Luận Văn Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc-An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 9/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU

    1.1. Cơ sở hình thành đề tài
    Như chúng ta đã biết, An Giang nằm ở phía Tây Nam tổ quốc, nơi đầu nguồn sông Mêkong với hai con sông Tiền và sông Hậu đi qua tạo nên mùa nước nổi vào khoảng tháng 7, 8, 9 (âm lịch) hàng năm và phía Tây Bắc giáp Campuchia với 97 km đường biên giới. Đặc biệt, An Giang là tỉnh duy nhất ở miền Tây Nam Bộ có núi non hùng vĩ như vùng Bảy Núi với núi Cấm, núi Két, núi Tô, núi Giài, Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên như vậy rất phù hợp để An Giang phát triển du lịch về tham quan, mua sắm tại các trung tâm thương mại ở các cửa khẩu quốc tế như Khánh Bình, Vĩnh Xương, Tịnh Biên; về tham quan du ngoạn trên các làng bè cá tra, basa ở Châu Đốc; về tham quan khám phá hay nghỉ dưỡng trên núi Cấm, núi Két, núi Sam,
    Bên cạnh những thuận lợi nhất định về điều kiện tự nhiên, An Giang cũng rất nổi tiếng với các lễ hội, làng nghề truyền thống thu hút rất nhiều khách du lịch như lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ở Châu Đốc (được nâng cấp quốc gia năm 2001), lễ hội đua Bò của người Khmer ở Tri Tôn, ngày hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên ở An Phú, lễ hội truyền thống văn hóa thể thao huyện An Phú, dệt Thổ Cẩm của người Chăm ở làng Châu Giang, Vì vậy, số lượng khách du lịch đến An Giang ngày một tăng (Cụ thể là: năm 2004 với 3,5 triệu lượt khách, năm 2005 với 3,8 triệu lượt khách và năm 2006 là 4,1 triệu lượt khách) nhưng thời gian lưu lại của khách du lịch là rất ngắn, chỉ gần 1,5 ngày vào năm 2006( ).
    Có thể nói, một trong những lý do làm cho khách du lịch không thể ở lại lâu hơn là cơ sở hạ tầng của An Giang còn kém và các địa điểm du lịch cách xa trung tâm lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ nhưng đây chỉ là khó khăn tạm thời mà tỉnh có thể khắc phục được trong tương lai không xa. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với du lịch An Giang chính là sự tự phát, làm theo phong trào, cạnh tranh không lành mạnh ở nhiều địa điểm du lịch đã làm cho chất lượng dịch vụ du lịch như khách sạn, ăn uống, mua sắm, đi lại, nghỉ ngơi, giải trí, rất kém. Qua đó, cho thấy ngành du lịch An Giang chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức với tiềm năng du lịch mà tỉnh đang có.
    Còn khách du lịch sẽ nghĩ gì về các địa điểm du lịch của An Giang? Tại sao khách du lịch chọn các địa điểm này? Các tiêu chí lựa chọn địa điểm du lịch của họ ra sao? Mức độ hài lòng của họ sau khi tham quan? . Để trả lời các câu hỏi này thì cần phải nghiên cứu hành vi của khách du lịch và một trong những điểm du lịch phù hợp nhất cho nghiên cứu là Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc. Bởi vì, số lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan Miếu Bà hàng năm rất đông (năm 2006 là 2,2 triệu lượt khách chiếm hơn 50% tổng số lượng khách đến An Giang), nhất là vào những ngày diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ (từ 23-27/04 âm lịch hàng năm).
    Ngoài ra, việc nghiên cứu “Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam-Châu Đốc” vừa là cơ sở cho ban quản trị Miếu Bà tham khảo nhằm tìm ra các biện pháp quản lí tốt nhất để đáp ứng nhu cầu khách du lịch tham quan Miếu, vừa cung cấp thông tin cho các nhà làm du lịch của Tỉnh hiểu rõ hơn về hành vi của khách du lịch đến An giang. Từ đó, đưa ra những chính sách, kế hoạch, chiến lược áp dụng cho các điểm du lịch khác như chùa Vạn Linh, tượng phật Di Lặc ở núi Cấm, .nhằm thu hút khách du lịch ngày càng nhiều hơn.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Với cơ sở hình thành của đề tài thì việc nghiên cứu “Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc” nhằm đạt được ba mục tiêu:
    1) Mô tả hành vi của khách du lịch tham quan ở Miếu Bà Chúa Xứ;
    2) Tìm hiểu quá trình ra quyết định chọn các địa điểm tham quan ở Miếu Bà Chúa Xứ của khách du lịch;
    3) Tìm hiểu các đặc tính của khách du lịch và phân tích mối quan hệ giữa các đặc điểm với hành vi của khách du lịch khi tham quan ở Miếu Bà.

