.3.3. Khách du lịch dựa vào các tiêu chí nào để chọn các địa điểm tham quan ở Miếu Bà và mức độ quan trọng của các tiêu chí này 40
    5.3.4. Ai là người quyết định chọn các điểm tham quan ở Miếu Bà và ai là người tác động đến quyết định này 42
    5.3.5. Mức độ hài lòng của khách du lịch sau khi tham quan các địa điểm ở Miếu Bà 43
    5.4. Các đặc tính của khách du lịch 44
    5.4.1. Gia đình của khách du lịch thuộc loại nào 44
    5.4.2. Khách du lịch có những sở thích gì 44
    5.4.3. Khách du lịch tham khảo ý kiến của những ai 45
    5.4.4. Khách du lịch có theo tôn giáo không 46
    5.5. Mối quan hệ giữa các đặc điểm và hành vi của khách du lịch 47
    5.5.1. Mối quan hệ giữa phương tiện tham quan và quê quán 47
    5.5.2. Mối quan hệ giữa thời điểm tham quan và nghề nghiệp 48
    5.5.3. Mối quan hệ giữa số lần tham quan và độ tuổi 50
    5.5.4. Mối quan hệ giữa số lần tham quan và quê quán 51
    5.5.5. Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm trong đặt tính khách du lịch 52
    5.6. Tóm tắt 55
    Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
    6.1. Giới thiệu 56
    6.2. Kết luận 56
    6.2.1. Tầm quan trọng và phuơng pháp nghiên cứu của đề tài 56
    6.2.2. Kết quả nghiên cứu chính của đề tài 56
    6.3. Kiến nghị. 58
    6.3.1. Đối với Ban quản trị Miếu Bà 58
    6.3.2. Đối với Sở du lịch An Giang 58
    6.4. Hạn chế của đề tài 58
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC 1
    PHỤ LỤC 2
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...