Thạc Sĩ Hành vi cảm thán trong Truyện Kiều

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Ngữ dụng học là một bộ môn của ngôn ngữ học nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong mối quan hệ với các nhân tố giao tiếp. Tuy ra đời chưa lâu song bộ môn khoa học này đã phát triển mạnh mẽ cả về lí thuyết, cả về những nghiên cứu cụ thể, khiến ngôn ngữ học không còn nằm trong hệ thống khép kín của cấu trúc luận nội tại mà đã đi vào thực tế đa dạng của đời sống ngôn ngữ. Nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ, đặc biệt là hành vi ở lời, là phần việc quan trọng của ngữ dụng học.
    Trong giao tiếp, để bày tỏ được ý định, mục đích của mình, người ta thường dùng nhiều loại hành vi ngôn ngữ, mà mỗi loại hành vi đó lại được thực hiện bằng một số kiểu câu có hình thức, mục đích nói năng nhất định. Trong tiếng Việt, theo các nhà ngữ pháp học có bốn kiểu câu thể hiện mục đích nói là: câu trần thuật (còn gọi là "câu kể, câu miêu tả"); câu cầu khiến (còn gọi là "câu mệnh lệnh"); câu nghi vấn (còn gọi là "câu hỏi"); câu cảm thán (còn gọi là "câu cảm"). Mỗi kiểu câu nêu trên đều có vai trò khác nhau giúp người nói lựa chọn và sử dụng phương tiện giao tiếp hợp lí nhất. Trong đó, câu cảm thán là loại câu biểu thị được tình cảm - cảm xúc rất đa dạng và tinh tế của người Việt Nam.

    Tuy vậy, các kiểu câu cảm thán được sử dụng khi sáng tác văn chương, ở mỗi tác giả, mỗi tác phẩm (nhất là sáng tác thơ) lại có những điểm khác biệt nhất định.
    Chọn đề tài với nội dung nghiên cứu “Hành vi cảm thán trong Truyện Kiều”, tác giả luận văn mong muốn sẽ tiếp cận được tác phẩm văn học nổi tiếng này trên bình diện ngôn ngữ học, nhằm tìm hiểu được sự sáng tạo độc
    đáo của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn từ để sáng tác nghệ thuật khi viết về thân phận bi thương của nàng Kiều.
    Hiện nay, trong các trường phổ thông, việc dạy và học Truyện Kiều chủ yếu mới ở khía cạnh bình giảng văn chương dưới góc độ hình tượng nghệ thuật, mà còn ít đi sâu vào hình thức ngôn từ. Chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của đề tài có thể cung cấp thêm cơ sở cho các thầy cô giáo và các em học sinh phân tích, cảm thụ tác phẩm nổi tiếng này.

    2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

    Nguyễn Du là một nhà thơ thiên tài của nền thi ca dân tộc. Trong các tác phẩm của ông, Truyện Kiều là một kiệt tác được viết bằng chữ Nôm. Đây là một cống hiến to lớn của nhà thơ đối với sự phát triển của ngôn ngữ văn học dân tộc. Nghiên cứu ngôn ngữ trong Truyện Kiều là góp phần hiểu biết sâu sắc hơn về tài năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của nhà thơ.
    Đã có nhiều nhà nghiên cứu dành nhiều tâm huyết để tìm hiểu về Nguyễn Du và các tác phẩm của ông (trong đó đặc biệt là Truyện Kiều). Các tác giả tập trung bàn về hình tượng nghệ thuật, triết lí nhân văn hay mâu thuẫn tư tưởng và nhân cách của nhà thơ. Đó là các công trình có giá trị như: “Từ điển Truyện Kiều” và "Khảo luận về Truyện Thuý Kiều"của Đào Duy Anh; “Thi pháp Truyện Kiều” của Trần Đình Sử; “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du qua Truyện Kiều” và "Phương pháp tự sự của Nguyễn Du trong Truyện Kiều" của Phan Ngọc; "Một vài đặc điểm của ngôn ngữ Truyện Kiều"của Đào Thản; “Giảng văn Truyện Kiều” và "Truyện Kiều và thể loại truyện nôm"của Đặng Thanh Lê; "Nghệ thuật điển hình hoá và ngôn ngữ trong Truyện Kiều"của Nguyễn Lộc; "Nhân vật Từ Hải"của N.I.Niculin; "Triết lý đạo Phật trong Truyện Kiều"của Cao Huy Đỉnh; "Truyện Kiều của Nguyễn Du" của Đỗ Đức Hiểu; "Mấy lời bình luận về văn chương Truyện Kiều"của Nguyễn Tường Tam; “Bình giảng mười đoạn trích trong Truyện Kiều”của Trương
    Xuân Tiếu; “Nghệ thuật tái tạo nhân vật trong Đoạn trường Tân Thanh của

    Nguyễn Du”của Nguyễn Hằng Thanh v.v .

