Thạc Sĩ Hành vi cảm thán trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC BẢNG . iv
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Lịch sử vấn đề . 2
    3. Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ . 4
    4. Phương pháp nghiên cứu . 4
    5. Đóng góp của luận văn 5
    6. Cấu trúc luận văn 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT . 6
    1.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ 6
    1.1.1 Khái niệm "hành vi ngôn ngữ" . 6
    1.1.2. Các loại hành vi ngôn ngữ 7
    1.1.2.1. Hành vi tạo lời 7
    1.1.2.2. Hành vi mượn lời . 7
    1.1.2.3. Hành vi ở lời . 7
    1.1.3. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời 7
    1.1.4. Phân loại hành vi ở lời 8
    1.1.4.1. Hành vi ở lời trực tiếp 9
    1.1.4.2. Hành vi ở lời gián tiếp 9
    1.2. Hành vi cảm thán . 10
    1.2.1. Khái niệm "hành vi cảm thán" 10
    1.2.2. Các thành tố của hành vi cảm thán 11
    1.2.2.1. Đối tượng cảm thán 11
    1.2.2.2. Nội dung cảm thán . 13
    1.3. Hành vi cảm thán và câu cảm thán 13
    1.3.1. Khái niệm câu cảm thán 13
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.3.2. Mối quan hệ giữa hành vi cảm thán và câu cảm thán . 14
    1.4. Lý thuyết hội thoại . 15
    1.4.1. Khái niệm hội thoại . 15
    1.4.2. Vận động hội thoại 16
    1.4.2.1. Sự trao lời . 16
    1.4.2.2. Sự trao đáp . 16
    1.4.2.3. Sự tương tác . 17
    1.4.3. Cấu trúc hội thoại 18
    1.4.3.1. Cấu trúc hội thoại theo trường phái phân tích hội thoại . 18
    1.4.3.2. Cấu trúc hội thoại theo trường phái phân tích diễn ngôn . 18
    1.4.3.3. Cấu trúc hội thoại theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ – Pháp . 19
    1.4.4. Các quy tắc hội thoại . 20
    1.4.4.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời 21
    1.4.4.2. Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại 21
    1.4.4.3. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự . 21
    1.5. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ . 22
    Tiểu kết . 23
    Chương 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN HÀNH VI CẢM THÁN
    TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ . 24
    2.1. Phương tiện thể hiện hành vi cảm thán trong truyện ngắn của nhà văn
    Nguyễn Thị Thu Huệ 24
    2.1.1. Dùng từ cảm thán 24
    2.1.1.1. Kết quả thống kê, phân loại . 24
    2.1.1.2. Phân tích . 24
    2.1.2.Sử dụng quán ngữ 32
    2.1.2.1. Kết quả thống kê, phân loại . 33
    2.1.2.2.Phân tích 35
    2.2. Các loại hành vi cảm thán trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ 37
    2.2.1. Hành vi cảm thán trực tiếp 38
    2.2.1.1. Hành vi cảm thán có các từ cảm thán đi kèm . 38
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    2.2.1.1.1. Hành vi cảm thán sử dụng từ cảm thán đích thực . 38
    2.2.1.1.2. Hành vi cảm thán sử dụng từ cảm thán lâm thời . 40
    2.2.1.2. Hành vi cảm thán nhận diện qua dấu chấm than ("!") 49
    2.2.2 Hành vi cảm thán gián tiếp 50
    2.2.2.1. Câu hỏi nhằm mục đích thể hiện hành vi cảm thán . 50
    2.2.2.2. Câu cầu khiến nhằm mục đích thể hiện hành vi cảm thán . 54
    2.2.2.3. Câu kể nhằm mục đích thể hiện hành vi cảm thán 56
    TIỂU KẾT 59
    Chương 3: CHỨC NĂNG VỀ HÀNH VI CẢM THÁN CỦA HỘI THOẠI
    TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ 61
    3.1. Dẫn nhập 61
    3.2. Chức năng duy trì cuộc thoại của hành vi cảm thán 62
    3.2.1. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi hỏi . 62
    3.2.1.1. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi hỏi nhằm
    mục đích để trả lời . 63
    3.2.1.2. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi hỏi mục đích
    để khẳng định 63
    3.2.1.3. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi hỏi nhằm
    mục đích ra lệnh, cầu khiến . 64
    3.2.1.4. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp hành vi hỏi mục đích để
    trách móc, mỉa mai 65
    3.2.2. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi cầu khiến 66
    3.2.3.1. Hành vi cảm thán hồi đáp hành vi cầu khiến để yêu cầu, ra lệnh 66
    3.2.3.2. Hành vi cảm thán hồi đáp hành vi cầu khiến để khuyên . 67
    3.2.3.3. Hành vi cảm thán hồi đáp hành vi cầu khiến thúc giục . 67
    3.2.3. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi cảm thán . 68
    3.2.2.1. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi cảm thán tích cực . 68
    3.2.2.2. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi cảm thán tiêu cực . 69
    3.2.4. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi thông báo 70