    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN i
    TÓM TẮT ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC HÌNH vi
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii
    Chương 1: GIỚI THIỆU 1
    1.1. Cơ sở hình thành đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4. Ý nghĩa nghiên cứu 2
    1.5. Kết cấu của đề tài 2
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4
    2.1. Giới thiệu 4
    2.2. Lý thuyết hành vi 4
    2.2.1. Định nghĩa 4
    2.2.2. Mô hình hành vi người tiêu dùng 4
    2.2.3. Các đặc tính của người tiêu dùng 4
    2.2.3.1. Các yếu tố văn hóa 5
    2.2.3.2. Các yếu tố xã hội 6
    2.2.3.3. Các yếu tố cá nhân 6
    2.2.3.4. Các yếu tố tâm lý 7
    2.2.4. Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng 9
    2.3. Khách du lịch và sản phẩm du lịch 10
    2.3.1. Khách du lịch 10
    2.3.2. Sản phẩm du lịch 11
    2.4. Mô hình nghiên cứu 11
    2.5. Tóm tắt 12
    Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC 13
    3.1. Giới thiệu 13
    3.2. lịch sử hình thành và phát triển 13
    3.3. Thời gian và địa điểm diễn ra Lễ Vía Bà 14
    3.4. Các nghi thức của Lễ Vía Bà 14
    3.5. Tóm tắt 15
    Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
    4.1. Giới thiệu 16
    4.2. Thiết kế quy trình nghiên cứu 16
    4.3. Nghiên cứu sơ bộ 17
    4.4. Nghiên cứu thăm dò 18
    4.5. Nghiên cứu chính thức 19
    4.5.1. Cỡ mẫu 19
    4.5.2. Phương pháp chọn mẫu 20
    4.5.3. Phương pháp thu mẫu 21
    4.5.4. Thông tin về đáp viên 22
    4.6. Các loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu chính thức 23
    4.6.1. Thang đo biểu danh (danh nghĩa) 23
    4.6.2. Thang đo khoảng 23
    4.6.3. Thang đo tỷ lệ 24
    4.7. Tóm tắt 24
    Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
    5.1. Giới thiệu 25
    5.2. Mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc 25
    5.2.1. Số lần tham quan của khách du lịch 25
    5.2.2. Thời gian khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu Bà 26
    5.2.3. Khách du lịch tham quan với những ai? Và bằng phương tiện nào? 29
    5.2.4. Đánh giá của khách du lịch về mức độ hấp dẫn của các địa điểm tham quan ở Miếu Bà 30
    5.2.5. Mức độ tiêu tiền của khách du lịch đối với các sản phẩm và dịch vụ ở Miếu Bà 31
    5.3. Quá trình ra quyết định chọn các địa điểm tham quan của khách du lịch ở Miếu Bà 38
    5.3.1. Khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu để đáp ứng nhu cầu gì? .38
    5.3.2. Khách du lịch tìm kiếm thông tin về các địa điểm tham quan từ đâu? 38
    5.3.3. Khách du lịch dựa vào các tiêu chí nào để chọn các địa điểm tham quan ở Miếu Bà và mức độ quan trọng của các tiêu chí này 40
    5.3.4. Ai là người quyết định chọn các điểm tham quan ở Miếu Bà và ai là người tác động đến quyết định này 42
    5.3.5. Mức độ hài lòng của khách du lịch sau khi tham quan các địa điểm ở Miếu Bà 43
    5.4. Các đặc tính của khách du lịch 44
    5.4.1. Gia đình của khách du lịch thuộc loại nào 44
    5.4.2. Khách du lịch có những sở thích gì 44
    5.4.3. Khách du lịch tham khảo ý kiến của những ai 45
    5.4.4. Khách du lịch có theo tôn giáo không 46
    5.5. Mối quan hệ giữa các đặc điểm và hành vi của khách du lịch 47
    5.5.1. Mối quan hệ giữa phương tiện tham quan và quê quán 47
    5.5.2. Mối quan hệ giữa thời điểm tham quan và nghề nghiệp 48
    5.5.3. Mối quan hệ giữa số lần tham quan và độ tuổi 50
    5.5.4. Mối quan hệ giữa số lần tham quan và quê quán 51
    5.5.5. Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm trong đặt tính khách du lịch 52
    5.6. Tóm tắt 55
    Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
    6.1. Giới thiệu 56
    6.2. Kết luận 56
    6.2.1. Tầm quan trọng và phuơng pháp nghiên cứu của đề tài 56
    6.2.2. Kết quả nghiên cứu chính của đề tài 56
    6.3. Kiến nghị. 58
    6.3.1. Đối với Ban quản trị Miếu Bà 58
    6.3.2. Đối với Sở du lịch An Giang 58
    6.4. Hạn chế của đề tài 58
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC 1
    PHỤ LỤC 2
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...