Thạc Sĩ Hành vi chào hỏi của người Việt và hệ thống bài tập dạy hành vi chào hỏi cho học sinh tiểu học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi tramth, 23/4/14.

  1. tramth

    tramth New Member

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 Chào hỏi, cũng như những hành động nói năng khác, thể hiện đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Mặc dù ở tất cả các ngôn ngữ, chức năng cơ bản nhất của chào hỏi là để xác nhận việc nhận biết sự có mặt của đối tượng giao tiếp, thể hiện sự quan tâm và khẳng định hoặc xác nhận mối quan hệ hoặc vị thế của những người giao tiếp hoặc nhóm người giao tiếp với nhau; song ở những ngôn ngữ khác nhau, cách thức cụ thể trong chào hỏi lại không như nhau. Do đó, mỗi dân tộc khác nhau sẽ có những cách chào hỏi rất khác nhau, và người Việt cũng vậy.
    Văn hoá chào hỏi (VHCH) là lĩnh vực quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi dân tộc. Đặc biệt đối với người Việt nó còn đóng vai trò đánh giá con người. Người Việt từ xưa đã nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, điều đó càng chứng tỏ lời chào có vị trí quan trọng đối với người Việt.
    Hành vi chào hỏi (HVCH) được thể hiện dưới nhiều hình thức nhằm duy trì, củng cố có hiệu quả mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp, là sợi dây tình cảm để gắn kết những con người trong xã hội với nhau. Đây cũng là một hành vi (HV) thuộc lĩnh vực nhạy cảm về phép lịch sự trong quan hệ của loài người.
    Hiện nay, trong xu thế hội thoại và phát triển toàn cầu, trong sự giao thoa văn hoá giữa các cộng đồng, việc tìm hiểu các HV ngôn ngữ (HVNN), trong đó có HVCH là cần thiết.
    HVCH được sử dụng trong mọi cuộc giao tiếp, là nghi thức đầu tiên mà các nhân vật giao tiếp tham gia hội thoại phải dùng đến, nó không phải là mục đích chính của cuộc giao tiếp, nhưng nếu chúng ta phạm sai lầm trong HV này thì có thể cuộc giao tiếp không còn diễn ra như mong muốn nữa, thậm chí kết thúc. S.A. Amonasvili có nói “Sắc thái đặc biệt của lời chào dễ mến, đôn hậu, kích thích tinh thần, niềm vui học tập, hạnh phúc của sự tiếp xúc – chẳng lẽ không xứng đáng để xem xét nó như một biện pháp giáo dục tình yêu, lòng tin cậy giữa con người với con người và niềm hy vọng vào con người hay sao? Bạn hãy chào một người bằng một giọng khinh thường hoặc bằng giọng biểu thị niềm vui sướng gặp gỡ thì bạn sẽ thấy, cũng chỉ những từ ấy thôi được phát âm theo những cách khác nhau, nó sẽ thay đổi quan hệ của người ta với bạn.” [26; 28].  Vì vậy, việc đi vào nghiên cứu HV này là điều cấp thiết.
    1.2 Sách giáo khoa (SGK) hiện nay đã dạy lời chào cho học sinh (HS) từ lớp 1 và chính thức dạy ở lớp 2. HS được học Nói và đáp lời chào hỏi với những nhân vật giao tiếp, tình huống giao tiếp (THGT) khác nhau: bố mẹ, thầy cô, bạn bè, .
    Việc đưa HVCH vào dạy trong nhà trường tiểu học là một bước tiến trong lịch sử dạy học. Bởi lẽ đây là lần đầu tiên có một cuốn sách đã chú ý đến việc dạy HVCH, đã xây dựng được một số bài tập theo hướng thực hành giao tiếp để dạy HV này.
    Tuy nhiên, khi dạy HVCH, SGK lại tách một sự kiện lời nói (SKLN), một cặp thoại thành hai hoạt động riêng lẻ, tách rời nhau (HV chào và HV đáp lời chào). Mặt khác, SGK cũng chưa chú ý đến các biểu hiện khác nhau cũng như những đặc trưng VHCH của người Việt.
    HVCH còn được dạy ở các lớp 3, 4 và 5, nhưng chủ yếu dạy trong các THGT chính thức (viết thư, báo cáo, họp tổ, thuyết trình, tranh luận, trao đổi ý kiến với người thân, ). Chương trình cũng chưa triển khai dạy HVCH trong THGT không chính thức, trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
     cần nghiên cứu HVCH của người Việt để làm cơ sở cho các kiến nghị về hệ thống bài tập dạy HVCH ở tiểu học.
    Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Hành vi chào hỏi của người Việt và hệ thống bài tập dạy hành vi chào hỏi cho học sinh tiểu học”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...