    3.2.5. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi thuyết phục . 71
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    3.2.6. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi kể 72
    3.2.7. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi chửi . 73
    3.2.8. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi đánh giá 74
    3.2.9. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi nhắc nhở . 75
    3.3. Chức năng dẫn nhập cuộc thoại của hành vi cảm thán 75
    3.3.1. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại thể hiện bằng hành vi cầu khiến . 76
    3.3.2.Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại thể hiện bằng hành vi chào,
    hô gọi . 77
    3.3.3. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để tuyên bố, thông báo . 78
    3.3.4. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để chửi 78
    3.3.5. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để nhận xét, đánh giá 79
    3.3.6. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để đe dọa . 80
    3.4. Chức năng kết thúc cuộc thoại của hành vi cảm thán 80
    3.4.1. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng
    biểu thức của hành vi cầu khiến . 81
    3.4.2. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng
    biểu thức của hành vi nhận xét, đánh giá . 82
    3.4.3. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng
    biểu thức của hành vi than thở . 83
    3.4.4. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng
    biểu thức của hành vi tuyên bố, thông báo 84
    3.4.5. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng
    biểu thức của hành vi chửi . 85
    Tiểu kết . 87
    KẾT LUẬN 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    DANH MỤC BẢNG

    Trang
    Bảng thống kê, phân loại từ cảm thán . 24
    Bảng thống kê, phân loại quán ngữ đưa đẩy . 33
    Bảng thống kê chức năng của hành vi cảm thán trong hội thoại 60
    Bảng thống kê chức năng duy trì cuộc thoại của hành vi cảm thán 60
    Bảng thống kê chức năng dẫn nhập cuộc thoại của hành vi cảm thán 75
    Bảng thống kê chức năng kết thúc cuộc thoại của hành vi cảm thán 79

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Ngữ dụng học là một bộ môn của ngôn ngữ học nghiên cứu việc sử dụng ngôn
    ngữ trong mối quan hệ với các nhân tố giao tiếp. Tuy ra đời chưa lâu song bộ môn
    khoa học này đã phát triển mạnh mẽ cả về lí thuyết, cả về những nghiên cứu cụ thể,
    khiến ngôn ngữ học không còn nằm trong hệ thống khép kín của cấu trúc luận nội tại
    mà đã đi vào thực tế đa dạng của đời sống ngôn ngữ. Nghiên cứu các hành vi ngôn
    ngữ, đặc biệt là hành vi ở lời, là phần việc quan trọng của ngữ dụng học. Từ khi lý
    thuyết hành vi ngôn ngữ ra đời, người ta bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực hoạt động thực
    hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, tức nghiên cứu ngôn ngữ dưới góc độ vai trò
    hành chức của nó.
    Trong giao tiếp, để bày tỏ được ý định, mục đích của mình, người ta thường
    dùng nhiều loại hành vi ngôn ngữ. Trong đó hành vi cảm thán là hành vi thể hiện rõ
    nhất tình cảm, cảm xúc của con người. Hành vi này thường được biểu thị bằng câu
    cảm thán gắn liền với giao tiếp, với môi trường sử dụng tức là môi trường hội thoại.
    Là một gương mặt tiêu biểu của văn xuôi nữ sau Đổi mới, Nguyễn Thị Thu
    Huệ ngay từ những truyện ngắn đầu tiên đã tìm ngay cho mình một vị trí xứng đáng
    trên văn đàn văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Không thuộc số những nhà văn
    viết nhiều, Thu Huệ chỉ viết khi câu chuyện đã đầy ắp trong tim óc cần hiện diện ra
    thành câu chữ. Vì thế hơn hai mươi năm cầm bút, số lượng bà viết không thật nhiều.
    Chúng được tập hợp trong sáu tập: Cát đợi (1992); Hậu thiên đường (1993); Phù thủy
    (1995); Nào, ta cùng lãng quên (2003); 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2010);
    và gần đây nhất là tập Thành phố đi vắng (2012). Bà cũng là nữ nhà văn đã tạo dựng
    được phong cách riêng và đặc biệt có duyên với các giải thưởng: Giải nhất cuộc thi
    sáng tác về Hà Nội, Giải nhất cuộc thi Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Tặng thưởng Hội
    nhà văn với tác phẩm Hậu thiên đường. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các khía
    cạnh khác nhau đối với truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Tuy nhiên ở bình diện
    ngôn ngữ chưa được chú ý nhiều, trong đó, hành vi cảm thán trong truyện ngắn của
    Thu Huệ vẫn là đề tài chưa từng được nghiên cứu.
