Chuyên Đề Hành trình yêu nước của Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Hành trình yêu nước của Hồ Chí Minh

    “Chủ nghĩa yêu nước nhen nhóm trong Nguyễn Tất Thành từ giai đoạn tuổi thơ ở Huế. Và khi cùng cha quay trở lại Kinh thành hơn 10 năm sau, 6/1906, lòng yêu nước ấy mới thật sự bùng lên”- Sử gia William Duike viết về Hồ Chí Minh.

    LTS: "Một người yêu nước mà đã từ lâu đeo đuổi lý tưởng phụng sự đất nước", chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự nhận mình như thế. Cho dù đã được thế giới công nhận là lãnh tụ cộng sản kiệt xuất có tầm ảnh hưởng to lớn trong thế kỷ 20, bác Hồ vẫn luôn chỉ giản dị nhận mình như một người yêu nước.

    Sử gia William Duiker tác giả cuốn sách nổi tiếng về cuộc đời Hồ Chí Minh từng nhận xét: "Trái với các nhân vật cách mạng kiệt xuất khác, Hồ Chí Minh rất ít quan tâm đến ý thức hệ hay tham gia tranh luận trên báo chí mà chủ yếu ông tập trung suy nghĩ và hành động của chính mình vào những vấn đề thực tiễn như làm thế nào giải phóng đất nước ông và các xã hội thuộc địa khác thoát khỏi chủ nghĩa đế quốc phương Tây."

    Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của bác Hồ cũng chính là hành trình lần theo những khát vọng và bước đi yêu nước của Người. Nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Bác, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu hành trình ấy.

    Lòng yêu nước của Hồ Chí Minh khởi nguồn từ truyền thống gia đình. Nguời cha, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã đỗ tới phó Bảng nhưng ban đầu đã từ chối ra làm quan cho triều đình bù nhìn. Ông quyết định ở lại làng Kim Liên mở lớp dạy học.

    Cậu bé Nguyễn Tất Thành vừa học trong lớp với cha và một số thày giáo khác, vừa tham gia các hoạt động bên ngoài. Nhà của cậu bé nằm cạnh một lò rèn và người thợ rèn tên Diễn có tài kể chuyện đặc biệt, cậu bé Thành thường cùng chúng bạn tụ tập ở nhà người thợ rèn để nghe nhiều câu chuyện về các hoạt động yêu nước đánh đuổi giặc Pháp của nhóm Cần Vương. Sử gia Duiker kể:

    "Cùng với những thanh niên khác, Thành được nghe những chiến công hiển hách như Lê Lợi và Mai Thúc Loan, những tấm gương đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược. Thành xúc động lắng nghe câu chuyện ông Vương Thúc Mậu tự vẫn và chuyện nhà lãnh đạo phong trào Cần Vương Phan Đình Phùng đã chết bởi bệnh lỵ vào năm 1895 do thiếu thốn lương thảo và thuốc men khi phải đưa quân lùi sâu vào rừng núi dọc theo biên giới Lào. Thành cũng rất xúc động khi được biết một số người trong gia đình bên họ nội của cha mình đã hết lòng cho sự nghiệp cứu nước."

    Khi ấy, cậu bé Nguyễn Tất Thành mới có 11 tuổi. Ở cái tuổi đa số trẻ em còn ham đánh bi đánh đáo ấy, Nguyễn Tất Thành đã có những ham thích lớn lao hơn hẳn: tìm hiểu về lịch sử nước nhà.

    "Thành rất khó chịu khi phát hiện ra rằng hầu hết những cuốn sách cổ điển đang được sử dụng ở làng đều kể về lịch sử Trung hoa thay vì lịch sử Việt Nam và vì vậy, ông đã quyết định đi bộ đến thành phố Vinh để mua những cuốn sách nói về lịch sử đất nước mình. Khi thấy rằng những cuốn sách đó quá đắt tiền, Thành đã cố ghi nhớ những nội dung chính để có thể kể lại cho bạn bè khi về làng."

    Những biểu hiện của lòng yêu nước nồng nàn của cậu bé Thành thậm chí còn sớm hơn thời điểm năm 1901. Từ năm 1895, khi theo cha mẹ vào Huế để ông Nguyễn Sinh Sắc ôn thi Hội, cậu bé 5 tuổi Nguyễn Sinh Cung (tên khi ấy của bác Hồ) đã có những cảm nhận đầu tiên về đất nước dưới sự cai trị của thực dân Pháp. Với những quan sát của một đứa trẻ, cậu "tò mò không hiểu tại sao ngay cả những quan lại danh tiếng của Việt Nam cũng đều phải xun xoe quỵ lụy tất cả những người châu Âu." Từ ấy, cậu bé: "trở nên không thích người nước ngoài khi nghe thấy có nhiều người Pháp đối xử tồi tệ với những người lao động làm thuê ."

    Chủ nghĩa yêu nước nhen nhóm trong Nguyễn Tất Thành từ giai đoạn tuổi thơ ở Huế. Và khi cùng cha quay trở lại Kinh thành hơn 10 năm sau, 6/1906, lòng yêu nước ấy mới thật sự bùng lên. Mùa thu năm 1907, Nguyễn Tất Thành thi đỗ vào trường Quốc học, cấp học cao nhất thời bấy giờ trong hệ thống trường Pháp Việt. Những mô tả về cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành thời ấy rất ngộ nghĩnh: "Với đôi guốc mộc, quần áo bà ba nâu và mái tóc dài, rõ ràng Thành là hình ảnh của một người nông dân trong con mắt các bạn học sành điệu hơn - nhiều người trong số họ mặc áo dài the, quần trắng theo lối truyền thống hoặc mặc âu phục có bày bán tại
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...