    Gần đây, có một số công trình nghiên cứu về mặt ngôn ngữ sử dụng trong Truyện Kiều như: “Tìm hiểu về từ ngữ Truyện Kiều” của Lê Xuân Lít; "Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ trong Truyện Kiều" (luận văn Thạc sĩ) của Cao Thị Phương Lan; "Tìm hiểu hư từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du" (luận văn Thạc sĩ) của Nguyễn Thị Ninh Ngọc; “Tìm hiểu lập luận miêu tả trong Truyện Kiều” (luận văn thạc sĩ) của Lưu Thị Thanh Mai; “Cách sử dụng trực tiếp và gián tiếp các kiểu câu trong Truyện Kiều” (luận văn thạc sĩ) của Quách Thị Bình Thọ; “Tìm hiểu các phương tiện ngôn ngữ thể hiện hành động cầu khiến trong Truyện Kiều” (luận văn thạc sĩ) của Đặng Thị Thu Hương; “Câu hỏi trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và việc sử dụng câu hỏi để biểu thị hành động nói”(luận văn thạc sĩ) của Trịnh Minh Thành; "Đặc trưng thẩm mĩ của các ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều" của Võ Minh Hải và Nguyễn Quang Linh v.v .
    Với các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (trong đó có câu cảm thán) cũng đã có rất nhiều tác giả tập trung nghiên cứu ở những công trình lớn, vừa và nhỏ như: “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến; “Ngữ pháp tiếng Việt - Câu” của Hoàng Trọng Phiến; “Ngữ pháp tiếng Việt” - tập 2 của Diệp Quang Ban; “Tiếng Việt” - tập 2 của Đinh Trọng Lạc và Bùi Minh Toán; “Câu trong tiếng Việt” của Cao Xuân Hạo; “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” của Nguyễn

    Như ý (chủ biên); "Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại" của Đinh Văn Đức; "Giáo trình ngôn ngữ học" và “Dẫn luận ngôn ngữ học” của Nguyện Thiện Giáp (chủ biên); “Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại” của Phạm Hùng Việt; “Câu tiếng Việt” của Nguyễn Thị Lương; “Hành động ngôn ngữ biểu lộ trong kiểu câu cảm thán của tiếng Việt hiện đại”của Hồ Xuân Lộ; Luận án tiến sĩ “Câu
    cảm thán trong tiếng Việt” và bài viết “Một số hình thức hỏi biểu thị cảm thán trong tiếng Việt” của Nguyễn Thị Hồng Ngọc; “Hành vi cảm thán và sự kiện lời nói cảm thán trong tiếng Việt” - luận án Tiến sĩ của Hà Thị Hải Yến; “Câu cảm thán dưới góc nhìn dụng học” của Đặng Thị Hảo Tâm v.v .
    Ngoài các công trình trên, nghiên cứu về ngữ dụng học phải kể đến các tác giả: George Yule với cuốn "Dụng học - Một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ"; Đỗ Hữu Châu với cuốn “Đại cương ngôn ngữ học" tập 2; Nguyễn Đức Dân với cuốn “Ngữ dụng học” tập 1; Mai Ngọc Chừ chủ biên cuốn “ Nhập môn ngôn ngữ học”; Nguyễn Thiện Giáp với cuốn “Dụng học Việt ngữ”; Trần Ngọc Thêm với cuốn “Ngữ dụng học và văn hóa – ngôn ngữ học”.v.v Trong đó, hai tác giả Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân đã nghiên cứu sâu về hành vi ngôn ngữ.

    Các công trình vừa nêu trên đã đi vào nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ngữ dụng học, hành vi ngôn ngữ, về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, cũng như các tác phẩm nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về hành vi cảm thán và câu cảm thán trong Truyện Kiều.



    Phạm Kim Thoa



    môc lôc

    MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài Trang


    3
    2. Lịch sử vấn đề 4
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
    5. Phương pháp nghiên cứu 7
    6. Bố cục của luận văn 7
    NỘI DUNG

    CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT



    8
    1.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ 8
    1.2. Hành vi cảm thán 20
    1.3. Hành vi cảm thán và câu cảm thán 24
    Tiểu kết 26

    CHưƠNG 2: PHưƠNG TIỆN THỂ HIỆN HÀNH VI CẢM THÁN

    VÀ CÁC LOẠI HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TRUYỆN KIỀU 27


    2.1. Phương tiện thể hiện hành vi cảm thán trong Truyện Kiều 27

    2.2. Các loại hành vi cảm thán trong Truyện Kiều 60

    Tiểu kết 77

    CHưƠNG 3: VAI TRề CỦA HÀNH VI CẢM THÁN TRONG
    TRUYỆN KIỀU 78

    3.1. Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng các nhân vật

    trong Truyện Kiều 78

    3.2. Hành vi cảm thán với vai trò thể hiện thái độ của tác giả 104
    Tiểu kết 110
    KẾT LUẬN 112
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...