    Trên đây là lí do để chúng tôi chọn đề tài: “Hành vi cảm thán trong truyện
    ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ”
    2
    2. Lịch sử vấn đề
    2.1. Về hành vi cảm thán và câu cảm thán
    Từ cuối những năm 80 trở lại đây, ở Việt Nam vấn đề hành vi ngôn ngữ đã
    thu hút được sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học. Các công trình nghiên cứu về
    hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi cảm thán nói riêng đã được đưa vào giảng dạy
    trong các trường học. Cảm thán trở thành vấn đề ngữ dụng quen thuộc. Câu cảm thán
    là một trong bốn kiểu câu phân theo mục đích nói năng: Câu tường thuật, Câu nghi
    vấn, Câu cảm thán và Câu cầu khiến. Việc phân chia như trên được đề cập nhiều trong
    các tác phẩm nghiên cứu về ngữ pháp học và cả trong ngữ dụng học. Đó là các công
    trình: Ngữ dụng học của Nguyễn Đức Dân, Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, phần viết
    về ngữ dụng học của Đỗ Hữu Châu, Dụng học Việt Ngữ của Nguyễn Thiện Giáp
    Ngoài ra có nhiều bài nghiên cứu về từ cảm thán, câu cảm thán như: Sắc thái cảm thán
    qua một số từ cảm thán trong tiếng Việt và ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt
    thực hành (Tạp chí Khoa học - KHXH - ĐHQGHN, số 6/1999); Một số hình thức hỏi
    biểu thị cảm thán trong tiếng Việt (Tạp chí Ngôn ngữ, số 10/2003, Hà Nội). Đặc biệt là
    luận án TS Câu cảm thán trong tiếng Việt của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 2004
    nghiên cứu khái niệm, cấu trúc, đặc điểm về hình thức của câu cảm thán trong tiếng
    Việt, nghiên cứu câu cảm thán từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng để nêu lên được các
    giá trị cơ bản của câu cảm thán trong tiếng Việt, giúp hiểu thấu đáo các nét sắc thái
    cảm thán được thể hiện trong câu cảm thán và tầm tác động của câu cảm thán trong
    hành thức.
    Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về hành vi cảm thán chưa nhiều. Theo thu
    thập của chúng tôi có các công trình nghiên cứu của các tác giả sau: Hà Thị Hải Yến,
    Phạm Kim Thoa. Luận án tiến sĩ của tác giả Hà Thị Hải Yến (2004): Hành vi cảm thán
    và sự kiện lời nói cảm thán trong tiếng Việt. Luận án đã nghiên cứu hành vi cảm thán,
    sự kiện, lời nói cảm thán trong hội thoại, cụ thể là trong cặp thoại, đoạn thoại và trong
    một số hình thức hội thoại đặc biệt như lời than khóc trong lễ tang, nhật kí, điếu văn,
    văn tế. Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu về hành vi cảm thán và sự kiện lời nói cảm
    thán trong hội thoại tiếng Việt. Luận án đã xây dựng định nghĩa về hành vi cảm thán,
    sự kiện lời nói cảm thán; chỉ ra được biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi của hành vi
    3
    cảm thán trong sự kiện lời nói cảm thán, phân loại hành vi cảm thán, đồng thời đưa ra
    cấu trúc hình thức của sự kiện lời nói cảm thán trong tiếng Việt. Qua đó, luận án khẳng
    định vị trí, vai trò của hành vi cảm thán, sự kiện lời nói cảm thán trong hội thoại tiếng
    Việt. Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Kim Thoa (2009): Hành vi cảm thán trong
    Truyện Kiều. Luận văn đã khảo sát, tìm hiểu các phương tiện thể hiện hành vi cảm
    thán và các loại hành vi cảm thán trong Truyện Kiều. Từ đó tác giả tìm hiểu sâu thêm
    về vai trò của hành vi cảm thán trong việc xây dựng hình tượng nhân vật và thể hiện
    thái độ của tác giả Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Luận văn đã mở ra một hướng
    nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều dưới góc độ ngữ dụng học. Bên cạnh đó còn có
    đóng góp của hai luận văn nghiên cứu về hành vi cảm thán trong tác phẩm của Vũ
    Trọng Phụng là hành vi cảm thán trong ba tiểu thuyết Số đỏ, Giông tố, Làm đĩ và hành
    vi cảm thán trong một số phóng sự của ông.
    2.2. Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Thị Thu Huệ
    Nguyễn Thị Thu Huệ là cây bút trẻ tiêu biểu của nền văn học hiện đại sau 1975.
    Nguyễn Thị Thu Huệ có một phong cách viết độc đáo, thu hút nhiều độc giả và các
    nhà nghiên cứu khoa học. Theo khảo sát của chúng tôi cho đến nay có khá nhiều công
    trình nghiên cứu về sự nghiệp của bà, song chủ yếu tìm hiểu, nghiên cứu từ góc độ văn
    học của các tác giả sau: Bùi Thị Duyên với công trình nghiên cứu khoa học có tên đề
    tài “Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam (qua sáng
    tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư)”; Nguyễn Thị Hoa
    với luận văn thạc sĩ “Nhân vật nữ trong truyện ngắn ba tác giả nữ Y Ban, Võ Thị Hảo,
    Nguyễn Thị Thu Huệ” (năm 2003), Lê Thị Hương Thủy với luận văn thạc sĩ khoa học
    ngữ văn có tên đề tài là “Truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì đổi mới ” (qua
    sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lí Lan) (năm 2004).
    Ngoài ra còn có luận văn thạc sĩ khoa học của tác giả Lê Thị Tuyết với tên đề tài
    “Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ , Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng
    Diệu” (năm 2010) .Bên cạnh đó còn có khá nhiều bài tiểu luận, bài viết được in trên
    các tạp chí. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên chủ yếu mới từ góc độ văn học,
    chưa có công trình nào nghiên cứu về hành vi cảm thán trong tuyển tập truyện ngắn
    của Nguyễn Thị Thu Huệ.
    4
    Như vậy, căn cứ vào tình hình thực tiễn nghiên cứu về hành vi cảm thán và về
    tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu nào về tác
    phẩm của bà. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Hành vi cảm thán trong truyện ngắn của
    Nguyễn Thị Thu Huệ” làm đề tài cho luận văn của mình.
    3. Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung tìm hiểu nghiên cứu hành vi cảm
    thán trong hai tập truyện ngắn : “37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ” và tập “Thành
    phố đi vắng”.
    3.2. Mục đích
    Chúng tôi vận dụng lý thuyết về hành vi ngôn ngữ và lí thuyết hội thoại để
    nghiên cứu các phương tiện biểu thị hành vi cảm thán, các loại hành vi cảm thán và
    chức năng của hành vi cảm thán trong tuyển tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ.
    Phục vụ hiệu quả trong việc giảng dạy Ngữ văn phần Tiếng Việt. Ngoài ra còn phục
    vụ cho giảng dạy một số tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là một số
    tác phẩm văn học hiện đại sau 1975.
    3.3. Nhiệm vụ
    Luận văn có những nhiệm vụ cơ bản sau:
    - Nắm vững và biết vận dụng những cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài để
    xác lập một khung lí thuyết cho đề tài luận văn.
    - Khảo sát, thống kê, phân loại các phương tiện thể hiện hành vi cảm thán, các
    loại hành vi cảm thán trong tuyển tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ.
    - Tìm hiểu chức năng của hành vi cảm thán trong hội thoại: Chức năng dẫn
    nhập cuộc thoại, chức năng duy trì cuộc thoại và chức năng kết thúc cuộc thoại.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp thống kê, phân loại
    Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu chúng tôi để tiến
    hành thống kê khảo sát và phân loại các phương tiện thể hiện hành vi cảm thán, các
    loại hành vi cảm thán, chức năng của hành vi cảm thán trong hội thoại.

    5
    4.2. Phương pháp phân tích, miêu tả
    Chúng tôi tiến hành phân tích ngữ liệu, miêu tả các hiện tượng, để thấy được
    một cách cụ thể đặc điểm hành vi cảm thán trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu
    Huệ. Từ đó rút ra nhận định tổng quát về đối tượng nghiên cứu.
    4.3. Phương pháp phân tích diễn ngôn
    Phương pháp này được chúng tôi tiến hành sử dụng để phân tích các truyện
    ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ với vai trò là ngữ liệu để rút ra các phương tiện thể
    hiện hành vi cảm thán, các chức năng của hành vi cảm thán trong hội thoại.
    5. Đóng góp của luận văn
    - Đưa ra cách tiếp cận mới đối với truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ trên cơ
    sở kiến thức liên ngành ngôn ngữ và văn học.
    - Đóng góp thực tiễn vào việc phân tích và giảng dạy một số tác phẩm văn
    chương trong nhà trường, đặc biệt là đối với một số truyện ngắn hiện đại sau 1975.
    6. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý thuyết
    - Chương 2: Các phương tiện thể hiện hành vi cảm thán trong các truyện ngắn
    của Nguyễn Thị Thu Huệ.
    - Chương 3: Chức năng hành vi cảm thán trong hội thoại tập truyện ngắn của
    Nguyễn Thị Thu Huệ.
     
Đang tải...